Thông tin về chủ hộ nuôi hầu

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu (Trang 42 - 44)

- Tuổi của chủ hộ

Dựa trên phiếu điều tra phân tích thu được kết quả là chủ hộ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%, chủ hộ từ 30 ÷ 50 tuổi có tỷ lệ cao nhất 81% và số chủ hộ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 12%.

Bảng 3.1: Độ tuổi của người nuôi hầu

Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi 7 7

Từ 30 - 50 tuổi 81 81

Trên 50 tuổi 12 12

Tổng cộng 100 100

Các chủ hộ nuôi hầu nhỏ hơn 30 tuổi tham gia ít, điều này cho thấy thanh niên ít tham gia vào nghề nuôi hầu vì họ chưa có kinh nghiệm và vốn để đầu tư. Các chủ hộ từ 30 – 50 tuổi chủ yếu là lứa tuổi trung niên tham gia với lực lượng đông vì có nhiều kinh nghiệm sống, chịu khó và có vốn để đầu tư cho nuôi hầu.

- Giới tính của chủ hộ

Phần lớn chủ hộ nuôi hầu là nam giới chiếm 85%, nữ giới chỉ có 15%. Do nam giới là người chủ gia đình, hơn nữa nghề nuôi hầu thường phải ở ngoài lồng, giàn, bè nuôi nên nữ giới thường ít tham gia vào các hoạt động nuôi hầu. Những chủ hộ là nữ giới thường bỏ vốn ra thuê nhân công nam về nuôi hoặc họ làm khâu chuẩn bị dây, phao, chặt tôn fibroximang…

- Trình độ học vấn của chủ hộ

Đa số người nuôi hầu có trình độ văn hóa thấp cấp II là chủ yếu chiếm 60%, trình độ cấp III cũng chiếm tỷ lệ tương đối là 21%. Tình trạng mù chữ còn có 1 người, chủ hộ nuôi cấp I chiếm tỷ lệ cũng ít là 18%. Điều này cho thấy họ có trình độ hiểu biết về đặc điểm của con hầu nuôi cũng như kỹ thuật nuôi. Trong quá trình điều tra, người dân cho

biết đa phần họ không qua một lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật nào. Hoạt động nuôi hầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Trong số 100 phiếu điều tra thì chỉ có 5 chủ hộ nuôi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi hầu của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư thành phố mở ra năm 2006.

Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi hầu Trình độ văn hóa Số hộ Tỷ lệ ( %) Cấp III 21 21 Cấp II 60 60 Cấp I 18 18 Không biết chữ 1 1 Tổng cộng 100 100

- Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Chủ hộ nuôi hầu chủ yếu là những người không có bằng cấp chiếm tỷ lệ 79%. Những người nuôi có bằng đại học chiếm tỷ lệ thấp có 4%, còn không có ai có bằng sơ cấp mà có 17% chủ hộ có bằng trung cấp. Kết quả cho thấy những hộ nuôi có bằng cấp tiếp thu những kỹ thuật nuôi tiên tiến được còn chiếm tỷ lệ ít, trong khi đó những hộ nuôi không có bằng cấp thì nuôi hầu bằng kinh nghiệm. Từ năm 2007 khi những chủ hộ có bằng cấp phát triển nuôi hầu thì môi trường nước ở đây không còn thuận lợi cho hầu và vì thế họ không phát triển nghề nuôi hầu tiếp những năm sau được.

Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ % 1. Không bằng cấp 79 79 2. Sơ cấp - - 3. Trung cấp 17 17 4. Đại học 4 4 Tổng cộng 100 100

- Chuyên ngành học của chủ hộ:

Trong tổng số 21 hộ có bằng cấp từ trung cấp đến đại học thì chỉ có 5 hộ đã qua đào tạo về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản còn lại là 12 hộ học chuyên ngành kinh tế đầu tư nuôi và 4 hộ chuyên ngành chế biến thủy sản bỏ vốn ra nuôi. Như vậy, phần nào làm hạn chế khả năng nhận thức, tư duy và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào nuôi hầu. Mặt khác nó cũng chứng tỏ nghề nuôi hầu có khả năng thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật từ các ngành khác.

Bảng 3.4: Trình độ chuyên ngành học của chủ hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ %

1. Ngành kinh tế 12 57,14

2. Ngành nuôi trồng thủy sản 5 23,81 3. Ngành kỹ thuật nông nghiệp - -

4. Ngành khác 4 19,05

Tổng cộng 21 100

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu (Trang 42 - 44)