STT Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ
1 Tổng quỹ đất nông nghiệp Ha 14.116,71 100,00
1.1 Đất giao cho hộ nông dân Ha 11.789,84 76,73 1.2 Đất dự phòng Ha 2.326,87 23,27
2 Số hộ đƣợc giao đất Hộ 53.165,00
3 Số khẩu đƣợc giao đất Khẩu 140.795,00
4 Tổng số thửa Khẩu 770.892,00
5 Một số chỉ tiêu bình quân
5.1 BQ số thửa/hộ Thửa/hộ 15,50 5.2 BQ diện tích /thửa m2/thửa 152,93 5.3 BQ diện tích đất NN/khẩu m2/khẩu 814,20 5.4 BQ diện tích đất NN/hộ m2/hộ 2.217,60
(Nguồn: Phịng Địa chính huyện Chương Mỹ)
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chương Mỹ năm 2016.
Diện tích tự nhiên của huyện Chƣơng Mỹ là 23.294,92 ha, bình qn diện tích tự nhiên trên đầu ngƣời khoảng 870m2/đầu ngƣời.
* Nhóm đất nơng nghiệp: là 13.954,66 ha chiếm 59,9% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó: đất chuyên trồng lúa nƣớc là 9.483,48ha, đất trồng cây hằng năm khác là 1.156,94 ha, đất trồng cây lâu năm là 2.243,32 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 630,19 ha, đất lâm nghiệp là 303,04 ha, đất nông nghiệp khác 114,89 ha.
Đất lúa nước: Diện tích hiện trạng năm 2016 là 9.483,48 ha, chiếm 40,71%
tổng diện tích tự nhiên của huyê ̣n . So với tiềm năng của huyện thì cơ cấu đất trồng lúa chiếm gần một nửa. Trong đó diện tích đất chun trồng lúa nƣớc là 7558,88 ha,
Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 2243,32 ha, chiếm 9,63% tổng diê ̣n tích đất tƣ̣ nhiên của huyê ̣n và chiếm 16,08% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu phân bố chủ yếu ở các xã, thị trấn: Xuân Mai (262,09 ha), Nam Phƣơng Tiến (396,00 ha), Trần Phú (309,22 ha), còn lại là ở các xã với diện tích mỗi xã nhỏ hơn 100 ha.
Đất rừng phòng hộ: Diện tích 138,82 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích tự
nhiên của huyê ̣n . Đây là diện tích đất rừng có ý nghĩa quan trọng đối với huyện, vì vậy cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng phịng hộ này. Đất rừng phòng hộ phân bố chủ yếu ở các xã Nam Phƣơng Tiến (116,07 ha), và Trần Phú (22,75 ha).
Đất rừng đặc dụng: Diện tích 71,49 ha, chiếm 0,31% tổng diện tích tự nhiên
của huyện. Diện tích rừng đặc dụng có thị trấn Xuân Mai.
Đất rừng sản xuất: Diện tích 92,72 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích tự nhiên
của huyện . Diện tích rừng này nằm ở các xã, thị trấn nhƣ: thị trấn Chúc Sơn, xã Thủy Xuân Tiên, xã Tân Tiến, xã Hoàng Văn Thụ. Cần tiếp tục đầu tƣ và khuyến khích nhân dân tiếp tục trồng rừng trên diện tích đất chƣa sử dụng nhằm nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ đất, môi trƣờng và tăng thu nhập cho nhân dân trong huyện.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Đất mặt nƣớc nuôi trồng của huyện có diện tích
603,19 ha chiếm 2,59% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và chiếm 4,32% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích chun ni thả cá nƣớc ngọt này phân bố khắp các xã trong huyện. Nhìn chung hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất này có thu nhập khá cao.
* Nhóm đất phi nơng nghiệp là 8.159,37 ha, trong đó: đất ở là 2.048,68 ha;
đất chuyên dùng 4.633,09 ha; đất tôn giáo tín ngƣỡng 57,22 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 264,42 ha; đất sông suối mặt nƣớc chuyên dùng 1.175,73 ha.
Table 8Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chƣơng Mỹ các năm 2012, 2016.
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016
Tổng diện tích đất tự nhiên 23.240,92 23240,92
I. Đất nông nghiệp 14.032,65 13.954,66
1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.984,62 12.893,74 - Đất trồng cây hàng năm 10.738,06 10.640,42 Đất trồng lúa 9.568,90 9.483,48 Đất trồng cây hàng năm khác 1.169,16 1.156,94 - Đất trồng cây lâu năm 2.246,56 2.243,32
2. Đất lâm nghiệp 303,84 303,04
3. Đất nuôi trồng thủy sản 599,3 603,19 4. Đất nông nghiệp khác 144,89 164,69
II. Đất phi nông nghiệp 8.088,23 8.179,37
- Đất ở 2.047,12 2.048,68
- Đất chuyên dùng 4.563,69 4.633,09 - Đất phi nông nghiệp khác 1.477,42 1.497,6
III. Đất chưa sử dụng 1.120,04 1.106,89
Figure 1Hình 2. 3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ năm 2016.
