Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. CÁC LOÀI CÔN TRÙNG NGOẠI LAI XÂM HẠI KHÁC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG

3.5.3. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

Tên phân loại: Diaphorina citri Kuwayama, 1908 Tên gọi khác:Euphalerus citri Crawford

Tên thường gọi: Rầy chổng cánh châu Á, Rầy chổng cánh, rệp chổng cánh, rầy

chổng cánh phƣơng Đơng…

Nhóm phân loại: Cơn trùng

Diaphorina citri hay còn gọi là rầy chổng cánh là một trong những loài gây hại nghiêm trọng nhất cho nhóm cây có múi trên thế giới. Nó gây thiệt hại do việc ăn trực tiếp các bộ phận của cây và tiêm nọc độc của nó vào cây dẫn đến lá bị biến dạng và bị quăn nếu bị tấn cơn từ khi lá cịn non, mềm. Ngồi ra nó cịn tiết ra một lƣợng lớn dịch ngọt gây ra nấm mốc có màu đen nhƣ bồ hóng phát triển trên mặt lá

tạo ra các vết đen làm giảm sự quang hợp của lá. Đó là cách mà D. citri làm vecto truyền bệnh đốm lá HLB của châu Á và châu Mỹ. HLB là một bệnh gây ra do vi khuẩn hoạt động tại vỏ cây thuộc chi Candidatus Liberibacter. HLB gây úa lá giống nhƣ hiện tƣợng thiếu kẽm, chết cành non, sinh trƣởng còi cọc, quả nhỏ và kém chất lƣợng. Cây thƣờng chết sau vài năm và tồn bộ vƣờng cây ăn quả có thể bị tàn phá. HLB đe dọa nghiêm trọng tới ngành nơng nghiệp trồng cam qt trên tồn thế giới. Hiện nay khơng có phƣơng pháp chữa bệnh cho cây bị nhiễm vi khuẩn, vì vậy phƣơng pháp kiểm sốt chính là tập trung vào việc hạn chế sự phát triển về số lƣợng của D. citri. Biện pháp kiểm soát: kết hợp các phƣơng pháp vật lý, hóa học và phƣơng pháp sinh học.

Mô tả

Con trƣởng thành dài 3-4mm, tồn bộ cơ thể màu nâu có đốm và đầu màu nâu sáng. Phần bụng có mặt lƣng màu đen và mặt bụng màu trắng xanh (EPPO 2005). Cánh trƣớc của chúng rộng nhất ở phần chóp và có đốm với một dải màu nâu kéo dài khoảng nửa ngoài của cánh và bị cắt ngang ở đoạn gần chóp (Mead 2008). Cánh sau dài và mảnh, chiều dài gấp 3 lần so với chiều rộng. Cánh sau dài bằng 0,9 lần chiều dài cánh trƣớc (EPPO 2005 a). Râu (anten) có chóp đen với hai đốm màu nâu sáng nhỏ ở giữa các phân đoạn. Tồn bộ cơn trùng thƣờng đƣợc bao phủ bằng một màu trắng, chất sáp tiết ra làm nó dính bụi (Mead 2008)

Hình 3.11. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)trƣởng thành

Mô tả môi trường sống

Môi trƣờng sống của Diaporina citri chỉ giới hạn cở các cây họ Rutaceae, chủ yếu xuất hiện trên các cây chủ là cây dại và trên các cây có múi, đặc biệt là chanh và chanh lá cam (EPPO 2005a). Một trong số những cây chủ ƣa thích của chúng là Nguyệt quế, một loại cây cảnh đƣợc trồng rộng rãi ở miền nam Florida. Mật độ rầy chổng cánh trên cây này có thể cực kỳ cao vì thế việc kiểm tra trên các cây này là phƣơng pháp hữu hiệu nhất để khảo sát sự xuất hiện của rầy chổng cánh hại cam quýt châu Á (Halbert 2006).

Ảnh hưởng chung

Rầy chổng cánh châu Á ăn cam quýt và các loại cây khác có họ hàng gần gũi với họ Rutaceae (Arakelian 2008). Chúng tiêu thụ một lƣợng lớn nhựa cây vì chúng ăn uống và bài tiết rất nhiều dịch mật có đƣờng. Dịch mật tiết ra bám ở lớp vỏ cây và làm cho lớp mốc đen phát triển. Nấm mốc đen tạo thành những vết đen trên lá cây và làm giảm khả năng quang hợp (Wang et al. 2001 in Yang et al. 2006).

Tài liệu “Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968” của Viện bảo vệ thực vật cho thấy đã phát hiện loài Rầy chổng cánh tại Việt Nam.

Tài liệu “Danh lục sinh vật gây hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng

sau thu hoạch ở Việt Nam (điều tra năm 2006 – 2010)” do Cục bảo vệ thực vật

điều tra cũng đã phát hiện loài Rầy chổng cánh tại một số tỉnh miền Bắc trong đó có Hà Nội.

Qua tham khảo các tài liệu và những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng lồi Rầy chổng cánh có nguồn gốc từ một số nước khu vực châu Á, vì vậy nhiều khả năng đây là loài bản địa đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)