Ở nghiên cứu này tiến hành thí nghiệm trên môi trường đã được chuẩn bị sẵn. Để thử hoạt tính của enzyme nên đã tiến hành cấy chấm trên môi trường thạch. Trước khi cấy vào môi trường thì ta đổ CaCl2 đã được chuẩn bị sẵn vào môi trường nuôi cấy. Sau đó đổ môi trường ra đĩa rồi chờ cho thạch đông, chấm một vòng que cấy rồi chấm vào môi trường thạch, đem đi ủ ở 37oC trong vòng 24-48 giờ. Quan sát xem có xuất hiện vùng phân giải không.
Kết quả đo 7 chủng thì cho thấy rằng có 3 chủng không xuất hiện vòng phân giải và có 4 chủng có xuất hiện vòng phân giải điều đó chứng tỏ 4 chủng đều có khả năng sinh enzyme phytase. Trong đó, mỗi chủng đều có 1 đường kính phân giải khác nhau. Ở đây mới xác định được có 4 chủng có xuất hiện vòng phân giải đó là chủng B1, B2, B3 và B4. Vậy chủng B1, B2, B3, B7 đều có khả năng sinh enzyme phytase.
Hình 3.6: Hoạt tính phân giải enzyme phytase của 3 chủng Bacillus
Bảng 3.1: Đo đường kính của vòng phân giải của enzyme trong môi trường thạch.
Chủng vi khuẩn Đường kính đo được (mm) Đường kính vi khuẩn (mm) Đường kính của vòng phân giải (mm) B1 11,5 5 6,5 B2 9 4 5 B3 12 5 7 B4 13,5 6 7,5 Nhận xét:
Qua việc đo vòng phân giải thì vòng phân giải thì chủng B4 có vòng phân giải mạnh nhất là 7,5 mm chứng tỏ rằng khả năng phân giải của chủng B4 là cao nhất. Còn chủng B2 có vòng phân giải nhỏ nhất nên điều đó chứng rằng có khả năng phân giải là thấp nhất. Như vậy, khả năng phân giải của các chủng còn tùy thuộc do nhiều yếu tố tác động như mật độ của tế bào vi khuẩn nhiều hay ít, môi trường muôi cấy, thời gian nuôi cấy của vi khuẩn.