10 Hudso nN (1981), Bảo vệ đất chống xói mịn, Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [16].
3.2.5. Các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo do mơi trường
a. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135)
Thực hiện Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định Số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định Số: 20/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 02 năm 2007 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Ủy ban nhân dân huyện đã thường xuyên phối hợp cùng với các ngành chức năng của tỉnh, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình. Kết quả đạt được như sau:
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Cơng trình giao thơng: xây dựng được 3 km; kinh phí thực hiện 1.150 triệu. Trường học: xây mới được 25 phịng học, kinh phí thực hiện 4.882 triệu. Xây dựng mới chợ Cư Knia, kinh phí thực hiện: 496 triệu.
Hỗ trợ mua vật tư, tư liệu sản xuất như: Máy móc, con giống, cây giống, phân bón.v.v. cho 343 hộ; kinh phí thực hiện 1.164 triệu đồng.
Nhìn chung các cơng trình cơ sở hạ tầng trên được đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả và phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần phấn đấu thoát nghèo bền vững.
- Về phát triển giáo dục:
Ngành giáo dục huyện từ năm 2006 đến nay đã thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho 519 học sinh thuộc diện hộ nghèo đang theo học các trường phổ thông trong huyện, tổng số tiền được miễn giảm là: 73,485 triệu
đồng, đồng thời cấp hỗ trợ kinh phí cho 407 học sinh phổ thông các cấp là con hộ nghèo tại các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với số tiền là: 437,920 triệu đồng.
Hiện nay huyện còn 2 xã (Đăk Wil, Cư Knia) và 1 bon (U sa Roong – Đăk Đrông) đang thực hiện chương trình 135.
b. Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167)
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Tỉnh uỷ Đăk Nơng về xố cơ bản nhà tạm, nhà dột nát và chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Cư Jút đã thực hiện hoàn thành cơ bản chương trình hỗ trợ xố nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn huyện với tổng số 176/176 hộ đang ở nhà tranh tre, dột nát, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong
đó: hộ người kinh: 60 hộ, chiếm 34%; hộ đồng bào dân tộc tại chỗ: 22 hộ, chiếm
12,5%, đồng bào dân tộc thiểu số khác: 94 hộ, chiếm 53,4%.
Phần lớn số nhà xây dựng hỗ trợ được xây bằng tường gạch thơng thường, mái lợp tơn (162 nhà); nhà có tường bằng gỗ, mái lợp ngói có 14 nhà. Tồn bộ các cơng trình nhà ở đều được tráng nền xi măng, đạt yêu cầu về quy mô, chất lượng theo quy định và đảm bảo thời gian sử dụng trên 10 năm.
c. Chính sách khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về khuyến nông-khuyến lâm- khuyến ngư, hàng năm Trung tâm Khuyến nông huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi cho bà con nơng dân trong đó có đối tượng hộ nghèo, bình qn mỗi năm trung tâm đã tổ chức từ 15 đến 20 lớp, thu hút trên nghìn lượt người đến tham dự các buổi tập huấn trong năm. Hiện nay đã có rất nhiều hộ đã biết kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, vật ni có năng suất cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã Ea pơ, Đăk Wil, Đăk Đrơng.v.v…
63
d. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Tính đến thời điểm ngày 30/10/2010, tổng số hộ đang dư nợ đến là: 3.573 hộ; Trong đó: dân tộc thiểu số: 1.756 hộ, chiếm 49%. Tương ứng với tổng số vốn đang dư nợ là: 38.811 triệu đồng, trong đó: hộ là người dân tộc thiểu số: 15.382 triệu đồng, chiếm 39,6%.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chính sách huyện đã phát huy hiệu quả, nhiều hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh đã có lãi, nay đã thoát nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn vay chưa cao do nhiều hộ dân e ngại rủi ro, sợ khơng có tiền trả lại hoặc một số cán bộ khơng muốn đứng ra bảo lãnh cho những hộ quá nghèo để đảm bảo danh tiếng của họ.
e. Chính sách dạy nghề cho người nghèo:
Thực hiện Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về thông qua đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Ủy ban nhân huyện Cư Jút đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng chính sách học nghề đối với lao động nông thôn, đặc biệt là đối với lao động thuộc diện hộ nghèo, đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và tổ chức các lớp tập huấn tại các cụm dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện.
f. Chính sách BHYT cho người nghèo:
Thực hiện Quyết định 139 của Chính phủ, từ năm 2006 đến nay huyện đã lập danh sách đề nghị Sở LĐTBXH, BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT miễn phí cho 37.090 thẻ, trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số là 35.196 thẻ chiếm 94,89%; tạo điều kiện cho đối tượng thuộc diện cận nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện (Nhà nước hỗ trợ 50%), với số người được mua là: 2.324 người, trong đó dân tộc thiểu số là: 880 người, chiếm 37,86%. Bệnh viện đa khoa huyện cũng
thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo theo quy định.