Qua phân tích số liệu điều tra về tình hình sử dụng đất đai của huyện cho thấy, quy luật biến động là đất nơng nghiệp và đất chƣa sử dụng có xu hƣớng giảm, đất chuyên dùng và đất ở ngày một tăng nhanh, đất chƣa sử dụng giảm dần nhƣng chậm.
Đất ở và đất chuyên dùng ngày càng tăng là do dân số tăng nhanh, q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hoá đang trên đà phát triển mạnh, mức độ đơ thị hố nhanh nên nhu cầu về nhà ở và việc sử dụng các cơng trình chun dụng cũng tăng theo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
2.2.3. Tình hình quản lý đất đai huyện Chương Mỹ.
a) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Thực hiện chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), đƣợc sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây và Sở Địa chính tỉnh Hà Tây (nay là Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Nội),UBND huyện Chƣơng Mỹ đã cùng các huyện giáp ranh là Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hịa Bình tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã đƣợc xác
Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2016 60,05% 35,19% 4,76% Đất NN Đất phi NN Đất chưa sử dụng
định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa. Hồ sơ ranh giới đã đƣợc thành lập và đƣợc các cấp có thẩm quyền cơng nhận. Tuy nhiên, trên phần giáp ranh giữa huyện Chƣơng Mỹ và huyện Lƣơng Sơn (thuộc địa phận thị trấn Xuân Mai, các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến) vẫn còn 4 điểm tranh chấp, đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Ở huyện có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính huyện tỷ lệ 1/25000.
Hồ sơ ranh giới hành chính của các xã đã đƣợc thành lập và đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các xã, thị trấn đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/5000.
Theo Nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính Phủ, Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 10/01/2006 của UBND tỉnh Hà Tây cũ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng quận Hà Đông, xã Phụng Châu huyện Chƣơng Mỹ bị cắt thôn Phƣợng Bãi chuyển về quận Hà Đơng với diện tích chuyển là 67,64 ha.
Cho tới nay, huyện Chƣơng Mỹ mới thành lập đƣợc bản đồ hành chính huyện, cịn bản đồ hành chính các xã và thị trấn vẫn chƣa đƣợc xây dựng.
b) Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính.
Thực hiện chỉ thị 229/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tƣớng Chính phủ, những năm 1980, trên phạm vi tồn huyện đã có 30 đơn vị xã triển khai đo đạc lập bản đồ giải thửa. Kết quả đã đo đạc đƣợc 14.263,83 ha, lập bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000 đƣợc 535 tờ với diện tích 8.570,93 ha, bản đồ tỷ lệ 1/2000 đƣợc 158 tờ với diện tích 5.692,90 ha. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện 229/TTg còn bộc lộ một số tồn tại yếu kém là còn một số nơi, một số vùng chƣa triển khai đo đạc hết nhƣ xã Thanh Bình, thị trấn Xn Mai, xã Nam Phƣơng Tiến, Hồng Văn Thụ, tài liệu bản đồ không đƣợc chỉnh lý biến động thƣờng xuyên nên tới nay giá trị sử dụng thấp. Nguyên nhân là do cơng tác chỉ đạo thực hiện cịn hạn chế, sự hƣớng dẫn tham mƣu của ngành Địa chính khơng kịp thời do thiếu đầu tƣ kinh phí cho cơng tác đo đạc.
Trong những năm qua, huyện đã tổ chức công tác đánh giá phân hạng đất cho các địa phƣơng theo yếu tố địa hình, chất đất, chế độ tƣới tiêu, vị trí phân bố của khoanh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đó đất đƣợc phân thành 6 hạng phục vụ cho công tác đền bù khi thu đất nông nghiệp.
d) Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã ở các thời kỳ 1995, 2000, 2005, 2010 và 2015. Kết quả ở tất cả các xã và thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010, 2015 bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện 2000, 2005, 2010 và 2015 tỷ lệ 1/10000. Huyện cũng đã xây dựng đƣợc bản đồ hành chính huyện tỷ lệ 1/10000. Riêng các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, 2015 của cấp xã, huyện và bản đồ hành chính huyện đƣợc xây dựng theo công nghệ số. Huyện đã lập bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2020 ở tỷ lệ 1/10000.
e) Cơng tác quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
Từ khi có luật đất đai 1993 đến nay cơng tác quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đã đƣợc các cấp quan tâm thực hiện. Đối với cấp xã đến nay đã có hầu hết các xã, thị trấn đã lập xong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010 (còn lại 1 đơn vị chƣa thực hiện là thị trấn Xuân Mai) và giai đoạn 2010 – 2015 đối với tất cả các xã thị trấn trong huyện (tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số xã trong giai đoạn trƣớc đã không lập quy hoạch cấp xã). Đối với các cấp huyện tới nay đã triển khai lập xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hƣớng năm 2030.
