Xén tóc đục thân(Anoplophora chinensis)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 63)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5. CÁC LOÀI CÔN TRÙNG NGOẠI LAI XÂM HẠI KHÁC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG

3.5.1. Xén tóc đục thân(Anoplophora chinensis)

Tên khoa học: Anoplophora chinensis Tên thường gọi: Xén tóc đục thân

Hệ thống phân loại: Họ Xén tóc (Cerambycidae)

Xén tóc đục thân có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, nơi mà chúng đã tán phá nghiêm trọng tới rừng và một số cây nông nghiệp chủ đạo. Chúng đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và HST khi chúng đƣợc đƣa tới Bắc Mỹ và châu Âu. Việc kiểm dịch chặt chẽ và đƣa ra các tiêu chuẩn cụ thể về kiểm dịch thực vật sẽ là cơ sở để quản lý và phòng ngừa sự lây lan các dịch hại này theo con đƣờng du nhập khơng có chủ đích.

Trứng kích thƣớc 5,5mm x 1,7mm, thon dài, hình trụ nhỏ, vỏ nhẵn, thon ở 2 đầu, lúc đầu màu trắng kem, gần nở chuyển sang màu vàng nâu (Lieu 1945, trong Gyeltshen và Hodges 2005). Ấu trùng là sâu đục thân gỗ đầu trịn điển hình. Ấu trùng khơng chân khi mới nở dài 5mm và có thể phát triển đạt tới kích thƣớc dài 52mm. Chúng có màu trắng kem với một mấu hóa kitin màu vàng/hổ phách trên đốt ngực trƣớc và một dấu màu nâu trên mặt trƣớc (Gyeltshen và Hodges năm 2005; MAF 2005). Nhộng dài 27 – 38 mm, nó có cánh cứng trƣớc chỉ bao phủ đƣợc một phần cánh sau và tạo thành đƣờng cong bao xung quanh trên bề mặt bụng của cơ thể (Gyeltshen and Hodges 2005).

Hình 3.7. Lồi Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis)

(Nguồn:Invasive.org.)

Xén tóc đục thân có hình dạng điển hình của họ Xén tóc. Con cái lớn hơn con đực, con đực có chiều dài 25 mm, con cái dài 35 mm. Xén tóc có màu từ đen bóng đến xanh đen (tùy thuộc vào loại cây mà nó cƣ trú) và có những chấm tinh xảo (có các chấm nhỏ hoặc các điểm) màu trắng không đều trên cánh trƣớc (EPPO Undated; Walker 2008). (Cánh trƣớc bị biến đổi, cánh trƣớc cứng lại là đặc trƣng của một nhóm cơn trùng, đặc biệt là nhóm bọ cánh cứng). Cánh trƣớc của con cái song song và đều còn cánh trƣớc của con đực thì nhỏ dần về phía đi (Walker 2008). Các râu có 11 phân đoạn, các khớp xƣơng của râu có màu đen với nền là

màu xanh xám làm cho xuất hiện các sọc. Râu dài hơn thân (từ 1,7-2 lần so với thân con đực và 1,2 lần thân con cái) (Walker 2008) Tấm lƣng có mấu nhọn nổi lên ở cả 2 bên. (Các tấm lƣng là mặt trên của đốt ngực trƣớc, hình dạng của các tấm lƣng là rất quan trọng trong việc định loài các loài bọ cánh cứng)

Việc phát hiện ra bất kì con xén tóc cánh cứng nào nghi ngờ là Anoplophora là rất đáng lƣu ý. Nhận biết rõ nhất A.chinensis là ở giai đoạn trƣởng thành. Các nốt trên nền cánh trƣớc là một đặc điểm nhận dạng quan trọng. Tuy nhiên để xác định chính xác nhất phải nhờ đến các chuyên gia phân loại Xén tóc (NAFC 2001)

Xén tóc đục thân dành phần lớn vịng đời của chúng (1-2 năm) là ấu trùng nằm bên trong thân hoặc gốc cấy. Có đến 90% số lƣợng các con A. Chinensis có thể sống dƣới mặt đất (Herald và cộng sự 2006). Hầu nhƣ ít khi thấy sự xuất hiện của chúng. Lồi cơn trùng này có thể xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhƣng việc tiêu diệt chúng phải bắt đầu từ đầu tháng cho đến tận cuối tháng 10 (Bộ Tài nguyên và Nông thông Malta).

