Tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 42 - 44)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a) Cơ cấu sử dụng đất;

Vấn đề lập quy hoạch, sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong q trình quản lý, sử dụng đất không chỉ ở một thời gian nhất định mà là một hoạt động mang tính chiến lược quan trọng, luôn được quan tâm. Công tác quy hoạch, sử dụng đất nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cừ.

Về cơ cấu sử dụng đất:

- Đất nơng nghiệp: Tính đến hết năm 2020 có 6536,75 ha, chiếm 69,07% tổng điện tích tự nhiên, đất nơng nghiệp phân theo đối tượng sử dụng như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC): 5746,57 ha + Tổ chức kinh tế (TKT): 31,72 ha

+ Cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN): 757,09 ha + Cộng đồng dân cư và Cơ sở tôn giáo: 1,37 ha

- Đất phi nơng nghiệp: Tính đến hết năm 2020 diện tích đất phi nơng nghiệp có 2921,76 ha, chiếm 30,87 % tổng diện tích tự nhiên, đất phi nơng nghiệp phân theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC): 913,90 ha + Tổ chức kinh tế (TKT): 53,24 ha

+ Cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN): 157,21 ha + Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN): 49,48 ha

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngồi (TVN): 4,92 ha + Cộng đồng dân cư và Cơ sở tôn giáo (CDS): 29,17 ha + UBND cấp xã (UBQ): 1247,63 ha

+ Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ): 466,20 ha.

+ Đất chưa sử dụng: Đến hết 2020 tồn huyện cịn 5,41 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên.

b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:

Nhìn chung việc sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đạt được những thành quả nhất định. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện như sau:

Đối với đất nông nghiệp: Hiện trạng diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 6536,75 ha. Thực hiện giao đất sản xuất nơng nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đã làm cho người dân chủ động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; củng cố và phát triển mở rộng nhiều vườn cây ăn quả, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Đất phi nơng nghiệp: Diện tích đất phi nơng nghiệp của huyện là 2921,76 ha, chiếm 30,87% tổng diện tích tự nhiên là đất phát triển cơng nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Điều đó chứng tỏ việc chuyển mục đích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn mới, tiếp tục quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang quỹ đất nông nghiệp đang sử dụng kém hiệu quả phục vụ cho các tiêu chuẩn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng văn minh, hiện đại như đất dành cho hệ thống giao thông, thuỷ lợi, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao... nhằm tạo động lực mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho huyện Phù Cừ giai đoạn 2021-2030 và định hướng những năm tiếp theo.

Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng cịn lại của huyện là 5,40 ha, trong thời kỳ quy hoạch sẽ cần có biện pháp hữu hiệu nhằm đưa quỹ đất này vào sử dụng cho các mục đích phù hợp.

c) Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, đòn bẩy kinh tế... trong sử dụng đất. Mọi đối tượng sử dụng đất, chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư đất đai theo năng lực của mình. Các hình thức khuyến khích cụ thể gồm:

+ Đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình dự án và thơng qua hệ thống các ngân hàng và quỹ tín dụng.

+ Đầu tư ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, con giống, cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật với hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, giống cây trồng, thú y tại các xã, thị trấn.

+ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử dụng đất.

+ Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác được xác định là khâu đột phá, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp.

UBND huyện Phù Cừ QHSDĐ đến năm 2030 và kế hoạch SDĐ năm đầu của QHSDĐ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)