Mơ tả quy trình:
Bước 1: Thu nhận, chuẩn hố
Các thơng tin ban đầu là bộ hồ sơ, phiếu điều tra thông tin thửa đất kiểm tra so sánh với bản đồ địa chính. Các dữ liệu định dạng có cấu trúc được xây dựng trong các khuôn dạng bảng như excel, csv, txt...
Từ nguồn dữ liệu số có cấu
trúc
Từ nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính chưa theo chuẩn
TƯ LIỆU KHÁC
CSDL Địa chính
Thu nhận, chuẩn hoá Bộ hồ sơ theo phường, xã - Sổ Địa chính.
- Sổ Mục kê đất đai.
- Sổ Cấp GCN quyền sử dụng đất. - Sổ Theo dõi biến động đất đai. - Bản lưu giấy CNQSDĐ
- Các tài liệu khác có liên quan
Thu nhận bổ sung thơng tin cịn thiếu
Kiểm tra
Dữ liệu thuộc tính địa chính
Thu nhận thơng tin theo nội dung theo chuẩn dữ liệu địa chính, gồm các nhóm: Nhóm dữ liệu về người; Nhóm dữ liệu về thửa đất; Nhóm dữ liệu về tài sản; Nhóm dữ liệu về quyền
Bước 2: Thu nhận bổ sung thơng tin cịn thiếu
1) Đối với các xã, phường đã lập hồ sơ địa chính theo Thơng tư số 1990/2001/TT- TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính.
- Nhóm dữ liệu về người:
+ Cá nhân: Bổ sung thông tin về đồng sử dụng;
+ Tổ chức: Bổ sung Số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức; Ngày ra quyết định thành lập hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức.
- Nhóm dữ liệu về thửa đất: Bổ sung Giá đất; Cơ sở định giá đất; Tài liệu đo
đạc được sử dụng; Mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai; Mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; Mục đích sử dụng đất chi tiết.
- Nhóm dữ liệu về tài sản
+ Nhà: bổ sung Số thứ tự đối tượng nhà; Cấp nhà; Năm hoàn thành xây dựng nhà; Tổng số căn hộ.
+ Căn hộ: Bổ sung thông tin Số hiệu căn hộ; Số hiệu tầng có căn hộ
+ Đối tượng cơng trình xây dựng: Số thứ tự đối tượng cơng trình xây dựng; tên cơng trình; Tên hạng mục cơng trình; xây dựng; Diện tích xây dựng; Diện tích sàn; Kết cấu hạng mục cơng trình; Tổng số tầng.
+ Đối tượng rừng: Số thứ tự đối tượng rừng; Diện tích chiếm đất của rừng cây; Nguồn gốc hình thành rừng.
+ Đối tượng vườn cây lâu năm: Số thứ tự đối tượng vườn cây; Loại cây trồng; Diện tích chiếm đất của vườn cây.
- Nhóm dữ liệu về quyền:
+ Bổ sung tình trạng sở hữu tài sản gắn liền với đất; Diện tích riêng; Diện tích chung; Thời hạn sở hữu tài sản gắn liền với đất;
+ Nguồn gốc sử dụng đất được thu nhận cho các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
+ Nghĩa vụ tài chính; Hạn chế về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Nghĩa vụ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
2) Đối với các xã, phường đã lập hồ sơ địa chính theo Thơng tư 09/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường.
- Nhóm dữ liệu về người: đầy đủ
- Nhóm dữ liệu về thửa đất: Bổ sung Tài liệu đo đạc được sử dụng - Nhóm dữ liệu về tài sản
+ Nhà: bổ sung Số thứ tự đối tượng nhà; Cấp nhà; Diện tích sàn; Tổng số tầng nhà; Năm hoàn thành xây dựng nhà; Địa chỉ nhà.
+ Căn hộ: bổ sung Số thứ tự đối tượng căn hộ.
