TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINHVẬT NGOẠI LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINHVẬT NGOẠI LAI

1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về SVNLXH, đặc biệt là ở Mỹ. Tại Mỹ và Canada đã ghi nhận có khoảng 2.100 lồi thực vật ngoại lai xâm hại. Đầu thập niên 1970, tại Mỹ đã thống kê có hơn 200 lồi nấm vi khuẩn, tuyến trùng và hơn 100 lồi cơn trùng là dịch hại đƣợc du nhập từ nƣớc ngồi. Cũng tại Mỹ,có hơn ½ số lồi dịch hại chính có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngồi, gây tổn thất hàng tỷ đô la hàng năm cho ngành nông nghiệp Mỹ (Cheremisinov, 1973; Golembiowash ,1981) . Ở Mỹ, số lƣợng loài thực vật ngoại lai xâm hại ở các bang không giống nhau và biến động từ 8-47% tổng số loài thực vật của từng bang (USDA Forest Service,2002)

Ở các nƣớc Trung Âu, đến 1981 đã xác định có tới 35% số lồi sâu hại đƣợc du nhập từ các nƣớc thuộc các châu lục khác hoặc từ các nƣớc phía nam châu Âu (Cheremisinov,1973; Golembiowash,1981). Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đều bị ảnh hƣởng bởi các SVNLXH. Năm 2004, IUCN đã xác định đƣợc 49 loài ở Mauritius, 44 loài ở Swaziland, 37 loài ở Algeria và Madagasca, 35 loài ở Renya, 28 loài ở Egypt, 26 loài ở Ghana và Zimbabwe, 22 loài ở Ethiopia (IUCN/SSC/ISG, 2007). Ở Tanzania có khoảng 1% số lồi du nhập đã trở thành loài

SVNLXH(Groves,1986). Theo Borokini, có 25 lồi thực vật ngoại lai xâm hại đã ghi nhậnđƣợc ở Nigeria. Ở Uganda ghi nhận đƣợc hơn 20 loài thực vật ngoại lai xâm hại (NARO,2002).Đối với Cộng hòa Nam Phi. IUCN (2004) đã xác định đƣợc 81 loài ngoại lai xâm hại,nhƣng một nghiên cứu khác cho rằng quốc gia này có ít nhất 161 loài thực vật ngoại lai xâm hại bắt gặp trong các HST tự nhiên và bán tự nhiên (Henderson,1995). Nhiều lồi SVNLXH đƣợc tìm thấy ở châu Phi có trong danh sách 100 lồi SVNLXH gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới (IUCN/SSC/ISG,2004).

Newziland là nơi có số lồi SVNLlớn hơn số lồi bản địa, cụ thể là chỉ có 1200 lồi là bản địa, nhƣng có tới 1700 lồi ngoại lai.

Srilanka sau 6 năm nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 20 loài động vật và 39 loài thực vật là SVNLXH đã phát tán trong các HST tự nhiên và bán tự nhiên (UNDP,2003).

Số lƣợng loài SVNLXH đã ghi nhận đƣợc trên thế giới rất nhiều. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả do SVNLXH gây ra, đã lập đƣợc danh sách gồm 100 loài SVNLXH gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới. Trong danh sách này có 8 lồi sinh vật, 4 loài thực vật thủy sinh, 32 loài thực vật trên cạn, 9 loài động vật không xƣơng sống ở nƣớc, 17 lồi động vật khơng xƣơng sống trên cạn, 3loài lƣỡng cƣ, 8 lồi cá, 3 lồi chim, 2 lồi bị sát và 14 loài thú (Lowe và cộng sự,2000)

1.3.2. Tại Việt Nam

Vấn đề SVNLXH cịn ít đƣợc chú ý ở Việt Nam. Cho đếnnửa đầu thập kỷ 1990, khi dịch ốc bƣơu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng Bắc Bộ, từ đó các lồi SVNLXH mới từng bƣớc đƣợc nhìn nhận nhƣ một vấn đề cần phải quan tâm. Dù vậy, cho đến nay cũng chƣa có nhiều nghiên cứu về SVNL nói chungSVNLXH nói riêng. Một số nghiên cứu về cây Mai Dƣơng (Mimosa

pigra, Trần Triết và cộng sự, 2001,2004,2005; Viện Bảo vệ thực vật,2002, 2003,

2006), về ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata) (Cục bảo vệ thực vật,2000 ; Viện bảo vệ thực vật, 2004, 2006), về bọ cánh cứng ăn hại lá dừa, sâu róm hại thơng, ong ăn lá thơng (Phạm Bình Quyền,2004). Một số cơng trình nghiên cứu về động vật

thủy sinh nhập nội, chủ yếu là về cá (Phạm Anh Tuấn, 2002, Lê Thiết Bình, 2005). Cũng phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Công Minh và cộng sự vào năm 2005 về đánh giá hiện trạng của các loài SVNLXH trên cạn ở Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp ma trận để phân tích các tác động của 23 lồi SVNL (chủ yếu là thực vật) gây ra đối với ĐDSH.Bộ thủy sản (cũ) năm 2005, đã đƣa ra danh mục 41 loài thủy sinh vật nhập nội ở Việt Nam. Trong số này chỉ có 9 lồi đƣợc xác định là hồn tồn khơng có hại theo hệ thống phân loại khả năng xâm hại của Witenberg và Cock (2001).

Gần đây có nhiều nghiên cứu của Đặng Thanh Tâm và cộng sự về thành phần loài thực vật ngoại lai tại 10 vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ các vƣờn quốc gia: Hoàng Liên, Cát Bà, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Chƣ Mom Ray, Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thƣợng và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Đã ghi nhận đƣợc 25 lồi SVNLXH, trong đó có những lồi nguy cơ gây hại cao nhƣ cỏ Lào (Chromolaena odorata), trinh nữ móc (Mimosa diplotricha), mai dƣơng (Mimosa pigra), cỏ ống (Panicum repens), bèo nhật bản (Eichhornia crassipes), cúc leo (Mikania micrantha).

Ngày 26 tháng 9 năm 2013 Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thông tƣ liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT- BNNPTNT ban hành 3 danh mục:

- Danh mục loài ngoại lai xâm hại : có 25 lồi gồm 3 lồi vi sinh vật, 1 loài nấm, 5 lồi động vật khơng xƣơng sống, 6 lồi cá, 2 lồi lƣỡng cƣ bị sát, 1 lồi thú, 7 loài thực vật (Phụ lục 01).

- Danh mục loài ngoại lai xâm hại có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam: có 15 lồi gồm 1 lồi động vật khơng xƣơng sống, 5 loài cá, 01 loài lƣỡng cƣ bị sát, 01 lồi thú và 07 loài thực vật (Phụ lục 02).

- Danh mục lồi ngoại lai có nguy cơ xâm hại xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam: có 41 lồi gồm 22 lồi động vật khơng xƣơng sống, 2 lồi cá, 3 lồi lƣỡng cƣ bị sát, 3 loài chim và thú, 11 loài thực vật (Phụ lục 03)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)