2.4.1. Sử dụng đất chưa hợp lý về chỉ tiêu đất
Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn phường hiện nay phân bố chưa hợp lý, chưa tận dụng được hết tiềm năng về đất đai để phát triển kinh tế xã hội. Chủ yếu là đất ở chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó các loại đất khác như đất đường, đất cây xanh, đất công cộng, trường học, y tế, chợ … đều nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thường ngày của người dân trên địa bàn.
Sự phân bố không hợp lý về chỉ tiêu đất trên địa bàn phường dẫn đến kìm hãm sự phát triển của kinh tế, không phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của phường.
2.4.2. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa hoàn chỉnh
Mặc dù đã đạt được những kết quả trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn phường song vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần giải quyết như:
- Hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn phường khơng có hoặc có nhưng không đầy đủ. Bản đồ đo vẽ từ những năm 1993, 1995 đã quá cũ và khơng cịn chính xác, thiếu hệ thống sổ sách như sổ mục kê, sổ đăng ký cấp giấy chứng nhận bị thất lạc hoặc không đầy đủ. Mặt khác tốc độ đơ thị hóa ngày càng nhanh, nhà đất biến động nhiều, bản đồ địa chính gốc đo vẽ năm 1993 nay cũng khơng cịn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.
- Trong quá trình kê khai, đăng ký nhiều hồ sơ do các hộ gia đình, cá nhân kê khai thiếu thông tin về nguồn gốc sử dụng đất ở, nhà ở, khai khơng chính xác
về diện tích, hình thửa, kích thước, thay đổi hiện trạng nhà do đó phải kê khai bổ sung hoặc kê khai lại ảnh hưởng đến việc hoàn thiện và phân loại hồ sơ.
- Nhiều hồ sơ có nguồn gốc đất phức tạp nguyên nhân chính của việc này là do một phần của lịch sử để lại và do sự phát triển nhà ở quá nhanh, mật độ xây dựng dày đặc tình trạng lấn chiếm và chủ sở hữu nhà, đất cũng thay đổi nhiều do mua đi, bán lại, do chia tách, thừa kế cho con, cháu… lại không thông qua chính quyền cấp cơ sở là khá phổ biến. Điều này gây khó khăn cho việc xác định chủ sử dụng đất dẫn đến việc hồ sơ khi xét duyệt gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.
- Những hồ sơ vướng mắc cần thẩm định, kiểm tra trước khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn cịn khá nhiều, tính chất pháp lý của các hồ sơ này rất phức tạp, vị trí nằm vào các khu vực nhạy cảm rất khó khăn cho cơng tác phân loại xác nhận hồ sơ của hội đồng phường, dễ gây thắc mắc trong nhân dân như:
+ Đất có nguồn gốc là đất ao, vườn tự chuyển đổi xây dựng nhà ở. + Đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp trước đây.
+ Đất lưu không giữa các khu tập thể, giáp với các khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Hành lang bảo vệ sông, đường điện, mương thốt nước… chưa có chỉ giới tại thực địa khó xác định.
+ Nhà đất do các đơn vị tập thể, các cơ quan thanh lý hóa giá hoặc khơng quản lý.
+ Nhà đất đang có tranh chấp, thừa kế khơng rõ ràng, không thống nhất trong nội bộ, chủ nhà đi vắng, đi nước ngoài.
+ Nhà đất nằm xen kẽ giữa các khu nhà thuộc sở hữu Nhà nước, có khu phụ, sân, ngõ sử dụng chung…
+ Nhà đất tự quản của các cơ quan nhưng các cơ quan không quản lý, không hợp tác để lập hồ sơ bàn giao cho ngành nhà đất hoặc xác nhận để các hộ dân tự lập hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận.
+ Nhà đất được các đơn vị giao đất để xây dựng nhà ở sai với quy hoạch khi phê duyệt dự án giao đất.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai cũng như các văn bản về quản lý đất đai của Nhà nước ban hành rất nhiều nhưng có hiện tượng chồng chéo và thiếu đồng bộ nên khi triển khai trong thực tế cịn gặp khơng ít khó khăn.
