Hình dạng giàn chủ yếu hình chữ nhật. Kích thước giàn tùy theo kinh phí, cách xây dựng của người nuôi khác nhau. Có thể chia ra làm 2 loại:
Bảng 3.7: Các loại giàn nuôi hầu
Loại giàn Lớn Trung bình
Kích thước Chiều dài giàn >= 50m Chiều dài giàn<50m
Số lượng giàn (cái) 10 189
Chiếm tỷ lệ (%) 5,03 94,97
Loại giàn có kích thước trung bình chiếm tỷ lệ 94,97 % nhiều hơn loại giàn có kích thước lớn. Nếu làm giàn lớn khi hầu bám nặng, cây mục hoặc tác động của sóng gió sẽ làm sập một góc của giàn và kéo theo sập hàng loạt và đầu tư vào giàn lớn sẽ tốn nhiều kinh phí hơn làm giàn trung bình. Theo điều tra của TS. Ngô Anh Tuấn năm 2006 thì số lượng giàn có kích thước lớn là 32 và số lượng giàn có kích thước trung bình là 377, như vậy sau 4 năm số lượng giàn nuôi hầu đã giảm xuống rất nhiều. Do nhiều hộ đã chuyển giàn nuôi hầu sang mục đích khác hoặc bỏ không nuôi.
Treo các dây vật bám trên giàn. Vật bám gồm có vỏ hầu kích thước 5 x 10 cm, tấm Fibrocement kích thước 20 x 30 cm; 20 x 40 cm, vỏ lốp xe kích thước 15 x 25 cm; 15 x 30 cm. Dây vật bám: Đối với vật bám là vỏ hầu, mỗi dây vật bám có từ 10-15 vật bám, đối với vật bám là tấm Fibrocement mỗi dây vật bám có từ 2 - 3 vật bám và đối với vật bám bằng vỏ lốp xe, mỗi dây vật bám có từ 4 - 5 vật bám. Chiều dài dây vật bám từ 1 - 2 m. Các dây vật bám được treo trên dây thừng và khung giàn, khoảng cách giữa 2 dây vật bám 20 - 30cm, khoảng cách từ đáy tới vật bám 0,5 - 1 m. Các dây treo càng thưa thì càng ít sình bùn, nguyên nhân là do việc treo dây vật bám đã cản trở dòng nước, gây lắng bùn tại khu vực nuôi. Tuổi thọ của giàn trung bình: 1 - 1,5 năm.
3.3.2.2. Hình thức nuôi bè
Hình dạng của bè chủ yếu là hình vuông, hình chữ nhật. Kích thước của bè tùy theo kinh phí và cách xây dựng của ngươi nuôi, có thể phân thành 2 loại như sau:
Bảng 3.8: Các loại bè nuôi hầu
Loại bè Lớn Trung bình
Kích cỡ (m) Dài>15, rộng>10 Dài<=15, rộng<=10
Số bè (cái) 5 202
Chiếm tỷ lệ (%) 2,42 97,58
Treo các dây vật bám trên bè. Dây vật bám: Đối với vật bám là vỏ hầu, mỗi dây vật bám có từ 10 - 15 vật bám, đối với vật bám là tấm Fibrocement, mỗi dây vật bám có từ 2 - 3 vật bám và đối với vật bám bằng vỏ xe, mỗi dây vật bám có từ 4 - 5 vật bám. Chiều dài dây vật bám từ 1- 1,5 m. Khoảng cách giữa 2 dây vật bám từ 15 - 25 cm, khoảng cách từ mặt nước tới vật bám 0,5 m. Tuổi thọ của bè từ 1 - 2 năm.
Hình 3.3: Cấu trúc bè nuôi hầu
3.3.2.3. Hình thức nuôi lồng
Khung lồng bằng thép, kích thước lồng: 3,5 x 3 x 1 m, 3 x 4 x 1 m, 4 x 4 x 1 m, đáy lồng được lót lưới, kích thước mắt lưới 2a:1 – 2 cm. Treo các dây vật bám trong lồng. Dây vật bám: vật bám bằng các tấm Fibrocement hoặc lốp xe, kích thước: 20 x 40 cm, 30 x 40 cm. Mỗi dây vật bám có một vật bám, mỗi lồng có từ 115 - 150 vật bám, khoảng cách 2 dây vật bám từ 15 - 20 cm, khoảng cách từ bề mặt nước đến vật bám: 0,3 - 0,5 m. Các vật bám được treo sẵn trước trên lồng, dùng thuyền chở lồng ra chỗ nuôi, cột phao vào lồng, đưa phao lồng xuống bằng hệ thống ròng rọc gắn trên thuyền. Các phao lồng được liên kết với nhau bằng dây thừng, chạy dọc theo chiều dài sông. Tuổi thọ trung bình của lồng là 3 năm.
Bảng 3.9: So sánh các ưu điểm và nhược điểm của các hình thức nuôi
Hình thức nuôi
Ưu điểm Nhược điểm
Nuôi giàn Chi phí ban đầu thấp, dễ làm. Tuổi thọ của giàn nuôi thấp, chăm sóc quản lý khó, không cơ động khi có sự cố xảy ra.
Nuôi lồng Tuổi thọ lồng lớn, ít bị ảnh hưởng của tầng đáy. Lồng nuôi đặt ở độ sâu thích hợp, các yếu tố môi trường khá ổn định, nguồn thức ăn khá phong phú nên hầu sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao.
Chi phí ban đầu cao, chăm sóc quản lý khó khăn.
Nuôi bè Chi phí ban đầu thấp, dễ chăm sóc quản lý, cơ động khi điều kiệïn môi trường bất lợi.
Tuổi thọ thấp, tốn nhiều công xây dựng.