Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 41)

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa chất

Đặc điểm địa chất - kiến là yếu tố nền móng có tính chất quyết định đến các yếu tố khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ. Nền địa chất của huyện Krơng Pa có một số đặc điểm sau:

- Hệ tầng Nha Trang (Knt), nằm phía tây bắc Krơng Pa. Các thành phần

chính trong hệ tầng gồm có ryolit dacit, andesit và tuf của chúng.

- Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2 (][PZ3bg-qs2). Thành phần chủ yếu

- Hệ tầng Mang Yang (T2my), phân bố phía tây huyện. Thành phần chủ yếu

gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét silic, riolit, felsit.

- Các trầm tích Đệ Tứ gồm aQI.7-8, aQI9, aQIII9, aQII_III, thành phần chủ

yếu là cát, cuội sỏi, bột, sét, cuội - sỏi đá khoáng, sét bột. Phân bố chủ yếu tại thung lũng.

Câu trúc địa chất đã quy định nên các dạng địa hình chính, cũng như là yếu tố quyết định sự hình thành các loại đất trên nền đá mẹ.

2.2.2 Địa hình

Huyện Krông Pa ngày nay thuộc vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc, ở độ cao trung bình 140 m so với mặt nước biển. Địa hình phân hóa đa dạng với địa hình thung lũng, đồi cao, và núi. Ngoài ra trong vùng cịn có dạng địa hình đồi núi sót chiếm diện tích nhỏ, xen lẫn vùng đất bằng.

- Thung lũng Krông Pa (<200m), có độ dốc từ 3 - 80 phân bố dọc theo các sông suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt, được bao phủ bởi lớp phù sa cũ và mới. Kiểu địa hình chính là đồng bằng tích tụ - bóc mịn, với các dạng địa hình bậc thềm và bãi bồi chiếm diện tích chủ yếu

- Địa hình Krơng Pa có địa hình đồi cao (200 - 500m), có độ dốc từ 8 - 150, nhưng lượn sóng mạnh và chia cắt sâu.

- Địa hình núi thấp (500- 1100) phân bố ở phía Đơng, Tây Nam và Đơng Nam Krơng Pa

Sự phân hóa rõ rệt của địa hình là ngun nhân cho việc hình thành hệ thống cảnh quan đa dạng theo từng loại địa hình của địa phương. Đó cũng là u tố dẫn tới sự phát triển của các loại hình kinh tế trong tồn huyện.

2.2.3 Khí hậu- thủy văn a) Khí hậu a) Khí hậu

Khí hậu Krơng Pa mang tính chất nhiệt đới hơi khơ. Do có địa hình núi án ngữ, che chắn hướng gió từ đơng và tây nam, nên khí hậu của huyện Krơng Pa có phần khác với các vùng khác ở Gia Lai và Tây Ngun. Krơng Pa có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, Krông Pa thường có 4 tháng khơ

hạn. Krơng Pa có lượng mưa trung bình 1.200mm/năm, độ ẩm trung bình là 83%. Tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất. Các tháng cuối mùa khơ thường nắng nóng, lượng nước bốc hơi cao, trung bình 96 mm/năm, do vậy mùa khô thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,4oC. Tháng nắng nóng nhất là tháng 4-5, có nhiệt độ cao nhất là 40oC. Và nhiệt độ thấp nhất trong năm ở Krông Pa là 8,5o C. [3,15]

Thời tiết của Krông Pa mang những nét đặc trưng riêng. Mùa đơng khơ hanh, ít lạnh; mùa hè mưa ẩm, mát mẻ. Tuy khơng có bão, nhưng trong vùng thường chịu ảnh hưởng những đợt áp thấp nhiệt đới vùng biển Đông, gây ra những trận mưa dơng lớn, những cơn gió kéo dài và xuất hiện lốc xốy.

