Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng A baumannii mang gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính của các chủng acinetobacter baumannii gây nhiễm khuẩn bệnh viện mang gen NDM 1 kháng carbapenem 07 (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phát hiện tỷ lệ vi khuẩn A baumannii kháng carbapenem mang gen NDM-

3.2.5. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng A baumannii mang gen

3.2.5. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng A. baumannii mang gen NDM-1 NDM-1

Kết quả thử nghiệm nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) của các chủng A. baumannii dương tính với NDM-1 cho thấy: tất cả các chủng này đều kháng lại kháng sinh Cefotaxime (>64mg/L), Ceftazidime (>32mg/L). Hầu như các chủng này đều kháng với kháng sinh thuộc nhóm carbapenem (nhóm kháng sinh được cho là lựa chọn cuối cùng để điều trị nhiễm khuẩn) bao gồm: Imipenem, Meropenem. Chỉ có 1 chủng kháng imipenem và meropenem ở mức độ trung gian (<2 mg/L). Tuy nhiên, trong thử nghiệm này có tới 11 chủng A. baumannii nhạy

cảm với Ciprofloxacin (0.0625-0.5 mg/L). Chỉ có duy nhất Colistin là cịn nhạy cảm hồn toàn đối với các chủng A. baumannii trong nghiên cứu (Bảng 3.1)

Mức độ kháng kháng sinh trong nghiên cứu này cao hơn khá nhiều khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà và cộng sự năm 2015 trên các chủng A. baumannii kháng carbapenem gây nhiễm khuẩn huyết ở bệnh nhân với kết quả MIC [0,25;16 mg/L] (56,2% với imipenem và 51,2% với meropenem), cephalosporin với MIC [2; >32mg/L] (75% với ceftazidime); fluoroquinolone với MIC [0,25; >2,5 mg/L] (60% với ciprofloxacin) [2]. Sự khác biệt khá lớn về kết quả MIC giữa hai nghiên cứu có thể do nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào các chủng A. baumannii mang gen NDM-1 kháng carbapenem tại ba bệnh viện lớn,

20, 87% 3, 13%

Hà là các chủng A. baumannii không mang gen NDM-1, chỉ mang các gen OXA- 23, OXA-51 và OXA-58 kháng carbapenem do vậy mức độ kháng thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của chúng tôi [2].

Bảng 3.1. Nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) của A.

baumannii mang gen NDM-1 phân lập trong nghiên cứu (n=23)

Kháng sinh Nhạy cảm (mg/L) Kháng trung gian

(mg/L) Kháng hoàn toàn (mg/L) Imipenem 0 1 (<2) 22 (8-256) Meropenem 0 1 (<2) 22 (8-128) Cefotaxime 0 0 23 (>64) Ceftazidime 0 0 23 (>32) Ciprofloxacin 11 (0.0625–0.5) 0 12 (>4) Colistin 23 (0.25-2) 0 0

Kết quả thử nghiệm MIC các chủng A. baumannii trong nghiên cứu của

chúng tơi cũng có sự khác biệt khi so sánh với một số nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu của Jale Moradi và cộng sự đối với các chủng A. baumannii kháng

thuốc tại Iran có tỷ lệ kháng carbapenem và cephalosporin thấp hơn (kháng imipenem 76.5%, meropenem 81.5%), kháng fluoroquinolone cao hơn (kháng ciprofloxacin 72%) [36]. Tương tự một nghiên cứu khác ở Nam Phi của Michelle Lowings và cộng sự cũng có tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ kháng imipenem và meropenem là 86%, ceftazidime là 89% [46]. Nghiên cứu của Lim S. Jones và cộng sự về A. baumannii mang gen NDM-1 Ấn Độ có

mức độ kháng kháng sinh đối với nhóm carbapenem thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi với mức kháng imipenem và meropenem là ≥32 μg/ml, tuy nhiên mức độ kháng đối với nhóm cephalosporin (ceftazidime) và fluoroquinolone (ciprofloxacin) lại cao hơn tương ứng với MIC của ceftazidime ≥ 256 và

ciprofloxacin ≥ 32 [44]. Qua đó có thể thấy rằng mức độ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn A. baumannii trong nghiên cứu này rất cao và là nguy cơ đáng báo động đối với ngành y tế Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, phần lớn các chủng A. baumannii đã kháng lại với

nhóm cephalosporin và carbapenem. Tuy nhiên, trong các chủng này vẫn có khá nhiều chủng nhạy cảm với ciprofloxacin (11 chủng). Điều này có thể lý giải là do ở Việt Nam, các kháng sinh thuộc nhóm carbapenem được đưa vào sử dụng sớm (từ đầu những năm 2000). Việc đưa carbapenem vào trong điều trị bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện sớm với liều cao đã gây áp lực cho các chủng vi khuẩn dẫn đến tình trạng kháng lại nhóm kháng sinh này. Kết quả này cho thấy tuy tỷ lệ vi khuẩn mang gen NDM-1 khá cao và kháng cephalosporin cùng nhóm carbapenem, nhưng vẫn nhạy cảm với một số loại kháng sinh khác. Vì vậy, trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện, không nhất thiết phải sử dụng colistin như khuyến cáo mà có thể chuyển sang sử dụng các loại kháng sinh khác cịn nhạy cảm với mức chi phí thấp hơn và an toàn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc tính của các chủng acinetobacter baumannii gây nhiễm khuẩn bệnh viện mang gen NDM 1 kháng carbapenem 07 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)