Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý và sử dụng đất đai đơn vị ở hỗn hợp tại phường khương trung quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 81 - 92)

a. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai

Những đổi mới trong chính sách, pháp luật về đất đai hơn 20 năm qua đã đưa đến những kết quả tích cực. Hệ trống văn bản pháp luật đất đai từng bước được hoàn thiện theo quan điểm đổi mới của đảng, đã dần hình thành tương đối đồng bộ, phát huy tác dụng tháo gỡ dần các vướng mắc, giải quyết được hàng loạt vấn đề cấp bách về đất đai trong cả nước, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng vào nề nếp tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc chuyển quan hệ đất đai sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước kinh tế hoá, dân sự hoá các quan hệ đất đai, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp, góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội. Người sử dụng đất gắn bó với đất đai, đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn, đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị tăng tương đối nhanh, đồng thời diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Cơng tác quản lý nhà nước về đất đai có tiến bộ, hệ thống quản lý được tăng cường, từng bước phân cấp nhiều hơn cho địa phương. Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành

nguồn vốn để nhà nước và nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thị trường bất đơng sản tuy cịn sơ khai nhưng đã thu hút được lượng vốn khá lớn vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất kinh doanh phát triển, cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, nhất là tại các đô thị.

Đạt được những thành tựu trên là do đảng và nhà nước ta đã không ngừng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai, tạo ra động lực mới, được nhân dân đồng tình, cấp uỷ chính quyền các cấp đã vận dụng sáng tạo chính sách pháp luật về đất đai vào thực tiễn đia phương.

Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, nội dung pháp luật đất đai cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề bức xúc:

+ Pháp luật về đất đai chưa xác định được những nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước quản lý, một số qui định cụ thể có mâu thuẫn nhất là trong chỉ đạo thực hiện, với quan điểm cơ bản về đất đai mà hiến pháp đã xác định.

+ Đất đai có nguồn gốc phức tạp chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều vấn đề lịch sử cịn chưa được xử lý thì vấn đề mới lại nảy sinh do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội mà luật đất đai hiện hành chưa có qui định. Từ đó làm cho quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Luật đất đai được xây dưng và ban hành trong bối cảnh chung là cơ chế thị trường kết hợp với biện pháp hành chính đặt ra nhiều vấn đề mới trong khi đó các cơ quan nhà nước lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Đặc biệt trong quá trình xây dựng luật đất đai chưa nhận thức đúng đất đai là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước, chưa xác định rõ vai trò của nhà nước là đại diện chủ sở hữu của đất đai.

+ Một số chủ trương chính sách lớn của đảng về đất đai chưa được thể chế hoá như: chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thị tường bất động sản... mặc dù

văn bản pháp luật về đất đai ban hành nhiều nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chưa làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai trong nhân dân.

+ Pháp luật đất đai chưa theo kịp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Các mối quan hệ về kinh tế được đề cập điều chỉnh q ít, chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bất động sản, về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, đấu giá đấu thầu phát mãi quyền sử dụng đất, về định hướng và kiểm sốt có hiệu quả sự chuyển nhượng đất đai và thị trường bất động sản.

+ Pháp luật đất đai chưa đủ sức để giải quyết những tồn tại lịch sử trước đây về đất đai cũng như những tồn đọng mới nảy sinh.Tình trạng vi phạm pháp luật, khiếu kiện về đất đai vẫn đang là vấn đề bức xúc.

+ Một số nội dung của pháp luật đất đai mới dừng ở mức độ quy định nguyên tắc, quan điển chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể nên hiểu pháp luật và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các ngành các cấp.

Từ các vấn đề trên hệ thống chính sách pháp luật về đất đai cần phải được hoàn thiện bổ sung để khắc phục và hạn chế các thiếu sót trên. Cụ thể, đối với Ủy ban nhân dân cấp phường cần:

- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân quận để kiến nghị với Ủy ban nhân dân

thành phố, với Chính phủ nhanh chóng hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất.

