Mối liên hệ nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 57)

9 WB, 18 Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp

3.2.2. Mối liên hệ nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên

Cư Jút là huyện biên giới miền núi, nằm ở phía Tây của Trường Sơn lại có ít bức chắn cao nên chịu ảnh hưởng sớm của gió mùa Tây Nam và mang tính chất nhiệt đới gió mùa khơ, điều kiện thủy lợi khó khăn. Phần lớn diện tích thổ nhưỡng có cấu tạo thơ nên thấm nước nhanh, đặc biệt là ở các vùng đất Bazan gây tình trạng thiếu nước về mùa khô, nhưng lại hạn chế lũ lụt vào mùa mưa. Trung bình cây trồng Cà phê trong khu vực bị thiếu nước khoảng 2 đến 3 tháng trong năm.

51

Trong 8 loại đất khác nhau ở Cư Jút, đất xám kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao (68,2%). Phần lớn diện tích các loại đất xám trong khu vực đều bị thối hóa, tầng mỏng thường khơng q 30cm. Đây cũng là loại đất cịn nhiều diện tích chưa được khai thác sử dụng do năng suất thấp. Diện tích trồng lúa nằm ở các loại đất dốc tụ tập trung ven sông Sêrêpôk và đất đen trên đá bazan với tổng diện tích chiếm khoảng 4,1%. Diện tích rừng chủ yếu thuộc địa bàn xã Ea Pơ và chiếm 51,5% diện tích tồn huyện. Mặc dù diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm chỉ chiếm 19,9 % nhưng lại là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong huyện Cư Jút từ Cà phê, Cao su và Điều là ba loại cây công nghiệp chủ yếu. Xét về cơ cấu sử dụng đất và đặc điểm thổ nhưỡng, diện tích đất trồng trọt được dùng cho sản xuất cây lương thực rất ít, tuy nhiên Cư Jút lại là huyện sản xuất lúa khá tốt với các cánh đồng lúa ở các khu vực đồng Ba Mươi (xã Nam Dong), đồng Sáu Mươi (xã Đăk Drông), Hồ Cạn (xã Cư Knia), Đầu Nguồn (xã Ea Pô). Năm 2011, tổng diện tích trồng lúa của tồn huyện là 2.989 ha. Trong khi đó tổng sản lượng lúa tương ứng 20.934 tấn, bình quân sản lượng lúa theo đầu người là 223,2kg/người/năm; tổng sản lượng ngô đạt 54.494 tấn, tăng 2,35 lần so với năm 2005.

Huyện Cư Jút với thành phần dân cư phức tạp, phân biệt giữa người bản xứ và người nhập cư cao, trình độ dân trí cịn thấp và chưa đồng đều, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc và người nghèo. Lao động chủ yếu của các hộ nghèo đều phụ thuộc hồn tồn vào nơng, lâm nghiệp với trình độ sản xuất là lao động phổ thơng. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thời tiết và tài nguyên nên tính rủi ro cao, đời sống rất khó khăn khơng cải thiện lên được.

Địa hình huyện Cư Jút khá phức tạp, không quá cao nhưng sự phân cắt bề mặt lớn, do vậy đất canh tác phần lớn nằm trên đất dốc và tiềm ẩn nguy cơ xói mịn, rửa trơi rất lớn. Kết quả nghiên cứu của tác giả năm 2010 [16] về mức độ xói mịn đất tại huyện Cư Jút cho thấy xấp xỉ 32% diện tích đất tự nhiên bị xói mịn trên 1 tấn/ha/năm (lớn hơn tốc độ hình thành đất là 0,8 tấn/ha/năm10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)