- Công tác tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân đi kê khai đăng ký còn nhiều hạn chế, nhân dân không nắm được các thủ tục khi khai báo cũng như việc cung cấp các giấy tờ cần thiết cho nên khi đến cơ quan đăng ký phải hỏi, thậm chí cịn phải nhờ các cán bộ địa chính làm thay những thủ tục mà lẽ ra nhân dân phải tự làm khi đi khai báo. Cho nên, làm mất nhiều thời gian của các cán bộ địa chính ở phường. Theo đó mà tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận bị kéo chậm lại. Bên cạnh đó một bộ phận khơng nhỏ người dân cịn chưa được nắm bắt kỹ về các vấn đề sử dụng đất đai nên chưa thấy hết được ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa quan tâm, hợp tác với cán bộ phường để đo đạc kê khai, kê khai bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ, ký công nhận ranh giới các hộ liền kề… phó mặc tồn bộ cho cán bộ nhà nước thực hiện, thậm chí mời nhiều lần nhưng cũng không đến nhận Giấy chứng nhận đã cấp.
- Ngoài ra sự phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai giữa các cấp, các ngành chưa rõ ràng. Trong khi đó, thực tế việc sử dụng đất đai ở địa phương lại có nhiều vấn đề mới phức tạp nẩy sinh địi hỏi phải có sự thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời công tác cập nhật và theo dõi biến động chưa được quan tâm đúng mức chưa tổ chức thực hiện đầy đủ và thường xuyên, không đáp ứng được tình hình biến động đất ở khu vực đơ thị trong vài năm gần đây.
- Khó khăn vướng mắc nhất hiện nay là việc kết hợp thu tiền sử dụng đất, thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ trong khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Việc này đã gây ách tắc làm chậm tiến độ ở hầu như tất cả các địa bàn triển khai [14].
2.4.3. Biến động sử dụng đất chưa tuân theo quy hoạch sử dụng đất
Q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ hòa cùng với nhu cầu sử dụng đất tăng do dân số làm cho đất đai biến động liên tục địi hỏi phải có sự quản lí, kiểm tra thường xuyên của các cấp chính quyền.
Tuy nhiên sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường trong những năm trước đây cùng với các quy hoạch tổng thể và chi tiết chưa được công bố rộng rãi dẫn đến nhiều trường hợp cấp đất trái thẩm quyền, mua bán chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp, san lấp lấn chiếm đất đai đã xây dựng nhà trái phép ăn ở ổn định ở một số khu vực trên địa bàn phường không tuân theo quy hoạch đã phát triển bừa bãi không kiểm soát được, phá vỡ quy hoạch.
Mặt khác cho đến nay các hình thức sử dụng đất và các hình thức sở hữu nhà đất trên địa quận nói chung và trên địa bàn phường nói riêng cịn đan xen, thủ tục hành chính cịn nhiều rườm rà, khơng cần thiết làm cho việc thực hiện cấp phép xây dựng và chỉ giới quy hoạch cịn chậm do đó làm ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt việc xây dựng chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể sử dụng.
Các yếu tố trên đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường.
2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai chưa đáp ứng yêu cầu
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý về đất đai trên địa bàn phường chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục dó đó đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà không phép tại khu vực Đầm Hồng, Đầm Máy Khâu, đất lưu không tập thể... Mặc dù đã phát hiện được khá nhiều vi phạm về đất đai nhưng việc xử lý còn chậm, chưa nghiêm, chưa đúng pháp luật, cịn nặng về nhắc nhở phê bình chưa đưa ra quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm. Chính vì vậy tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm chưa đạt được hiệu quả cao.
Các đoàn kiểm tra mới chỉ dừng lại ở khâu kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý mà chưa có kế hoạch và quan tâm thực hiện giám sát kết quả xử lý, thiếu
kiên quyết trong quá trình xử lý làm kéo dài thời gian thanh tra, gây tác động xấu đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Quy định của pháp luật về thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra.
Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, tương tự như cơ quan thi hành án để thi hành các Bản án, quyết định của Tịa án có cơ quan Thi hành án thi hành…
Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia các Đồn thanh tra cịn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng khi ban hành kết luận thanh tra. Một số kết luận thanh tra tính khả thi chưa cao, thiếu căn cứ, kiến nghị còn chung chung chưa chỉ được cụ thể những tập thể, cá nhân có vi phạm, chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong q trình triển khai thực hiện việc xử lý sau thanh tra. Tình hình vi phạm hành chính về đất đai ngày càng phức tạp vì vậy chưa đáp ứng được với yêu cầu về quản lý đặt ra.