Những nét khí hậu này đã tạo nên nền nhiệt ẩm đặc trưng, là điều kiện cho sự phát triển của các thảm thực vật điển hình của vùng. Là yếu tố quyết định cho sự phát triển của các loại cảnh quan nơi đây, là cơ sở cho sự lựa chọn các loại cây trồng trong các mơ hình KTST.

b) Thủy văn

Tài nguyên nước mặt

Mật độ sông suối của Krông Pa không lớn. Huyện bị chia cắt thành hai vùng bởi dịng sơng Ba chảy từ tây bắc xuống đông nam. Đây là hệ thống sơng lớn ở phía đơng Trường Sơn, nó bắt nguồn từ núi Kơng Ka King chảy qua địa phận các huyện Kbang, An Khê, Kông Chro, Ayun Pa và Krông Pa về tỉnh Phú Yên, rồi đổ ra biển Đông với hệ thống chi lưu, phụ lưu đa dạng. Các nhánh chính của sơng Ba là Ayun, hợp lưu với sông Ba tại thị xã Ayun Pa, sông Krông Năng chảy vào sông Ba ở phần phía đơng nam huyện Krông Pa và sông Hinh tỉnh Phú n, rồi đổ về phía đơng. Phía bắc huyện cịn có hệ thống các sơng Ia Rsai, Ia Mlah, Ia Kà Lúi. Về phía nam có Krơng Năng, Ia Uar. [17]

Hệ thống sông suối tạo ra cho vùng bãi bồi ven sông đất đai màu mỡ dọc từ Ơi Nu đến buôn Tờ Khế, Ia Rsai xuống vùng Ma Rôk, vùng Quang Hiển xã Đất Bằng... thuận lợi cho việc trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Đồng thời là nguồn cung cấp nước tưới cho các vùng trồng trọt.

Tài nguyên nước ngầm

Nước ngầm trong các bồi tích và trong tầng phù sa tàn tích và phong hố hồn tồn của đá gốc, phân bố ở độ sâu từ 5-6m kể từ mặt đất, nước vàng nhạt, đục, ít cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, về mùa khô thường cạn kiệt và thường xuất lộ ở gianh giới giữa tầng phủ và đá gốc. Song, về mùa khô đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước sơng. Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe nứt nên nguồn nước nghèo nàn, mực nước và thành phần hoá học của nước ngầm thay đổi theo mùa.

Cơng trình thủy lợi

Trên địa bàn huyện Krơng Pa, nhiều cơng trình thủy lợi đang được đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đáng kể nhất là cơng trình thủy lợi Ia Mlah, với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 5-2005, hồn thành vào năm 2011, có sức tưới cho trên 6.500 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 36.000 hộ dân thuộc 5 xã và thị trấn Phú Túc (phía đơng nam huyện). Tiếp đến là cơng trình thủy lợi Ia Hdreh, với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, được khởi cơng năm 2004, đã hồn thành đưa vào sử dụng từ năm 2007,

có sức tưới cho 650 ha của 2 xã Ia HDreh và Ia Rmok.[17]

2.2.4 Thổ nhưỡng

Đất đai Krơng Pa bao gồm 13 loại thuộc các nhóm đất chính:

Nhóm đất phù sa: có loại đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) phân bố dọc

theo sơng Ba tiếp theo đó là đất phù sa không được bồi (P), phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, tầng đất dày. Đất phù sa sông suối phân bố rải rác theo các con suối. [2]

Nhóm đất xám: được hình thành trên nền phù sa cổ, đá magma axit, chiếm

một diện tích lớn đất đai tồn huyện. Phân bố tập trung ở các xã Ia Mlah, Ia Rsiơm, Uar, Đất Bằng, Chư Gu, TT. Phú Túc và dọc theo sơng Ba. Với đặc tính thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém loại đất này thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày và trồng rừng bảo vệ đất. [2]

Nhóm đất đỏ: bao gồm đất đỏ vàng trên đá granit phân bố ở những nơi có độ

cao từ 500 - 1100m; đất mùn vàng đỏ trên đá magma axit chỉ có trên các đỉnh núi cao và diện tích rất nhỏ đất vàng nâu đỏ phù sa cổ. Các loại đất này có tầng dày tốt song khu vực phân bố có nhiêu hạn chế cho trồng trọt cho nông nghiệp nên thích hợp với phát triển rừng. [2]

Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: chiếm một diện tích khá lớn, đất bị xói mịn

nhiều tầng, mặt bị trơ ra những lớp đá hoặc kết von. Đất phân bố ở nơi có địa hình đồi và núi thấp nhưng lượn sóng mạnh và chia cắt sâu ở độ cao từ 800 m trở xuống. Tập trung nhiều nhất ở khu vực hai xã Chư Drăng, Ia Rmok. Nhóm đất này có tầng dày mỏng, dễ bị xói mịn, khơng có khả năng phục vụ phát triển nơng nghiệp, do đó cần phải trồng rừng và giữ rừng nhằm bảo vệ đất. [2]

