Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại đơn vị hành chính cấp xã (thử nghiệm tại xã tam kỳ, huyện kim thành, tỉnh hải dương) (Trang 56 - 61)

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Thành

2.2.4 Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu

Kim Thành là một huyện đồng bằng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế. Đất đai của huyện được khai thác sử dụng ngày càng triệt để và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện còn một số tồn tại như sau:

- Một số vi phạm trong trong quản lý, sử dụng đất vẫn xảy ra như xây dựng trái phép, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật,…

- Việc cấp GCNQSDĐ đối với đất ở còn rất chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. - Tiến độ thực hiện công tác giao đất đấu giá quyền sử dụng đất còn chậm. - Một số địa phương, cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ mơi trường, cịn một số điểm gây ô nhiễm về môi trường như: các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trong khu dân cư,…

2.2.5 Thực trạng công tác đăng ký đất đai và tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại cấp xã

Các hồ sơ đăng ký biến động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất đã thực hiện đúng quy định (thời gian thực hiện đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được ký kết). Tuy nhiên, việc thực hiện đăng ký đất đai là bắt buộc cịn hạn chế.

CSDL địa chính là thành phần quan trọng trong quản lý đất đai, tuy nhiên hiện nay ở Kim Thành vẫn chưa xây dựng được CSDL địa chính một cách hoàn thiện. Mặc dù, ở Kim Thành, dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” được triển khai với mục đích phục vụ cho cơng tác quản lý Nhà nước về ngành và các ngành kinh tế - xã hội, thu thuế đối với người sở hữu, sử dụng đất đai, đặc biệt là cơ sở để bảo vệ quỹ đất công của Nhà nước, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng đất; tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai thông qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện trên địa bàn huyện mà việc cấp thiết nhất được đặt ra là hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cho chủ sử dụng và đo đạc lập bản đồ địa chính. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án cịn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, CSDL địa chính huyện Kim Thành hiện nay vẫn chưa hoàn thiện và gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng. Đến thời điểm hiện tại (tháng 12/2017) dự án cơ bản đã hồn thành nhưng có thể đánh giá chưa đạt yêu cầu 100% và mới bàn giao cho huyện, chưa tích hợp được vào cấp tỉnh.

Qua tìm hiểu và thu thập tài liệu, đề tài đã xác định được những khó khăn khi xây dựng CSDL địa chính ở huyện Kim Thành.

* Những khó khăn riêng đối với huyện Kim Thành:

+ Bản đồ địa chính chính quy dạng số đã được đo đạc và thành lập, tuy nhiên đất nông nghiệp hiện nay đang thực hiện dồn điền đổi thửa nhưng chưa hoàn thiện, dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động cịn khó khăn.

+ Hồ sơ địa chính phân tán nhiều nơi, khó khăn cho việc thu thập tài liệu thực hiện xây dựng CSDL.

Để xây dựng được CSDL địa chính, dữ liệu đầu vào cần có bản đồ địa chính dạng số (dữ liệu khơng gian) và bộ sổ hồ sơ địa chính đầy đủ, chính xác và được cập nhật thường xuyên (dữ liệu thuộc tính). Trong khi các sổ sách địa chính của huyện cũng ở trong tình trạng lạc hậu, phần lớn sổ địa chính lưu tại cấp xã và cấp huyện. Mỗi xã được phát 1 quyển sổ địa chính theo Thơng tư 29/2004/TT – BTNMT nhưng việc lập và cập nhật biến động sử dụng đất hầu như chưa được thực hiện. Sổ mục kê ruộng đất tồn huyện có 43 quyển, đến nay chỉ được bổ sung thêm địa giới hành chính dựa vào bản đồ nền, được lưu tại cấp xã cũng trong tình trạng số liệu đã cũ, không thể hiện đúng thông tin hiện trạng của các thửa đất. Các sổ theo dõi biến động sử dụng đất được lập tại 21 xã, thị trấn nhưng cũng ít được cập nhật.

+ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và các cán bộ địa chính xã có trình độ khơng đồng đều nên cơng tác quản lý cịn nhiều hạn chế. Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phịng Tài ngun Mơi trường huyện có 12 máy vi tính phục vụ cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính.

+ Thiếu nguồn đầu tư kinh phí hỗ trợ trong quá trình xây dựng.

So với mặt bằng chung với các huyện khác thì ở đây ít được đầu tư kinh phí trong q trình triển khai xây dựng sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động,… cho nên hầu hết các sổ sách quản lý đất đai hiện nay đều cũ và lạc hậu, công tác cấp GCN diễn ra chậm và biến động hầu như không được cập nhật trong khi các giao dịch diễn ra rất mạnh đặc biệt trong các vùng có điều kiện kinh tế phát triển.

* Những khó khăn chung đối với các quận, huyện trong cả nước:

+ Hệ thống các quy định của quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta chưa đạt được một sự ổn định tương đối.