Huyện đã quy hoạch các khu công nghiệp; các cụm công nghiêp; các điểm công nghiệp và đã đƣợc UBND thành phố phê duyệt.
f) Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Từ năm 2005 đến nay hàng năm huyện chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sở thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất
đai đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ xong tỷ lệ thực hiện còn đạt quá thấp.
g) Đối với sổ sách hồ sơ địa chính.
Sổ sách hồ sơ địa chính đƣợc lập theo quyết định 499/QĐ-UB -TCĐC ngày 27/7/1995 của Tổng Cục địa chính, hồ sơ gồm có: Sơ đồ kích thƣớc thửa đất, đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ của chủ hộ, bản đồ giải thửa đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg đã đƣợc chỉnh lý, những nơi khơng có bản đồ 299 thì lập sơ đồ, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ đƣợc lập thành 02 bộ giấy chứng nhận QSDĐ theo mẫu ban hành của Bộ Tài nguyên và mơi trƣờng, hồ sơ địa chính chƣa lập theo mẫu mới tại Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài nguyên môi trƣờng. Hồ sơ địa chính đƣợc thống kê chỉnh lý biến động hàng năm theo quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
2.3. Thực trạng cơng tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ. Mỹ.
2.3.1 Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa.
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 12/2/1997 và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 14/6/2006 của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Hà Tây về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện DĐĐT gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni; Chƣơng trình số 02- CTr/TU ngày 29/8/2011 của thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội và Hƣớng dẫn số 29/HD-SNN ngày 14/5/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố hƣớng dẫn quy trình thực hiện cơng tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện ủy Chƣơng Mỹ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HU ngày 04/7/2012 về tiếp tục lãnh đạo thực hiện DĐĐT gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nơng nghiệp, Hội đồng nhân dân huyện có Nghị quyết chuyên đề số 02/NQ-HĐND đây là hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện, UBND
huyện đã xây dựng Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/6/2012 về thực hiện DĐĐT gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 – 2013. Trong kế hoạch của UBND huyện đã nêu rõ cụ thể về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và các bƣớc tiến hành trong công tác DĐĐT:
- Thành lập Tổ công tác của huyện giúp việc cho Ban chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện công tác DĐĐT.
- Ngày 20/7/2012, UBND huyện đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt trong toàn huyện tại xã Nam Phƣơng Tiến để triển khai, quán triệt Nghị quyết số 19- NQ/HU của Huyện ủy và Kế hoạch số 92/KH-UBND huyện về thực hiện DĐĐT gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 – 2013.[20]
Nội dung DĐĐT đƣợc thực hiện theo 7 bƣớc:
Figure 2Hình 2. 4: Sơ đồ các bƣớc thực hiện dồn điền đổi thửa.
Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015)
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban DĐĐT ở các xã.
Bước 3: Xây dựng đề án DĐĐT.
Bước 4: Tổ chức thực hiện học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án DĐĐT.
Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên.
Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi.
Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015).
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban DĐĐT ở các xã.
Thống nhất ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã để trực tiếp chỉ đạo công tác DĐĐT. Ban chỉ đạo xã do đồng chí Bí thƣ Đảng ủy xã làm Trƣởng ban; đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó Ban, các thành viên gồm các đồng chí Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, UBND, Chủ nhiệm hợp tác xã nơng nghiệp, các đồng chí trƣởng ban ngành đoàn thể của xã và đồng chí Bí thƣ chi bộ các thơn (xóm). Đồng thời phân cơng các thành viên trong ban chỉ đạo trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn.
UBND xã quyết định thành lập các tiểu ban xây dựng NTM ở các thôn (đồng thời là tiểu ban DĐĐT) do đồng chí Bí thƣ Chi bộ hoặc trƣởng thôn làm Trƣởng tiểu ban và một số ngƣời dân trong thơn có năng lực, trách nhiệm nhiệt tình tham gia.
Đối với 2 thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai tiến hành thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT và thành lập các tiểu ban ở các thôn, khu, thành phần nhƣ các xã.
Bước 3: Xây dựng đề án DĐĐT.
Ban chỉ đạo của xã tiến hành xây dựng đề án DĐĐT của xã.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã cần chỉ đạo các tiểu ban thực hiện các nội dung sau:
1.Tiến hành rà sốt lại tồn bộ nhân khẩu, hộ khẩu đƣợc giao đất theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thơng báo công khai và niêm yết tại UBND xã và nhà văn hóa các thơn.
2.Điều tra phân tích tồn bộ diện tích đất giao hiện tại của từng hộ đang quản lý, sử dụng, lƣu ý các trƣờng hợp có biến động tăng, giảm so với mức giao trƣớc đây. Cần làm rõ diện tích tăng, giảm: lý do chuyển nhƣợng, tặng cho, nhận thừa kế
hay lấn chiếm hoặc bị thu hồi, đồng thời tiến hành phân loại từng quỹ đất của thôn theo từng vùng, từng xứ đồng thành các loại sau:
+ Đất thuộc diện khó khăn phải đầu tƣ cải tạo nhƣ đất vùng gò đồi, vùng