2.2.5 Thảm thực vật

Đặc điểm khí hậu và nền thổ nhưỡng đã mang lại cho Krông Pa thảm thực vật khá đa dạng với các kiểu rừng chính:

- Kiểu rừng ngun sinh ít bị tác động: có diện tích khoảng 87.000ha với khá nhiều loại lâm sản có giá trị, chủ yếu nằm trên các dạng địa hình cao thuộc kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (ở độ cao >900m), phân bố chủ yếu khu vực phía tây nam của huyện và một phần diện tích nhỏ ở phía đơng bắc. Do tính chất của vùng núi này mà thảm thực vật của rừng khá phong phú. - Kiểu rừng thứ sinh nhân tác, chiếm diện tích tương đối của huyện, rất nghèo về trữ lượng và thể loại, bao gồm các kiểu thảm thực vật sau:

Rừng kín cây lá rộng, thường xanh, hơi ẩm nhiệt đới: phân bố ở các khu vực núi thấp (< 900m). Bao gồm: rừng kín, cây bụi và trảng cỏ, lúa nương.

Rừng kín cây lá rộng, nửa rụng lá, khơ nhiệt đới: phân bố ở khu vực đồi cao (200 - 500m) phía đơng nam của huyện.

Rừng khộp, khô nhiệt đới, loại rừng đặc trưng của Tây Nguyên: chiếm một diện tích nhỏ ở khu vực thung lũng giữa núi phía đơng bắc huyện (<200m). Đây là rừng theo mùa, các loài cây sinh trưởng theo nhịp điệu không liên tục, chủ yếu là

các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) - những loài cây thường có chiều cao thấp, vỏ dày, đường kính nhỏ. Thành phần rừng nghèo, đa số là cây họ dầu

Ngồi ra, cịn có thảm thực vật cây trồng nơng nghiệp chiếm diện tích lớn tập trung ở vùng thung lũng giữa núi, dọc theo hệ thống sông Ba như điều, thuốc lá, sắn mì, bơng vải, đậu đỗ, bắp, vv...

Dưới tác động của cấu trúc địa chất nên địa hình Krơng Pa có sự phân hóa rõ rệt với ba dạng địa hình chính núi thấp, đồi cao, thung lũng. Kết hợp với ảnh hưởng của khí hậu, đặc điểm thủy văn hình thành nên nhiều lại đất làm cơ sở cho sự phát triển của các thảm thực vật. Đó là các yếu tố dẫn tới sự phân hóa đa dạng cảnh quan của tồn huyện. Vì vậy, cần có các đánh giá cụ thể với mỗi loại cảnh quan nhằm tìm ra hình thức sử dụng hợp lý nhất để phát huy tối đa nguồn lực tự nhiên của vùng. 2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội

2.3.1 Đặc điểm dân số

Huyện Krơng Pa có tổng số dân là 75065 người với thành phần nam/nữ: 37899/ 37166. Mật độ dân số 46,1 người/km2. Phân chia theo khu vực sinh sống thành phần dân cư gồm: dân cư tập trung ở trung tâm thị trấn: 11146 người chiếm 14,9%, cịn dân cư nơng thơn là: 63919 người chiếm 85,1% (năm 2011) [3]

Thành phần dân tộc có 2 dân tộc chiếm số lượng dân cư đông nhất là người Jrai 52092 người (chiếm 68,6% dân số toàn huyện) và người kinh là 22901 người. Ngồi ra, cịn có dân tộc Ba na 18 người và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, vv... là 918 người. Trong đó, bộ phận dân cư sinh sống lâu đời nhất trên vùng đất Krơng Pa là người Jrai thuộc nhóm Mthur, chiếm 68% dân số. Đây là một trong năm nhóm Jrai địa phương của tỉnh Gia Lai, thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayo - Polinesien). Kinh tế truyền thống của người Jrai Mthur chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Tổng số lao động của huyện là 33708 người chiếm gần 50% dân số. Trong đó, lĩnh vực cơng nghiệp có trên 1,8 ngàn lao động, chiếm 5,34%; thương mại dịch vụ trên 2 ngàn lao động, chiếm 5,98% tổng số lao động toàn huyện. [3]

2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,75%/năm, cơ cấu kinh kế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,22% năm 2005 lên 23,15% năm 2010, thu ngân sách tăng bình qn trên 25%/năm. [3]

Ngành nơng nghiệp

Kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng chủ yếu của tồn huyện. Trong đó, ngành trồng trọt giữ một vai trị quan trọng.