Dấu hiệu đặc trƣng của A. Chinensis trong giai đoạn này là:

1) Sự xuất hiện lỗ: Vào cuối giai đoạn trƣởng thành nhộng nổi lên và để lại một vịng đặc biệt hoặc lỗ thốt hình hơi bầu dục trên bề mặt vỏ (EPPO 2007, NAFC 2001). Lỗ thƣờng có đƣờng kình 6-11mm (Bộ Tài ngun và Nơng thơng Malta). Có một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lỗ hổng này thƣờng để lại trên thân cây cách mặt đất từ 5-20cm (Juckeret al.2006)

2) Xuất hiện các đống mùn cƣa nhỏ: Ấu trùng thƣờng để lại gốc cây hoặc các cành cây những đám phân nhƣ các mùn cƣa tại các lỗ hổng sau khi chúng thoát ra (MAF 2005). Các dạng mùn cƣa hoặc phân của ấu trùng trung bình tồn tại khoảng 29 ngày sau khi đẻ trứng (Jucker et al. 2006)

3) Rỉ sáp: Ở một số cây chủ nhựa có thể rỉ ra từ các lỗ ẩn nấp của A. chinensis (EPPO 2007).

Nơi xuất hiện

Khu vực nông nghiệp, các cây chủ, rung tự nhiên, rừng trồng, các khu đô thị

Lồi cơn trùng này thích hợp các cây chủ là cây trong rừng, khu đô thị và vùng trồng trái cây (NAFC 2001). Xén tóc đục thân khơng chỉ có riêng ở các cây ăn quả có múi mà cịn có thể tàn phá một loạt các cây ăn quả và hạt cũng nhƣ rừng trồng và cây trồng khác.

Ảnh hưởng chung

Các chi Anoplophora thƣờng đục vỏ gỗ của cây bằng cách khoan những lỗ trên thân cây do đó phá hủy mạch xylem của thân gỗ (mạch vận chuyển nƣớc và muối khoáng trong cây) Anoplophora chủ yếu tấn công vào những cây yếu để giết chết cây hoặc tấn công những cây đã chết nhƣng không giống nhƣ nhiều sâu đục thân khác, Xén tóc đục thân cũng có thể tấn cơng vào cả những cây khỏe (Chambers 2002, Gyeltshen và Hodges 2005; Viện nghiên cứu Rừng 2007).

Hình 3.8. Xén tóc đục thân(Anoplophora chinensis)làm tổ trong thân cây

(Nguồn:Invasive.org.)

Xén tóc đục thân gây hại ở nhiều bộ phân khác nhau trên cây cam quýt. Con trƣởng thành ăn vỏ mềm của những cành nhỏ và các cành nhánh, đơi khi cịn ăn cả cuống lá (thân) làm chết cành và chồi non (Maspero et al; Jucker et al 2006; EPPO 2007).Những con cái ăn và đục xuyên qua vỏ cây đến đẻ trứng ở tầng phát sinh gỗ tạo thành các vết sẹo trứng trên cây (Lingafelter & Hoebeke, năm 2002). Ấu trùng ăn và phát triển trong tầng gỗ của rễ chính và thân cây. Tại đó chúng thƣờng đào

các đƣờng hầm bên trong thân, khi mật độ ấu trùng cao, cây bị nhiễm khuẩn có thể chết hoạc gãy cành (Maspero et al). Tác hại do ấu trùng và bọ cánh cứng làm cho cây dễ bị nhiễm sâu bệnh. Ví dụ nấm và các cơn trùng khác sẽ nhiễm trùng thứ cấp vào cây và gây hạitừ trong các lỗ thoát và tổ ẩn nấp của ấu trùng (EPPO 2007).

