KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 80)

10 Hudso nN (1981), Bảo vệ đất chống xói mịn, Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [16].

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc đánh giá và phân hạng hộ nghèo hiện nay dựa vào thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi người dân mà chưa có sự xem xét đến việc tiếp cận các cơ hội, các dịch vụ cơ bản cũng như khả năng dễ bị tổn thương của những người nghèo. Trong các ngun nhân chính gây nên nghèo đói, mơi trường sống cũng là yếu tố có tác động khá lớn đến mức độ nghèo. Mặc dù giữa môi trường và nghèo đói đã được chứng minh là có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tuy nhiên khơng thể kết luận chính xác được rằng nghèo đói là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng suy thối mơi trường.

Kết quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ đơn thuần là tăng mức thu nhập của người dân vượt qua ngưỡng nghèo theo quy định mà chưa tính đến các vấn đề môi trường, xã hội. Điều này chưa phản ánh khách quan tỷ lệ hộ nghèo và kết quả của các chương trình giảm nghèo. Các hộ thốt nghèo theo đó cũng chưa thực sự thoát nghèo bền vững và tỷ lệ tái nghèo khá cao. Kết quả nghiên cứu tại huyện Cư Jút cũng cho thấy khi chuẩn nghèo được tăng lên gấp đôi (so sánh năm 2010 và 2011) thì số lượng hộ nghèo tại đây tăng lên xấp xỉ 4 lần. Nguyên nhân là do mối liên kết giữa nghèo đói và mơi trường chưa được xem xét đưa vào giải quyết trong các chương trình mơi trường và xóa đói giảm nghèo. Vì vậy việc áp dụng các cơng trình nghiên cứu này vào thực tế là một nhu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu về mối liên kết giữa nghèo đói và mơi trường tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông đã xác định được 4 mối liên hệ chính như sau:

- Mối liên hệ giữa nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên : chủ yếu thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo thiếu đất sản xuất (49%) và khoảng 13% số hộ nghèo do ốm đau thường xuyên, mất khả năng lao động. Tài nguyên đất không thuận lợi cho sản xuất do kém chất lượng, độ dốc lớn và tính thấm nước nhanh, kết hợp với chế độ thời tiết phân mùa rõ rệt nên tình trạng hạn hán xảy ra làm thiệt hại mùa màng. Xấp xỉ 1/3

73

diện tích đất ở Cư Jút có tốc độ xói mịn hàng năm lớn hơn tốc độ hình thành đất. Số hộ nghèo chỉ làm thuần nơng cao. Ngồi ra, sự chia sẻ lợi ích từ rừng chưa đồng đều và khơng đến tay người nghèo cũng là nguyên nhân cản trở q trình tự vươn lên thốt nghèo của các hộ gia đình.

- Mối liên hệ giữa nghèo đói và năng lượng : hầu hết các xã trong huyện đều được kết nối với điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận với điện lưới do khơng có khả năng chi trả tiền điện. Đa phần việc sử dụng điện tại các hộ nghèo chỉ để thắp sáng và phục vụ một số nhu cầu cấp thiết mà chưa làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên liệu và thời gian kiếm củi của phụ nữ.

- Sức khỏe, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong mối liên hệ với nghèo đói : tổng số cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Cư Jút là 50 cơng trình và cấp nước cho 4.991 hộ thụ hưởng. Các hộ nghèo khơng sử dụng nước cấp vì lý do tài chính và do các cơng trình cấp nước mới hoạt động nên chất lượng chưa cao, lắng cặn... khiến cho họ cảm thấy khơng hơn gì nước giếng đào. Nhận thức về vệ sinh mơi trường của dân cư nói chung cịn thấp, điều này cũng thể hiện ở tỷ lệ số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đến 60%. Thêm vào đó là chi phí cho việc chữa bệnh của nhiều hộ vượt quá so với thu nhập của họ, khiến cho người nghèo càng nghèo thêm.

- Về việc thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo do mơi trường : trong 5 năm qua, nhờ thực hiện các chương trình hỗ trợ như 134, 135, 167..., nhiều hộ nghèo đã vươn lên và được hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường sống. Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút cũng có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân thốt nghèo như đào tạo nghề cho người nghèo, tạo điều kiện cho vay vốn vay ưu đãi. Và chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo cũng như hỗ trợ các hộ cận nghèo mua thẻ dường như mang lại lợi ích cho dân rất nhiều.

Về các giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do mơi trường, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp chính:

- Nhóm các giải pháp về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường : tập trung vào công tác hỗ trợ người nghèo về đất sản xuất và kỹ thuật canh tác bảo vệ đất. Cần triển khai tốt chính sách giao đất giao rừng, phân bố đều cho các hộ dân và đặc biệt là tới được các hộ nghèo.

- Nhóm các giải pháp quản lý mơi trường : xây dựng chính sách khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách hợp lý và khoa học; quy hoạch chi tiết tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến cấp xã; ban hành các quy định về thu thuế, phí mơi trường; tổ chức quan trắc môi trường định kỳ và lập báo cáo hiện trạng mơi trường hàng năm.

- Nhóm các giải pháp về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường : phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, xung quanh nơi ở; trao quyền quyết định cho người dân đối với các dự án phục vụ lợi ích của dân.

- Nhóm các giải pháp về truyền thông môi trường : tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ để chính họ tuyên truyền lại cho người dân nơi mình quản lý; tuyên truyền đến người dân các kiến thức bảo vệ môi trường dưới sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản, qua hệ thống đài phát thanh và các khẩu hiệu, panô tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

- Ngồi ra cịn có các biện pháp nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động bảo vệ mơi trường, các giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ cũng như lao động tại địa phương.. cũng được đề xuất trong luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)