Rừng thơng bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 56)

(Nguồn: Trung tâm học liệu ĐH Thái Nguyên, 2010)

3.3.2.3. Hình thái, tập tính

- Hình thái: Sâu trƣởng thành: Ngài cái dài 25-35mm, ngài đực nhỏ hơn một chút, màu sắc biến đổi từ mầu xám, mầu nâu vàng hay mầu nâu sẫm tùy theo mùa. Râu đầu con cái hình răng lƣợc đơn, con đực hình răng lƣợc kép. Cánh trƣớc lớn hơn cánh sau, ở giữa cánh trƣớc có một chấm trắng nhỏ. Từ gốc đến mép ngồi của cánh trƣớc có 8 chấm đen xếp thành hình số 3 (Hình 3.4).

Hình 3.4. Trƣởng thành sâu róm thơng (Dendrolimus punctatus Walkes)

(Nguồn: Trung tâm học liệu ĐH Thái Nguyên, 2010)

+ Trứng: hình bầu dục, dài 1,8-1,9mm, mới đẻ mầu trắng xanh lơ, chuyển sang mầu hồng nhạt, khi sắp nở mầu nâu sẫm (Hình 3.5).

Hình 3.5. Trứng sâu róm thơng(Dendrolimus punctatus Walkes)

(Nguồn: Trung tâm học liệu ĐH Thái Nguyên, 2010)

+ Kích thƣớc: Tuổi 1 thân dài 5-9mm. Tuổi 2 thân dài 8-14mm.Tuổi 3 thân dài 15- 22mm. Tuổi 4 thân dài 22-32mm. Tuổi 5 thân dài 30-38mm.Tuổi 6 thân dài 38- 65mm.

+ Mầu sắc: sâu non tuổi một mầu xám, giữa lƣng có một đƣờng chỉ vàng chạy dọc, hai bên tuyến lƣng có hai đƣờng chỉ đen. Phía đầu sâu có 4 túm lơng dài, cuối thân cũng có một túm lơng dài.

+ Sâu non tuổi 2 mầu nâu hay mầu đen nhạt. Trên lƣng của đốt ngực có 2 vằn lơng đen nằm ngang và trên đó có nhiều lơng dài. Trên lƣng của đốt bụng thứ 6 có khoang mầu vàng nhạt.

+ Sâu non tuổi 3 mầu nâu hay mầu đen nhạt xen kẽ các chấm trắng. Trên lƣng của các đốt ngực vẫn có 2 vằn lơng đen, giữa 2 lơng đen có mầu vàng nhạt. Hai bên lƣng của các đốt bụng có các túm lơng độc.

+ Sâu non tuổi 4, tuổi 5, tuổi 6 màu sắc không biến đổi mấy chỉ lớn lên về kích thƣớc, nhƣng xung quanh đầu và thân có rất nhiều lơng dài (Hình 3.6).

Hình 3.6. Sâu non sâu róm thơng (Dendrolimus punctatus Walkes)

(Nguồn: Trung tâm học liệu ĐH Thái Nguyên, 2010)

+ Nhộng: dài 22-27mm, mầu nâu đen hay mầu cánh gián. Nhộng nằm trong kén bằng tơ. Kén dài 32-37mm, mầu trắng xám, bên ngồi có nhiều lơng độc.

-Tập tính sinh hoạt:

+ Sâu trƣởng thành cái có thể tiết pheromone để dẫn dụ ngài đực đến giao phối. Sau khi giao phối sâu trƣởng thành cái tiến hành đẻ trứng ngay. Trứng đƣợc đẻ

thành nhiều hàng trên là thơng. Mỗi con cái đẻ trung bình từ 300-500 trứng. Thời gian đẻ trứng chỉ kéo dài 2-3 ngày. Sâu trƣởng thành có tính xu quang, thƣờng hay bắt đầu đẻ trứng vào những cây ở đỉnh đồi. Thời gian sống của pha trƣởng thành khoảng 3-7 ngày.