Ảnh hưởng tại vùng bản địa

A. Chinensis có nguồn gốc từ Đơng Á và là một loại sâu hại gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cam quýt, cây cảnh và một số loại rừng khác tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (Adachi năm 1994, trong Delvare et al 2004; Jucker et al 2006, NPPO 2008). Ở vùng đồng bằng Trung Quốc chúng là một trong những loài gây hại phổ biến phá hoại hầu hết các vƣờn cây ăn trái, đặc biệt là cam quýt, gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn (NPPO 2008). Xén tóc đục thân gây hại nghiêm trọng cho nhiều cây rụng lá của các chi Populus, Acer và Salix trong khu vực Đông Á (Delvare et al. 2004). Ngồi ra nó cũng tấn cơng các thực vật của các chi khác nhƣ Aesculus hippocastanum, và loài Betulus, Fraxinus, Morus, Pyrus và Robinia.

Ảnh hưởng tại vùng ngoại lai

Tại nơi xâm lấn của chúng ở châu Âu, A. chinensis là mối đe dọa tới kinh tế và HST ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và cây rừng ở Anh và vùng sản xuất cây có múi ở Địa Trung Hải (DEFRA 2008). Tại Hoa Kỳ, xén tóc đục thân có nguy cơ trở thành một loại sâu hại nghiêm trọng của rừng và các HST tự nhiên (NPPO 2008). Xén tóc đục thân đã đƣợc đƣa vào danh sách để đánh giá nguy cơ tƣơng đối của các “Mối đe dọa” do Ủy ban bảo vệ rừng Bắc Mỹ đánh giá, và phổ ký sinh của nó cho thấy nó dễ dàng thích nghi và tấn cơng cây bản địa tại Bắc Mỹ (NAFC 2001). Lồi cơn trùng này đã đƣợc ghi nhận tấn cơng trên nhiều loại cây ăn quả và hạt bao gồm cây hồ đào pecan và một số cây khác trong họ hồ đào nhƣ cây óc chó và các cây lấy hạt khác (NAFC 2001). Xén tóc đục thân là giảm năng suất hạt, gây tác động tiêu cực đến HST đặc biêt là các động vật sống ăn những sản phầm của loại cây này (NAFC 2001). Tác hại của chúng đối với các cây ăn quả và hạt là mối lo ngại lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp (NAFC 2001).

Từ năm 1996 đến năm 2001, Mỹ đã phải chi hàng triệu đô mỗi năm cho việc kiểm sốt một lồi tƣơng tự là Xén tóc châu Á (NAFC 2001). Chi phí tiêu diệt xén tóc đục thân và khắc phục những thiệt hại liên quan trong ngành nông nghiệp cũng tƣơng đƣơng.

Phạm vi phân bố địa lý

Phạm vi phân bố tự nhiên của loài bọ cánh cứng này bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc khác ở Đông Nam Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Mỹ (Hawaii) và Myanmar) (DEFRA 2008).

Con đường du nhập

Cây cảnh: Kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của các mặt hàng hóa tới việc

phịng ngừa cơn trùng rừng ngoại lai ở châu Âu 1995-2004 cho thấy việc buôn bán, kinh doanh cây cảnh là con đƣờng có vai trị quan trọng trong việc phát tán và đƣa côn trùng ngoại lai xâm lấn sang những vùng cƣ trú mới. Tỷ lệ xâm nhập bằng con đƣờng này chiếm khoảng 35,3%. Việc bn bán cây cảnh là ngun nhân chính đƣa dịch xén tóc đục thân đến một số nƣớc nhƣ: Pháp, Ý, Hoa Kỳ… (Herard et al. 2005, tại viện nghiên cứu rừng 2007). Ấu trùng và côn trùng trƣởng thành của A. chinensis đã du nhập vào Đức và Hà Lan trên cây cảnh nhƣ cây Phong, chi dây gối, Mộc qua, Malus micromalus,Sageretia từ Trung Quốc và Nhật Bản (Anon, 1986, 1988).

Lâm nghiệp: Các mầm bệnh cơn trùng có thể đƣợc vận chuyển trong các sản phẩm

gỗ bao gồm gỗ trịn, gỗ xẻ, vật liệu đóng gói bằng gỗ, kho gỗ hoặc các vật liệu lót (NAFC 2001).