+ Cơng trình xây dựng: bổ sung Số thứ tự đối tượng cơng trình xây dựng; Diện tích sàn của hạng mục cơng trình xây dựng; Kết cấu hạng mục cơng trình; Tổng số tầng của hạng mục cơng trình; Phân cấp hạng mục cơng trình.
+ Rừng: bổ sung Số thứ tự đối tượng rừng; Loại rừng; Mục đích sử dụng rừng; Nguồn gốc hình thành rừng.
+ Vườn cây lâu năm: bổ sung Số thứ tự đối tượng vườn cây; Loại cây trồng.
- Nhóm dữ liệu về quyền
+ Quyền sở hữu tài sản bổ sung Hình thức sở hữu tài sản gắn liền với đất; Diện tích riêng; Diện tích chung; Thời hạn sở hữu tài sản gắn liền với đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bổ sung Mã vạch Giấy chứng nhận. + Nghĩa vụ và hạn chế sở hữu tài sản gắn liền với đất thiếu thông tin trong hồ sơ địa chính.
Bước 3: Kiểm tra dữ liệu thuộc tính địa chính
- Kiểm tra mức độ đầy đủ của dữ liệu thuộc tính địa chính - Kiểm tra mức độ chính xác của thuộc tính địa chính
Đối sốt với sổ Địa chính, sổ Mục kê đất, bản lưu GCNQSDĐ các thông tin đã nhập với tài liệu gốc.
Liên kết dữ liệu khơng gian và thuộc tính địa chính để tạo CSDL địa chính
Liên kết dữ liệu không gian thửa đất với dữ liệu thuộc tính địa chính, sử dụng phần mềm cơng cụ hỗ trợ xây dựng dữ liệu địa chính để liên kết thơng qua mã thửa đất. Bảo đảm trong quá trình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính có thể tìm được thơng tin về thửa đất khi biết thơng tin về người sử dụng đất, tìm được thơng tin về người sử dụng đất khi biết thơng tin về thửa đất; tìm được thơng tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm được vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thơng tin về thửa đất, người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất. Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất
Sơ đồ quy trình liên kết dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính:
Hình 3.3: Liên kết dữ liệu khơng gian và dư liệu thuộc tính tạo thành cơ sở dữ liệu địa chính theo chuẩn
Mơ tả quy trình:
Tạo liên kết giữa dữ liệu khơng gian địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính để được cơ sở dữ liệu địa chính hồn chỉnh, căn cứ để tạo liên kết là mã đơn vị hành chính, số tờ, số thửa, tỉ lệ bản đồ.
Bước 1: Kiểm tra dữ liệu thuộc tính đã được chuyển đổi vào trong cơ sở dữ liệu Bước 2: Kiểm tra dữ liệu không gian đã được chuyển đổi vào trong cơ sở dữ liệu Bước 3: Kiểm tra các thuộc tính liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu khơng gian là mã đơn vị hành chính, số tờ, tỉ lệ, số thửa.
Bước 4: Thực hiện xây dựng liên kết Bước 5: Xử lý lọc bỏ dữ liệu thừa
3.3 Các bước thực hiện và kết quả ứng dụng thực nghiệm ViLis vào việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu (thực nghiệm tại xã Tam Kỳ)
Năm 2008 xã Tam Kỳ được đo bản đồ địa chính gồm 31 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định đạng .dgn trong đó 14 tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000; 17 tờ bản đồ tỷ
lệ 1/1000. Đây là bản đồ được dùng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2008 cho đến nay. Tuy nhiên đối với đất nông nghiệp, tuy đã được đo vẽ lại năm 2008 nhưng đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, hiện tại phần đất nông nghiệp của xã đang được thực hiện dồn điền đổi thửa, dự kiến đến tháng 5/2018 sẽ hoàn thành.
Mặc dù xã Tam Kỳ đã có bản đồ địa chính dạng số nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ, tuy giấy chứng nhận đã được cấp mới sau thời điểm đo đạc nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chưa được cấp lại. Những giấy chưa được cấp lại cịn nhiều sai sót và ranh giới thửa đất, diện tích và thơng tin giấy chứng nhận. Sổ cấp giấy chứng nhận qua nhiều năm không được bảo quản tốt nên hiện nay chỉnh lý không đầy đủ các thông tin.