+ Trứng cần khoảng 6-10 ngày cho sự phát triển. Sâu non khi mới nở quay lại ăn gần hết vỏ trứng, chỉ để lại một phần ít. Tuổi 1 sâu non tập trung trên một cành để ăn lá. Lúc đầu sâu non chỉ găm phần biểu bì, để lại phần lõi lá, những lá của cành bị hại khô đi rủ xuống trông rất rõ. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 thƣờng sử dụng khả năng bng tơ để di chuyển theo gió. Khi lột xác sâu non thƣờng quay lại ăn gần hết xác. Từ tuổi 3 trở đi sâu ăn rất mạnh, nó thƣờng cắn bỏ 3-4cm ở phía đầu lá, rồi bắt đầu ăn từ ngoài vào trong, sau 5-6 phút là hết lá. Sâu non tuổi 3-5 gây ra phần lớn thiệt hại cho cây. Khi ăn no sâu non thƣờng quấy rơi xuống gốc là nằm nghỉ, đầu luôn hƣớng ra ngồi, nếu lúc này có bị va chạm sâu no thƣờng quẫy rơi xuống ngóc đầu chống cự, thời gian phá hại của sâu non 20 – 35 ngày.

+ Sang tuổi 6 sâu non hoạt động chậm chạp, tìm nơi thích hợp để làm kén hóa nhộng. Kén thƣờng làm ở trên lá. Pha nhộng kéo dài khoảng 9-13 ngày.

+ Sâu róm thơng một năm có 4 hoă ̣c 5 vòng đời tùy theo tứng nơi .

+ Nhiệt độ thích hợp khoảng của sâu róm thơng từ 25- 3000C và khoảng độ ẩm thích hợp khoảng từ 80-86%. Trong năm sâu róm thơng thƣờng phát dịch vào tháng 5,6,7,8,9 ở những khu rừng 7-15 tuổi.

3.4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC LỒI CƠN TRÙNG NGOẠI LAI TRONG THÔNG TƢ 22 TẠI HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SĨC SƠN

3.4.1. Tình hình phân bố của các lồi cơn trùng ngoại lai có trong thơng tƣ 22 tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn

Thông tƣ 22 của Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng đề xuất 2 lồi côn trùng ngoại lai đã xuất hiện trên địa bàn Hà Nội là Bọ cánh cứng hại dừa và Sâu róm hại thơng. Qua thực tế điều tra khảo sát chúng tôi thấy rằng ở cả hai huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn đều xuất hiện cả hai lồi này.

Cụ thể tình hình phân bố của hai lồi cơn trùng ngoại lai trong thơng tƣ 22 đƣợc thể hiện qua bản đồ phân bố sau:

3.4.2. Tình hình gây hại và cơng tác quản lý các lồi cơn trùng ngoại lai có trong thơng tƣ 22 tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn trong thông tƣ 22 tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn

Qua điều tra khảo sát kết hợp với phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng và cán bộ địa phƣơng tại huyện Mỹ Đức cho thấy, loài bọ cánh cừng hại dừa có xuất hiện trên một số cây họ cau dừa nhƣ: Dừa, cau nhà, cau cảnh, cau vua... . Ngồi một số diện tích trồng cây cau vua làm cảnh cung cấp cho các công viên trên địa bàn Hà Nội thì những lồi khác hầu nhƣ xuất hiện riêng lẻ và diện tích trồng là khơng đáng kể. Lồi sâu róm hại thơng cũng có xuất hiện ở một số diện tích trồng thơng và phi lao và cũng đã gây hại nhất định trên các loại cây này. Tuy nhiên vì những loại cây này khơng phải là cây trồng chính tại địa phƣơng nên việc gây hại khơng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới nền kinh tế sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng cũng nhƣ ảnh hƣởng tới ĐDSH trong khu vực. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng trong huyện cũng chƣa có sự quan tâm và chỉ đạo trong việc phịng ngừa cũng nhƣ tiêu diệt hai lồi này. Tuy nhiên trong định hƣớng phát triển lâu dài chính quyền địa phƣơng cần có những biện pháp tích cực hơn trong việc phịng trừ tất cả các lồi sâu hại này.