Hiện nay, tồn huyện có diện tích cây lương thực có hạt 11079 ha có giảm 12 % so với năm 2010, do đó sản lượng cũng giảm xuống cịn 27469 tấn. Nguyên nhân là do sự thay đổi về diện tích trồng lúa và trồng ngơ. Diện tích lúa cả năm tăng gần 5% trong khi diện tích ngơ lại giảm tới gần 17%. [3]

Ngồi ra, các cây cơng nghiệp hàng năm cũng có sự thay đổi đáng kể. Các diện tích trồng điều, bơng, thuốc lá giảm mạnh: diện tích trồng bơng giảm từ 330ha xuống còn 150ha, thuốc lá giảm từ 3,001ha xuống 2,103ha, điều giảm 827ha so với năm 2010 kéo theo sự giảm sút về sản lượng của các loại cây này. Song diện tích trồng lạc, vừng, mía lại gia tăng đặc biệt là mía. Diện tích trồng mía tăng 3.35 lần so với năm trước. [3]

Bên cạnh đó, diện tích cây ăn quả cũng được mở rộng, tăng tổng diện tích cây ăn quả tồn huyện từ 216ha lên 301ha. [3]

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt thời kỳ 2007- 2011 của huyện Krông Pa [3]

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lúa cả năm - Diện tích Ha 3,012 3,335 3,737 3,992 4,182

- Năng suất Tạ/ha 19.6 22.6 24.6 26.0 28.8

- Sản lượng Tấn 5,913 7,524 9,206 10,374 12,044

Tuy không giữ vai trò quan trọng như trồng trọt nhưng sự phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị thương phẩm đang góp phần thay đổi tình hình kinh tế của huyện. Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, số lượng vật ni - Diện tích Ha 7,150 6,590 6,638 8,501 6,897

- Năng suất Tạ/ha 20.5 22.5 24.3 23.6 22.4

- Sản lượng Tấn 14,691 14,854 16,131 20,093 15,425

3. Cây sắn

- Diện tích Ha 7,561 9,100 9,247 8,382 11,483

- Năng suất Tạ/ha 150.0 148.9 152.0 165.1 165.1

- Sản lượng Tấn 113,41 5 135,499 140,554 138,38 7 189,58 4 4. Bơng - Diện tích Ha 251 40 155 330 150 - Sản lượng Tấn 301 20 155 363 153 5. Lạc - Diện tích Ha 17 15 30 45 - Sản lượng Tấn 7 6 12 27 6. Vừng - Diện tích Ha 3,290 2,850 2,913 2,555 2,580 - Sản lượng Tấn 724 627 873 767 903 7. Mía - Diện tích Ha - - 40 80 268 - Sản lượng Tấn - - 2,001 4,000 8. Thuốc lá - Diện tích Ha 2,408 2,254 2,519 3,001 2,103 - Sản lượng Tấn 4,014 4,395 5,114 5,942 4,479 9. Điều - Diện tích Ha 5,240 5,012 4,797 4797 3970

- Diện tích thu hoạch Ha 4,500 4,914 4,797 4,797 3,442

- Sản lượng Tấn 1,350 1,622 1,631 1,631 1,136

tăng đều từ năm 2007 đến năm 2011, chỉ có đàn trâu là có xu hướng giảm nhẹ. Trong đó, đàn bị vẫn chiếm ưu thế với 57033 con, tăng 0.34% và có sự chú trọng đến chất lượng khi tỉ lệ bò lai tăng lên 7280 con, giúp tăng hiệu suất chăn nuôi.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi thời kỳ 2007- 2011 của huyện Krông Pa [3]

Đơn vị: con Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Đàn trâu 198 156 165 196 174 Đàn bò 55,728 52,811 55,565 56,842 57,033 Đàn dê 12,019 11,249 10,142 9,948 9,309 Đàn heo 11,754 12,629 13,922 13,931 14,839 Gia cầm 79,621 85,219 5,887 114,072 129,000 Ngành công nghiệp

Trong những năm qua, ngành cơng nghiệp của Krơng Pa đã có sự phát triển nhất định. Năm 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đã tăng 1.96 lần so với năm 2007 và tăng 1.27 lần so với năm 2010.

Hiện tại huyện có 6 doanh nghiệp thăm dò và khai thác khoáng sản; 40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 41)