Vườn ươm thương mại: Kho vƣờn ƣơm cây giống thƣơng mại quốc tế đƣợc coi là

con đƣờng có nguy cơ cao cho sự lây lan của dịch hại thực vật .(Viện nghiên cứu rừng 2007). Các loài thực vật có nguy cơ cao đƣợc quy định trong chỉ thị chung của châu Âu (2008) bao gồm: chi Acer, Aesculus hippocastanum, Chi Alnus, Chi Betula, chi Carpinus, chi Citrus, chi Corylus, chi Cotoneaster, chi Fagus, chi Lagerstroemia, chi Malus., chi Platanus., chi Populus, chi Prunus , chi Pyrus, chi Salix, và chi Ulmus.

Đóng gói gỗ nguyên liệu: Các mặt hàng có nguy cơ cao liên quan đến việc vận

chuyển các côn trùng gây hại bao gồm: các lô hàng gỗ nguyên khối, gang đúc hoặc hàng điên tử nhập khẩu từ châu Á (Krehan 2002).

Vận chuyển các mơi trường cư trú: Các ấu trùng có thể cƣ trú trong gỗ khai thác và

trong kho vƣờn ƣơm. Đối với cây cánh, ấu trùng thƣờng đƣợc tìm thấy nhiều ở những cây trồng trên cánh đồng đại trà hơn là những cây đƣợc nuôi dƣỡng trong vƣờng ƣơm đƣợc giám sát chặt chẽ (NPPO 2008).

Phương pháp phát tán tại bản địa

Phát tán tự nhiên (bản địa): Cơn trùng là nhóm có khả năng bay rất tốt, chúng có thể di chuyển đến nơi xa tới vài km. Những con trƣởng thành thƣờng bay đƣợc rất xa, con cái khi trở nên nặng nề với buồng trứng của chúng thì chúng có xu hƣớng đẻ trứng trên những cây mà chúng gặp, đó là nguyên nhân để chúng có thể lan rộng ra địa bàn xung quanh.

Thông tin quản lý

Dinh dưỡng: Ấu trùng đào các đƣờng hầm xuyên bên trong thân cây và lấy chất

dinh dƣỡng từ các phần mạch gỗ của cây. Xén tóc đục thân ăn vỏ cây, lá và cuống lá của cây chủ (NAFC 2001). A.chinensis là loài ăn tạp nhiều phần khác nhau của các lồi thực vật. Xén tóc đục thân đã đƣợc ghi nhận tìm thấy trên hơn 100 lồi cây chủ. Phần lớn trong số chúng là những cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nơng nghiệp. A.chinensis có thể tàn phá các loại cây trong các họ cây trồng sau đây (Lingafelter và Hoebeke năm 2002, trong NAFC 2001): Họ Phong (maple), Anacardiaceae, Họ Cuồng cuồng, Họ Bạch dƣơng (bạch dƣơng), Eleangaceae, Fagaceae (sồi, hạt dẻ, gỗ sồi), Long não Lauraceae (nguyệt quế), Họ Ô liu (ash), Polygonaceae, Họ Bồ đề, Rutaceae, Rosaceae, Họ Liễu (cây dƣơng và cây liễu), Ulmaceae (elm), Moraceae (dâu), Meliaceae, Leguminosae, Họ Ĩc chó (walnut), Aquifoliaceae, Họ Tiêu huyền (ngơ đồng), Euphorbiaceae, Họ Phi lao, Họ Cỏ roi ngựa, Sapindaceae, Theaceae và Taxodiaceae (thủy tùng). Theo NPPO (2008) các cây chủ chính của A.chinensis là: Cam vôi aurantiifolia, cam chua C. aurantium, quýt vôi C. Hesperethusa crenulata, bƣởi C. maxima, quýt C. nobilis…

Sinh sản: Quá trình đẻ trứng bắt đầu khoảng 12 ngày sau khi con đực vào tổ con cái

(Jucker et al.2006). Một số nghiên cứu khác cho rằng sự đẻ trứng bắt đầu khoảng 1 tuần sau khi có sự giao phối (EPPO). Trong điều kiện ni trồng, Lieu (năm 1945, trong Gyeltshen và Hodges 2005) quan sát thấy trung bình mỗi con cái đẻ 15 trứng, số lƣợng tứng tối đa mà một con cái có thể đẻ là rất lớn. Trong một nghiên cứu sơ bộ của Jucker và cộng sƣ (2006) trên 23 con cái, số trứng đẻ ra ở mỗi con cái dao động từ 7 đến 67 trứng (tổng số 350 trứng), trung bình mỗi con cái đẻ 15 trứng. Theo một nghiên cứu khác chỉ ra rằng mỗi con cái đẻ khoảng 70 trứng và đẻ từng trứng một dƣới lớp vỏ của thân cây, cách mặt đất khoảng 60 cm (theo EPPO). Những con A. chinensis cái hầu hết đẻ trứng xung quanh cổ gốc cây. Ấu trùng phát triển đào đƣờng hầm trong thân cây và hƣớng xuống phía dƣới, 90% A. chinensis là đào đƣờng hầm xuống dƣới mặt đất.