Huyện Sóc Sơn có HST đặc trƣng là rừng trên đồi núi đất, và loài thực vật chủ đạo tại các đồi núi đất là thơng. Lồi sâu róm hại thơng đã gây hại nghiêm trọng trên một diện tích trồng thơng lớn của tồn huyện. Khoảng tháng 9 vừa qua tại Sóc Sơn đã xảy ra dịch sâu róm hại thơng lớn nhất trong vịng 11 năm qua. Tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh nhiều diện tích rừng thơng đang bị phá hoại. Nhiều ổ dịch sâu róm có mật độ dày đặc, ăn trụi lá non và lá bánh tẻ. Đặc biệt, một số diện tích thơng tại xã Nam Sơn bị hại nặng, cây trồng nhƣ đã bị chết. Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 - 400 con/cây, thậm chí sâu hại cục bộ 1.000 con/cây. Theo thống kê, diện tích rừng thơng bị sâu hại hiện đã lên tới 27ha và đang có nguy cơ tăng nhanh. Lý giải nguyên dịch bệnh trên, Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho biết, do thời tiết nóng ẩm kéo dài, sâu róm hại thơng đang ở tuổi 2 - 3 phát sinh nhanh nên gây hại trên diện rộng. Khảo sát thực tế cho thấy, diện tích thơng ở tuổi 5 - 6 đƣợc trồng từ 25 - 30 năm về trƣớc đang bị sâu róm hại lớn nhất. Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật, đến 6/8/2014, tổng diện tích rừng thơng bị nhiễm sâu róm thơng là 45,8ha, trong đó diện tích thơng bị râu róm thơng phá hoại nặng, sâu đang ở giai đoạn nhộng, mật độ sâu 10-25 con/cành,

sâu non có độ tuổi 3, 4 là 27,8ha; diện tích thơng có mật độ sâu róm cao là 18ha. Diện tích thơng bị nhiễm sâu hiện đang ở thời điểm phát sinh gây hại mạnh nếu khơng phịng trừ kịp thời sẽ là nguồn ổ dịch gây hại cho các diện tích thơng hiện có.Để chủ động phịng trừ, giảm thiệt hai do sâu róm thơng gây ra, đồng thời bảo đảm an toàn mơi trƣờng sinh thái và hiệu quả phịng hộ môi trƣờng của rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thành phố cấp kinh phí bổ sung 318,732 triệu đồng phịng trừ và dập ổ dịch.

Tuy nhiên cũng nhƣ tại huyện Mỹ Đức, diện tích trồng các cây họ cau dừa tại huyện Sóc Sơn khơng nhiều nên lồi Bọ cánh cừng hại dừa hầu nhƣ không gây hại nghiêm trọng và cũng chƣa đƣợc quan tâm phòng trừ.

3.5. CÁC LỒI CƠN TRÙNG NGOẠI LAI XÂM HẠI KHÁC ĐÃ ĐƢỢC CƠNG NHẬN TRÊN THẾ GIỚI CĨ MẶT TẠI HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SĨC SƠN

Thơng tƣ 22/2011/TT - BTNMTban hành ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ TN&MT đã đƣa ra danh sách 2 lồi cơn trùng ngoại lai xâm hại có mặt tại Việt Nam là bọ cánh cứng hại lá dừa (Brontispa longgissima) và Sâu róm thơng (Dendrolimus punctatus). Tuy nhiên, với các thơng tin về đặc tính sinh thái cũng nhƣ phân bố của lồi sâu róm thơng cho thấy, lồi Sâu róm thơng có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nƣớc Đơng Nam Á. Do đó, tại Việt Nam sâu róm thơng khơng đƣợc công nhân là sinh vật ngoại lai xâm hại. Vì vậy, trong thơng tƣ 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên Môi trƣờng và Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thay thế thơng tƣ 22 thì chỉ đƣa ramột lồi cơn trùng ngoại lai xâm hại là Bọ cánh cứng hại lá dừa (Brontispa longgissima). Với mong muốn hoàn thiện danh