Ở nước ta cứ khoảng 5 đến 10 năm là Luật đất đai lại phải thay đổi hoặc sửa đổi một lần, các Luật này ngay từ khi mới ra đời đã có những vấn đề chưa rõ ràng và để thực thi chúng đòi hỏi phải tiếp tục ra nhiều văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật và các thông tư hướng dẫn thì thay đổi với tốc độ chóng mặt và khơng lường hết trước được những tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Ví dụ như chỉ trong vịng 15 năm, từ năm 1995 đến năm 2009, mẫu (và nội dung) các sổ sách hồ sơ địa chính đã thay đổi 5 lần theo quyết định 499 QĐ/ĐC ngày 27/7/1995, thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính, thơng tư 29/2004/TT-BTNMT, thơng tư 09/2007/TT-BTNMT và thơng tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài ngun và Mơi trường. Sự thay đổi nhanh chóng này dẫn đến nội dung thông tin trong hồ sơ cũ và hồ sơ mới không tương ứng, thiếu đồng bộ thông tin. Việc chuyển các hệ thống sổ sách cũ sang hệ thống sổ sách mới tốn rất nhiều thời gian, kinh phí và cơng sức mà vẫn khơng thể đảm bảo độ tin cậy 100% do các sai sót trong q trình chuyển đổi. Mặt khác, mỗi khi có quy định mới về hệ thống hồ sơ địa chính thì các phần mềm quản lý hồ sơ cũng bắt buộc phải thay đổi theo. Sự thay đổi này không hề đơn giản mà là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thực tế này đã tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến tình trạng các phần mềm xây dựng CSDL địa chính phải liên tục được nâng cấp, chỉnh sửa mà vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó, hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thông tin là rất thấp.

+ Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta.

Mặc dù, thông tư 09/2007/TT-BTNMT cũng đã đề cập đến chức năng của một CSDL địa chính dạng số, song cho đến thời điểm này ở Việt Nam vẫn chưa có một văn bản luật chính thức nào cơng nhận tính pháp lý cũng như cơ chế hoạt động của các văn bản điện tử, các chữ ký điện tử cũng mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hệ quả là CSDL địa chính được thành lập thì cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hệ thống hồ sơ dạng giấy mà khơng thay thế hồn tồn được. Như vậy, ở thời điểm hiện nay CSDL có được xây dựng và hoạt động tốt thì vẫn cứ phải duy trì 2 hệ thống: hệ thống trên giấy và hệ thống trên máy tính. Do đó, khối lượng cơng

việc không được giảm đi nhiều và người sử dụng sẽ mất dần niềm tin vào các CSDL địa chính. [10]

+ Thủ tục hành chính phức tạp và người sử dụng đất khơng tích cực tham gia vào quá trình đăng ký.

Một trong những mục đích của hệ thống đăng ký là đảm bảo quyền của chủ sử dụng đất. Song thực tế hiện nay người sử đụng đất khơng có xu hướng tích cực tham gia vào q trình đăng ký do họ khơng thấy hết được lợi ích của việc đăng ký mang lại mà chỉ thấy trở ngại trong việc nộp thuế, lệ phí và làm các thủ tục giấy tờ dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng CSDL địa chính do quá trình đăng ký ban đầu phải kéo dài, các biến động đất đai không được cập nhật.

+ Hầu hết các tỉnh đều khơng cân đối hoặc bố trí đủ kinh phí.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh bố trí tối thiếu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận. Song thực tế, trong ba năm qua, chỉ được tỉnh đầu tư khoảng 4% so với tiền sử dụng đất.

+ Thông tin đất đai phân tán tại nhiều nơi.

Thông tin về đất đai và liên quan đến đất đai do nhiều cơ quan quản lý như ngành Địa chính, Thuế, Xây dựng,…Mỗi cơ quan quản lý chúng theo nhu cầu của mình mà người sử dụng khi có nhu cầu khơng thể nhận được tồn bộ thơng tin mà mình mong muốn. Trong khi, thơng tin đất đai có đặc điểm là biến đổi nhiều, nên nếu chúng phân tán ở nhiều nơi thì sẽ dễ dàng xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy, cần quản lý tập trung các thơng tin về đất đai và có liên quan đến đất đai.

+ Sự trùng lặp thông tin trong hệ thống.

Các thông tin hiện thời được lưu trữ trong 4 loại sổ sách: sổ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký biến động và sổ cấp GCN. Để tiện theo dõi nên các thông tin đã được cố gắng đưa vào càng nhiều trong một cuốn sổ, chẳng hạn như thơng tin về diện tích thửa đất có trong cả 4 sổ nói trên. Do đó, khi xây dựng CSDL địa chính và

cập nhật thơng tin thì phải rà sốt kiểm tra cả ở 4 cuốn sổ sẽ làm giảm hiệu suất làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại đơn vị hành chính cấp xã (thử nghiệm tại xã tam kỳ, huyện kim thành, tỉnh hải dương) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)