3.3.1 Thu thập tài liệu
* Thu thập dữ liệu, tài liệu
- Bản đồ địa chính chính quy: 31 tờ bản đồ địa chính dạng số ở định đạng .dgn trong đó 14 tờ bản đồ tỷ lệ 1/2000; 17 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000)
- Bản lưu GCN; sổ địa chính: 2 quyển; sổ cấp giấy chứng nhận: 1 quyển.
* Phân tích, đánh giá phân loại tài liệu
- Xác định nguồn tư liệu bản đồ địa chính sử dụng để xây dựng dữ liệu: Sử dụng bộ bản đồ địa chính chính quy mới nhất hiện đang quản lý tại địa phương.
- Đối với tư liệu hồ sơ địa chính: Sử dụng tư liệu được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên và có giá trị pháp lý mới nhất;
- Đánh giá, xác định tài liệu sử dụng để xây dựng CSDL; - Rà soát, xác định mức độ đầy đủ thông tin của từng tài liệu;
- Tổng hợp, đánh giá đưa ra những loại tài liệu sử dụng để thu nhận thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và các thơng tin cần điều tra, thu thập bổ sung ở các bước tiếp theo của quy trình.
3.3.2 Phân loại và hồn thiện hồ sơ địa chính hiện có
Xây dựng cơng cụ đối sốt, phân loại thửa đất trên cơ sở đối chiếu giữa thửa đất trên bản đồ địa chính chính quy so với thửa đất tương ứng trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính hiện có. Dựa vào mức độ đồng nhất về hình học và tình trạng cấp GCN để đưa ra danh sách phân loại thửa đất như sau:
- Thửa đất loại a: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng thông tin về mục đích sử dụng của thửa đất được ghi nhận trong GCN khác với trên bản đồ địa chính
- Thửa đất loại b: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đồng nhất về hình học với bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL nhưng đã biến động thơng tin thuộc tính
- Thửa đất loại c: Các thửa đất đã được cấp GCN có hình thửa đã bị biến động tách, hợp thửa nhưng chưa cập nhật lên bản đồ địa chính dùng để xây dựng CSDL
Trường hợp thửa đất đã được cấp GCN trên nền bản đồ cũ sẽ được xác định thông qua việc chồng xếp với bản đồ địa chính chính quy để nhập vào cơ sở dữ liệu phục vụ việc thực hiện cấp đổi GCN khi có nhu cầu hoặc khi có biến động;
- Thửa đất loại d: Các thửa đất chưa được cấp GCN
* Hoàn thiện hồ sơ địa chính
- Điều tra bổ sung và cập nhật thơng tin vào hồ sơ địa chính, phục vụ chuẩn hóa về loại đất và các thơng tin khác có liên quan đến thửa đất, các đối tượng chiếm đất khác;
- Cập nhật, chỉnh lý thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính theo kết quả phân loại và tình trạng biến động của hồ sơ đăng ký cấp GCN.
a) Đối với thửa đất loại a: Cập nhật lại thơng tin về loại mục đích sử dụng đất trên bản đồ theo thông tin trong GCN.
b) Đối với thửa đất loại b: Cập nhật thơng tin thuộc tính cho đối tượng thửa đất theo thơng tin đã được ghi nhận trong sổ địa chính, bản lưu GCN hoặc hồ sơ đăng ký biến động đang có giá trị pháp lý.
c) Đối với thửa đất loại c
- Lưu lại thông tin thửa đất để phục vụ xây dựng phiên bản dữ liệu không gian thửa đất trước chỉnh lý
- Thực hiện chỉnh lý hình học các biến động thửa đất, các đối tượng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) trên bản đồ theo thơng tin đã được ghi nhận trong sổ địa chính, bản lưu Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ đăng ký biến động đang có giá trị pháp lý
- Cập nhật thơng tin thuộc tính cho đối tượng thửa đất vừa được chỉnh lý (số thứ tự thửa, loại đất,…) theo đúng hiện trạng pháp lý trong hồ sơ
d) Đối với thửa đất loại d:
Cập nhật thông tin về người sử dụng, người quản lý thửa đất theo hiện trạng cho các thửa đất chưa được cấp GCN từ sổ mục kê đất hoặc từ kết quả điều tra bổ sung.