sách các lồi cơn trùng ngoại lai xâm hại tại hai huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn một cách đầy đủ hơn, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu danh sách các lồi cơn trùng đã đƣợc thống kê trên địa bàn 2 huyện mới danh sách các lồi cơn trùng ngoại lai xâm hại đã đƣợc công nhân trên thế giới. Danh sách cơn trùng tại huyện Sóc Sơn đƣợc tham khảo tại “ Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra, đánh giátổng hợp về ĐDSH thành phố Hà Nội”. Danh sách côn trùng tại huyện Mỹ Đức đƣợc tham khảo trong Báo

cáo tổng kết đề tài “Điều tra đa dạng sinh học động vật ở Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, Hà Nội”.Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 1.1. Danh sách các lồi cơn trùng ngoại lai tại huyện Mỹ Đức

STT Tên phổ thông Tên khoa học Phân bố

1 Xén tóc đục thân Anoplophora chinensis 2,3

2 Đuông dừa Rhynchophorus ferrgineus (Olivier) 1,2,3

Bảng 1.2. Danh sách các lồi cơn trùng ngoại lai tại huyện Sóc Sơn

STT Tên phổ thơng Tên khoa học Phân bố

1 Rầy chổng cánh Diaphorina citri 2,3

2 Ruồi Địa Trung Hải Ceratitis capitata 2,3

Ghi chú:

Cột phân bố: 1 – Rừng trên núi đá vơi

2 – Rừng tre nứa, trảng có, trảng cây bụi 3 – Đất canh tác nông nghiệp

3.5.1. Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis)

Tên khoa học: Anoplophora chinensis Tên thường gọi: Xén tóc đục thân

Hệ thống phân loại: Họ Xén tóc (Cerambycidae)

Xén tóc đục thân có nguồn gốc từ khu vực Đơng Á, nơi mà chúng đã tán phá nghiêm trọng tới rừng và một số cây nông nghiệp chủ đạo. Chúng đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và HST khi chúng đƣợc đƣa tới Bắc Mỹ và châu Âu. Việc kiểm dịch chặt chẽ và đƣa ra các tiêu chuẩn cụ thể về kiểm dịch thực vật sẽ là cơ sở để quản lý và phòng ngừa sự lây lan các dịch hại này theo con đƣờng du nhập khơng có chủ đích.

Trứng kích thƣớc 5,5mm x 1,7mm, thon dài, hình trụ nhỏ, vỏ nhẵn, thon ở 2 đầu, lúc đầu màu trắng kem, gần nở chuyển sang màu vàng nâu (Lieu 1945, trong Gyeltshen và Hodges 2005). Ấu trùng là sâu đục thân gỗ đầu tròn điển hình. Ấu trùng khơng chân khi mới nở dài 5mm và có thể phát triển đạt tới kích thƣớc dài 52mm. Chúng có màu trắng kem với một mấu hóa kitin màu vàng/hổ phách trên đốt ngực trƣớc và một dấu màu nâu trên mặt trƣớc (Gyeltshen và Hodges năm 2005; MAF 2005). Nhộng dài 27 – 38 mm, nó có cánh cứng trƣớc chỉ bao phủ đƣợc một phần cánh sau và tạo thành đƣờng cong bao xung quanh trên bề mặt bụng của cơ thể (Gyeltshen and Hodges 2005).

Hình 3.7. Lồi Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis)

(Nguồn:Invasive.org.)

Xén tóc đục thân có hình dạng điển hình của họ Xén tóc. Con cái lớn hơn con đực, con đực có chiều dài 25 mm, con cái dài 35 mm. Xén tóc có màu từ đen bóng đến xanh đen (tùy thuộc vào loại cây mà nó cƣ trú) và có những chấm tinh xảo (có các chấm nhỏ hoặc các điểm) màu trắng không đều trên cánh trƣớc (EPPO Undated; Walker 2008). (Cánh trƣớc bị biến đổi, cánh trƣớc cứng lại là đặc trƣng của một nhóm cơn trùng, đặc biệt là nhóm bọ cánh cứng). Cánh trƣớc của con cái song song và đều còn cánh trƣớc của con đực thì nhỏ dần về phía đi (Walker 2008). Các râu có 11 phân đoạn, các khớp xƣơng của râu có màu đen với nền là

màu xanh xám làm cho xuất hiện các sọc. Râu dài hơn thân (từ 1,7-2 lần so với thân con đực và 1,2 lần thân con cái) (Walker 2008) Tấm lƣng có mấu nhọn nổi lên ở cả 2 bên. (Các tấm lƣng là mặt trên của đốt ngực trƣớc, hình dạng của các tấm lƣng là rất quan trọng trong việc định loài các loài bọ cánh cứng)

