Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 66 - 68)

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội

2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm tới cần tập trung cao độ để giải quyết những khó khăn trước mắt nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế chung hàng năm từ 11%- 12%/năm. Trong đó:

Nơng nghiệp phát triển theo hướng tồn diện, hiệu quả và bền vững…

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển…

Dịch vụ thương mại: nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ…

Để từ đó chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. nơng nghiệp nơng thơn. Tiến tới phát triển nền kinh tế của huyện phát triển khá vào năm 2030 và đạt cơ cấu kinh tế chung là:

- Nông nghiệp 21%.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 40%. - Thương mại dịch vụ 39%.

2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 2.1.2.1: Khu vực kinh tế nông nghiệp: 2.1.2.1: Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao, bền vững, thân thiện với mơi trường, trong đó quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để tích tụ ruộng đất, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm, cây hoa, cây cảnh… theo quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng trồng cây vải lai chín sớm, vải trứng, vùng chuyên canh cây rau màu, các mơ hình sản xuất nơng nghiệp an tồn… theo tiêu chuẩn VietGap; định hướng và phát triển chăn nuôi vào khu tập trung xa khu dân cư, theo hướng phát triển số lượng tổng đàn trâu, bò thịt, lợn hướng nạc, cá thương phẩm (trắm đen, chép lai V1, trạch sơng…). duy trì và tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Tăng cường tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các giống cây trồng, vật ni mới, có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện gắn với phát triển công nghệ sản xuất sạch, an tồn và nâng cao trình độ, năng lực quản lý, thị trường cho chủ các trang trại, gia trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác. Chủ động liên kết, mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mơ lớn gắn với cơ giới hóa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch và bảo vệ môi trường. Tiếp tục tham mưu cơ chế hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Quan tâm, củng cố hoạt động của các HTXDV nông nghiệp, thành lập HTX nông nghiệp kiểu mới, tổ hợp tác; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu, có thế mạnh của huyện. Chủ động làm tốt công tác dự tính, dự báo và phịng, chống sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi; kiểm tra, xây dựng và thực hiện các phương án phòng, chống lụt bão, úng, đảm bảo an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

2.1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, phát triển mở rộng sản xuất; đẩy nhanh xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt; thu hút đầu tư vào địa bàn, trong đó khơng tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp nặng; chuyển các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… hoạt động trong khu dân cư ra cụm công nghiệp. Coi trọng công tác đào tạo nghề mới, nâng cao trình độ sản xuất nghề hiện có cho người lao động.

Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức, cá nhân, kết hợp với nguồn lực của địa phương tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là GTNT và các thiết chế văn hóa. Coi trọng chất lượng việc lập dự án đầu tư, thẩm định dự toán- thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng và tiến độ cơng trình. Chủ động phối hợp thực hiện các dự án lớn của tỉnh đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2021- 2030.

2.1.2.3: Ngành dịch vụ thương mại

Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, giao lưu thương mại; rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi, mơi trường kinh doanh thơng thống để thu hút phát triển các loại hình kinh tế; khuyến khích tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mới vào địa bàn.

Ưu tiên các dự án đầu tư tại khu di tích danh thắng đền Phượng Hoàng, đền Tống Trân, đền La Tiến để hình thành tuyến du lịch liên hồn.

Cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ đạt khoảng 39% vào năm 2025 trong tổng giá trị sản xuất toàn bộ ngành kinh tế của huyện.

UBND huyện Phù Cừ QHSDĐ đến năm 2030 và kế hoạch SDĐ năm đầu của QHSDĐ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)