3.3.3 Chuẩn hóa dữ liệu khơng gian địa chính từ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính của các xã đã thành lập trên địa bàn huyện được lập ở dạng số *.DGN, hệ tọa độ VN-2000; cần kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu theo quy định của Thông tư số 17/2010/TT-TNMT.
Các nhóm lớp của bản đồ địa chính (chưa bao gồm thơng tin quy hoạch) gồm 5 nhóm như sau: Nhóm thơng tin về thửa đất; Nhóm thơng tin về giao thơng; Nhóm thơng tin về thủy hệ; Nhóm thơng tin về biên giới, địa giới; Nhóm thơng tin về điểm khống chế tọa độ và độ cao.
Để tích hợp được bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu cần phải thực hiện các bước sau:
- Chuẩn hóa dữ liệu cho 5 lớp đối tượng nêu trên.
Kiểm tra và chuẩn hố dữ liệu khơng gian địa chính từ bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstaion và Famis. Thực hiện như sau:
- Phân lớp đối tượng nội dung bản đồ địa chính. Đường ranh giới thửa tham gia vào các đối tượng khác, thứ tự ưu tiên về phân lớp từ cao đến thấp như sau: Địa giới hành chính; Thuỷ hệ; Giao thơng; Ranh giới thửa
- Chuẩn hố thuộc tính màu đối tượng theo nguyên tắc: bảng màu chuẩn (Color table: Default), các đối tượng đường giao thông màu 6 – màu gạch, các đối tượng thuỷ hệ màu 130 - xanh lá cây, các đối tượng ranh thửa màu 0 - trắng
- Đóng vùng các đối tượng hình tuyến: Vẽ các đường line đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như kênh mương, đường giao thơng,..
- Tiếp biên bản đồ: Tham chiếu các tờ bản đồ bên cạnh để tiếp biên để xem ở dọc biên có bị trùng hoặc thiếu các đối tượng bản đồ không.
- Kiểm tra lỗi đồ họa bằng MRFCLEAN và MRFFLAG trong FAMIS với tất cả các lớp tham gia tạo thửa đất khép kín như: ranh giới thửa (10), chỉ giới đường (23), mương (32), với tham số tolerance là 0,01.
- Tạo vùng thửa đất, cơng trình, đường, mương: Dùng lệnh Topology trên Famis để tạo vùng, sau đó kiểm tra những vùng khơng đóng kín thơng qua đối chiếu tâm thửa.
- Gán dữ liệu thuộc tính của thửa đất: số hiệu thửa, loại đất, diện tích.
- Ghép dữ liệu bản đồ địa chính bằng cách chuyển dữ liệu sang định dạng Shape file của hãng ESRI. Việc chuyển đổi này sẽ thực hiện ghép nối tất cả các mảnh bản đồ đơn lẻ trong một thư mục (tất cả bản đồ của một đơn vị hành chính xã, phường). Thực hiện chuyển đổi như sau: Vào Xuất bản đồ, chọn VILIS.
File sau khi chuyển đổi sẽ có khn dạng TD*.dbf, TD*.shx, TD*.shp. File bản đồ này có thể mở được trực tiếp trên AcrGis và dữ liệu địa chính vẫn được giữ nguyên.
3.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian địa chính
Khởi động chương trình Gis2ViLis, đăng nhập hệ thống kết nối tới CSDL máy chủ thực hiện Thiết lập CSDL đồ họa. Trong giao diện khởi tạo CSDL không
gian chọn Mã tỉnh: Hải Dương; Mã huyện: Kim Thành; Mã xã: Tam Kỳ; Kinh tuyến trục: Hải Dương.