Việc phát hiện ra bất kì con xén tóc cánh cứng nào nghi ngờ là Anoplophora là rất đáng lƣu ý. Nhận biết rõ nhất A.chinensis là ở giai đoạn trƣởng thành. Các nốt trên nền cánh trƣớc là một đặc điểm nhận dạng quan trọng. Tuy nhiên để xác định chính xác nhất phải nhờ đến các chuyên gia phân loại Xén tóc (NAFC 2001)

Xén tóc đục thân dành phần lớn vịng đời của chúng (1-2 năm) là ấu trùng nằm bên trong thân hoặc gốc cấy. Có đến 90% số lƣợng các con A. Chinensis có thể sống dƣới mặt đất (Herald và cộng sự 2006). Hầu nhƣ ít khi thấy sự xuất hiện của chúng. Loài cơn trùng này có thể xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhƣng việc tiêu diệt chúng phải bắt đầu từ đầu tháng cho đến tận cuối tháng 10 (Bộ Tài nguyên và Nông thông Malta).

Dấu hiệu đặc trƣng của A. Chinensis trong giai đoạn này là:

1) Sự xuất hiện lỗ: Vào cuối giai đoạn trƣởng thành nhộng nổi lên và để lại một vịng đặc biệt hoặc lỗ thốt hình hơi bầu dục trên bề mặt vỏ (EPPO 2007, NAFC 2001). Lỗ thƣờng có đƣờng kình 6-11mm (Bộ Tài nguyên và Nơng thơng Malta). Có một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lỗ hổng này thƣờng để lại trên thân cây cách mặt đất từ 5-20cm (Juckeret al.2006)

2) Xuất hiện các đống mùn cƣa nhỏ: Ấu trùng thƣờng để lại gốc cây hoặc các cành cây những đám phân nhƣ các mùn cƣa tại các lỗ hổng sau khi chúng thoát ra (MAF 2005). Các dạng mùn cƣa hoặc phân của ấu trùng trung bình tồn tại khoảng 29 ngày sau khi đẻ trứng (Jucker et al. 2006)

3) Rỉ sáp: Ở một số cây chủ nhựa có thể rỉ ra từ các lỗ ẩn nấp của A. chinensis (EPPO 2007).

Nơi xuất hiện

Khu vực nông nghiệp, các cây chủ, rung tự nhiên, rừng trồng, các khu đơ thị

Lồi cơn trùng này thích hợp các cây chủ là cây trong rừng, khu đô thị và vùng trồng trái cây (NAFC 2001). Xén tóc đục thân khơng chỉ có riêng ở các cây ăn quả có múi mà cịn có thể tàn phá một loạt các cây ăn quả và hạt cũng nhƣ rừng trồng và cây trồng khác.

Ảnh hưởng chung

Các chi Anoplophora thƣờng đục vỏ gỗ của cây bằng cách khoan những lỗ trên thân cây do đó phá hủy mạch xylem của thân gỗ (mạch vận chuyển nƣớc và muối khoáng trong cây) Anoplophora chủ yếu tấn công vào những cây yếu để giết chết cây hoặc tấn công những cây đã chết nhƣng không giống nhƣ nhiều sâu đục thân khác, Xén tóc đục thân cũng có thể tấn cơng vào cả những cây khỏe (Chambers 2002, Gyeltshen và Hodges 2005; Viện nghiên cứu Rừng 2007).

Hình 3.8. Xén tóc đục thân(Anoplophora chinensis)làm tổ trong thân cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)