Đặc điểm dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu (Trang 28 - 30)

Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng [18].

Thức ăn của ấu trùng bao gồm các loại sau: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic, trùng roi (10 µm hoặc nhỏ hơn). Ấu trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và những hạt vật chất hữu cơ [18].

Thức ăn của hầu trưởng thành bao gồm các loại sau: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo (Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema... )

Hầu bắt mồi thụ động theo hình thức lọc trong quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phía miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài [18].

Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào

dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đẩy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.

Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn... Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm. Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn... trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp [18].

1.2.2.3. Đặc điểm sinh sản

- Giới tính của hầu

Giới tính của hầu Crassostrea belcheri có 3 dạng: Cá thể đực: Tuyến sinh dục chỉ chứa các tinh tử Cá thể cái: Tuyến sinh dục chỉ chứa trứng

Cá thể lưỡng tính : Trong tuyến sinh dục có chứa cả tinh tử lẫn trứng

- Các giai đoạn của tuyến sinh dục

Quá trình phát triển tuyến sinh dục của hầu Crassostrea belcheri chia thành 5 giai đoạn, được mô tả như sau:

+ Giai đoạn I: Tuyến sinh dục không màu sắc, chưa xuất hiện tế bào sinh sản. Tuyến sinh dục gồm có các mô liên kết, các chất cần thiết cho quá trình tạo trứng và tinh trùng. Giai đoạn này chưa phân biệt được cá thể đực và cái.

+ Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con cái bắt đầu xuất hiện tế bào

sinh trứng, con đực bắt đầu xuất hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứng hầu xuất hiện các túi chứa trứng và noãn nguyên bào. Các tế bào sinh tinh trong tuyến sinh dục đực sắp xếp rời rạc. Giai đoạn này vẫn còn rất khó để phân biệt đực cái bằng mắt thường.

+ Giai đoạn III: Tuyến sinh dục cái xuất hiện màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào sinh trứng bắt đầu rời khỏi túi chứa trứng, song vẫn còn có hình đa diện méo mó, đang trong thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng. Một số tế bào trứng khác vẫn còn dính trên vách của túi trứng và tiếp tục phát triển.

Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục. Tinh trùng tập trung thành đám dày đặc nhưng vẫn nằm trong túi tinh, chưa thoát ra ngoài.

+ Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục đực và cái căng phồng đạt kích thước cực đại. Dùng mũi dao chích nhẹ vào tuyến sinh dục trứng và tinh dịch sẽ thoát ra ngoài. Túi tinh chứa các bó nang và tinh trùng hoạt động tự do. Buồng trứng có nhiều bào nang và chứa nhiều trứng thành thục, hình bầu dục, quả lê, nhân to, đạt kích thước tối đa.

+ Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hầu vừa đẻ xong, tuyến sinh dục bắt đầu co lại,

teo tóp. Màu sắc buồng trứng nhợt nhạt, loang lổ. Quan sát kỹ buồng trứng và túi tinh ta thấy, vẫn còn sót lại những tế bào trứng và tinh trùng kích thước lớn bé không đều. Điều đó chứng tỏ hầu C. belcheri sinh sản nhiều lần trong năm [18].

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi hầu (crassostrea belcheri sowerby, 1871) thương phẩm ở tỉnh bà rịa –vũng tàu (Trang 28 - 30)