- Đổi mới hệ thống tài chính về đất đai như tăng cường hình thức đấu giá

quyền sử dụng đất, hoàn chỉnh tổ chức cơ quan định giá đất, đổi mới hệ thống thuế liên quan, khuyến khích đầu tư để tăng giá trị từ đất…góp phần làm cho thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất hoạt động hiệu quả.

đai nói riêng đặc biệt là công tác quản lý đất đai ở các phường, cấp cơ sở. Để thực hiện được thì các chính sách pháp luật đất đai phải thể hiện và quy định rõ về chế độ sử dụng đất, nhiệm vụ quyền hạn quản lý đất đai của nhà nước và về quyền hạn nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất.

b. Giải pháp về cơng tác giải phóng mặt bằng

Cơng tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai liên quan đến ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng đô thị. Đây là vấn đề nhạy cảm và ngày càng trở nên bức xúc, cần phải có giải pháp cụ thể cho cơng tác này nhằm đem lại hiệu quả cao về kinh tế, chính trị xã hội:

- Trước hết, công tác chuẩn bị cho giải phóng mặt bằng phải được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng ở mọi khâu như điều tra, khảo sát cụ thể, chính xác, tỷ mỉ tới từng hộ dân thuộc diện giải tỏa, xây dựng các phương án, kế hoạch, quy trình giải phóng mặt bằng thật chi tiết, chặt chẽ đặc biệt là công tác khai thác hồ sơ và xác nhận nguồn gốc đất.

- Công bố công khai các dự án, các quyết định và văn bản, chính sách có liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án. Công bố công khai các kết quả điều tra, xác nhận nguồn gốc đất và các phương án được phê duyệt tới từng hộ có đất bị thu hồi.

- Cần thống nhất nhận thức giữa chính quyền quận và phường, giữa các ngành từ quận tới phường, giữa các cơ quan thông tin nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong nhận thức, tuyên truyền và thực hiện chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về giải phóng mặt bằng, làm cho nhân dân nhất chí cao, chú trọng công tác tuyên truyền chung đồng thời lưu ý vận động riêng từng đối tượng.

- Thực hiện dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức, đồn thể quần chúng của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng.

đồng bộ, thực hiện từng bước liên tục nhất quán dứt điểm đúng như phương án đã được thống nhất phê duyệt đảm bảo công bằng, công khai dân chủ.

- Cần phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận đặc biệt chú ý tới vai trị của các tổ chức đồn thể quần chúng, các chi bộ cần quán triệt cho đảng viên phải gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng cùng thực hiện, mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên đồng loạt phối hợp tuyên truyền vận động hội viên chấp hành chính sách tuyên truyền của nhà nước.

- Các lực lượng Công an nhất là cảnh sát khu vực bám sát quần chúng nhân dân kịp thời nắm bắt những tính huống mới phát sinh xử lý nhanh nhạy, phân hóa đối tượng ngăn chặn phát sinh điểm nóng. Kiên quyết xử lý theo pháp luật và cưỡng chế thu hồi giải phóng mặt bằng đối với những đối tượng cố tình chống đối sau khi đã được tuyên truyền vận động, thuyết phục.

- Sau giải phóng mặt bằng cần phải bàn giao ngay cho các chủ dự án quản lý chặt chẽ thi công kịp thời, chống tái lấn chiếm.

- Ngồi ra, cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất cụ thể và quyết tâm cao của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với cơng tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời cần kết hợp hài hịa giữa kiên chì tun truyền vận động thuyết phục quần chúng với kiên quyết trong xử lý các trường hợp cố tình chống đối. Linh hoạt nhạy bén xử lý hợp lý những tình huống mới nảy sinh.

c. Giải pháp về áp dụng khoa học công nghệ

- Đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về nhà đất trên địa bàn phường theo dự án xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về nhà đất đang được triển khai và chuẩn bị đưa vào khai thác, ứng dụng.

- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác địa chính để nâng cao trình

độ chun mơn, nghiệp vụ và khả năng ứng dụng công nghệ.

d. Giải pháp tuyên truyền và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Công tác tuyên truyền:

tiên phải làm đó là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến người dân. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, người dân là người trực tiếp sử dụng đất, là người trực tiếp được hưởng thành quả lao động trên đất đai cũng đồng thời là người thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

Như chúng ta đã biết khi nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất đến tay người sử dụng, việc đầu tiên nguời dân cần làm là đăng ký kê khai đất đai để nhà nước tiến hành lập sổ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào giúp cho người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi sử dụng đất bởi vì khi người dân không nhận thức được tầm quan trọng của việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khơng có ý thức tự giác kê khai đăng ký đất hoặc có nhưng làm qua quýt và gây khó khăn cho người làm cơng tác kê khai. Vì vậy:

- Cần coi trọng công tác tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật Đất đai bằng các phương tiện thơng tin đại chúng đến tồn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường để nhân dân thấy được quyền và nghĩa vụ của mình mà tự giác thực hiện, chấp hành các chính sách hiện hành liên quan đến lĩnh vực nhà, đất.

- Hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến nhất và dễ dàng đến với người dân là thông qua hệ thống loa truyền thanh của phường. Không chỉ thế cán bộ địa chính ở cơ sở phường phải có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trình tự, thủ tục cho việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là trong các trường hợp có nhiều biến động về đất đai, tận tình giải thích cho dân những gì cịn vướng mắc để tiến tới việc người dân có ý thức và tự giác đăng ký, kê khai đất đai.

- Để làm tốt cơng tác thơng tin tun truyền địi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan phải triển khai và thực hiện tốt công việc này giúp cho các văn bản, các quyết định của nhà nước đến với người dân, giúp đỡ người dân nắm chắc được những quy định của nhà nước.

quan đến lĩnh vực nhà đất tại bảng tin của phường để người dân có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu, biết được các chính sách pháp luật về đất đai của nhà nước mà thực hiện.

Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ:

Do các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi trong khi đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở cịn thiếu kinh nghiệm và trình độ chun mơn nên trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cịn gặp nhiều lúng túng, khó khăn chưa giải quyết kịp thời. Do vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai cần phải có những biện pháp, chính sách nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ địa chính với trình độ chun mơn sâu nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra:

- Trong bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi cán bộ quản lý và cán bộ chun mơn phải có đủ năng lực, tư cách phẩm chất đạo đức và có sức khỏe do đó cần tiếp tục hồn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ địa chính các phường phải có kinh nghiệm và chun mơn nghiệp vụ rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm để có thể giải quyết các trường hợp bất chắc xảy ra.

- Luôn phải học hỏi, tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đồng thời phải có quy chế làm việc và chế độ tiền lương phù hợp. Cần có chính sách để tạo sự ổn định đối với đội ngũ cán bộ địa chính phường nhằm tạo cho cán bộ cấp cơ sở có bề dày kinh nghiệm, nắm chắc chính sách đất đai, am hiểu thực tế địa phương. Bên cạnh đó khơng nên bố trí cán bộ địa chính phường kiêm nhiệm nhiều công việc khác để cán bộ địa chính có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Cần tập trung đủ lực lượng cán bộ có trình độ chun mơn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao tham gia vào công tác kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính quyền các cấp đặc biệt là cấp phường, xã...

- Cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong q trình thực hiện, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan.

- Thường xuyên tổ chức các chính sách mới của nhà nước cho cán bộ để nâng cao trình độ, góp phần đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở.

- Việc đào tạo cán bộ cần được tiến hành ở nhiều cấp độ nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý. Đào tạo cho cán bộ chun mơn thì khơng khó bằng đào tạo cho họ có phẩm chất chính trị, đạo đức làm hành trang khi bước vào công tác.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về quản lý đất đô thị, nội dung quản lý nhà nước về đất đơ thị và mục đích, u cầu của việc quản lý đất đô thị Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý sử dụng đất đơ thị. Qua đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý và sử dụng đất đai đơn vị ở hỗn hợp tại phường khương trung quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)