Các giai đoạn của vòng đời:

Các xén tóc đục thân mất khoảng 1-2 năm để hồn thành vịng đời của nó. Ấu trùng có thể xuất hiện quanh năm (CABI 2004, Lieu 1945, trong Gyeltshen và Hodges 2005; NAFC 2001). Trong một nghiên cứu nhỏ ở Ý, quan sát đƣợcc những con trƣởng thành có thể sống trung bình khoảng 55,6 ngày (Jucker et al 2006).

Con cái sau khi đƣợc thụ tinh sẽ di chuyển đến các vị trí nhƣ xung quanh cổ gốc cây hoặc trên các rễ chính để tìm địa điểm thích hợp để đẻ trứng. Những con A. chinensis cái dùng hàm dƣới của chúng bắt đầu đào những vết rạch nhỏ dài 3-4 mm, xuyên qua vỏ cây vng góc với trục của thân cây hoặc gốc. Khi tìm thấy vị trí thích hợp, những con cái đẻ chèn trứng của nó trong vết rạch đã đƣợc đào và đẻ một quả trứng theo hƣớng vng góc với vết rạch, bên trong vỏ cây (bằng khoảng một nửa độ dày của vỏ cây). Cơ quan đẻ trứng tạo ra một lực ép đƣa quả trứng vào bên trong vỏ cây. Các lớp bên ngoài của vỏ cây nứt ra nên có thể nhìn thấy quả trứng tạo với vết nứt của vỏ cây thành hình dạng một chữ T ngƣợc. Mỗi vết rạch chỉ có một quả trứng duy nhất đƣợc đẻ vào. Tại điểm tiếp xúc của quả trứng với vết nứt tạo thành hình chữ T có thể nhìn thấy một lỗ nhỏ hình ơ van đƣợc tạo ra do lực ép của cơ quan đẻ trứng khi đƣa quả trứng vào bên trong vỏ cây. Lỗ hổng này đƣợc tạo ra kèm theo một số chất tiết màu nâu từ bụng của con cái, khi chất tiết này tiếp xúc

với khơng khí sẽ cứng lại và tạo thành một nút chặn cố định quả trứng tại vết nứt của vỏ cây đƣợc tạo ra (EPPO, 2007).

Một nghiên cứu của Jucker và cộng sự tại Ý(2006) cho thấy rằng, thời gian mà con cái đẻ trứng nhiều nhất trong một tuần là vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 8 trong năm. Kết quả chỉ ra rằng: (i) chiều cao tối đa của vị trí vết sẹo đẻ trứng trên thân cây tỷ lệ thuận với số lƣợng trứng đặt trên thân cây; (ii) tỷ lệ nở của các trứng trung bình là 76%; (iii) tỷ lệ nở của trứng giảm khi số lƣợng trứng trên mỗi cây tăng lên.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 15-20 ngầy tùy thuộc vào nhiệt độ (EPPO 2007). Các ấu trùng sẽ nở trong khoảng 1-3 tuần và ăn phần xanh, phần sinh trƣởng ở bên trong vỏ cây. Ấu trùng tuổi 1 có chiều dài khoảng 6mm, nó nhai phần vỏ cây xung quanh ổ trứng của nó và lan dần ra xung quanh. Ấu trùng tuổi 2 đục một lỗ hổng vào tầng phát sinh gỗ và lấy thức ăn sau này ở đó. Ấu trùng tuổi 3 khoan một lỗ hổng bên trong vỏ cây và đào ở trong các lớp xylem ngồi một đƣờng hầm khơng đều xuyên sâu vào mô gỗ (EPPO 2007; NAFC 2001). (Mỗi tuổi ấu trùng là một giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 63)