Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 57 - 61)

Ngành kinh tế Hệ Chỉ tiêu

I .Nông nghiệp - Tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, trũng giữa núi, cao nguyên bình sơn nguyên, đồi thoải, đời lượn sóng, núi có độ dốc nhỏ.

- Nhóm các loại đất khơng mặn nhiều, phèn nhiều, không bạc màu trơ sỏi đá.

- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ.

- Độ dốc địa hình nhỏ <150. Địa hình thốt nước tốt, tưới tiêu thuận lợi

- Giao thông thuận lợi. 1.Trồng trọt - Tầng dày đất > 50 cm

- Thảm thực vật hiện tại là cây trồng hoặc bụi cỏ, khơng cịn rừng.

- Kết von, đá ong trong đất 5% -10% - Tổng nhiệt độ năm ≥ 7.0000C - Tổng lượng mưa năm ≥ 1.500 mm - Độ dài mùa lạnh <3 tháng

- Độ dài mùa khô < 5 tháng 2.Chăn nuôi - Độ dốc địa hình <200

- Mức độ chia cắt địa hình thấp - Gần nguồn nước

- Thảm thực vật là cây bụi cỏ hay thảm cỏ dưới tán rừng có khả năng làm thức ăn tốt.

- Đất có tầng dày > 30 cm.

- Quanh khu vực sản xuất nông nghiệp đối với động vật không hoang dã.

- Khí hậu điều hồ. II. Nghành lâm

nghiệp

- Tập hợp các kiểu, dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên so độ dốc trên 150

- Nhóm các loại các loại đất khác nhau và đất ở địa hình bằng nhưng xói mỏn trơ sỏi đá.

Rừng sản xuất

- Nhóm các kiểu địa hình đồi, núi thấp hay núi trung bình. - Mức độ chia cắt địa hình từ nhỏ đến trung bình.

- Đất có tầng dày >30 cm - Độ dốc địa hình < 250

- Kết von đá ong trong đất < 10 %

- Thảm thực vật hiện tại là rừng giàu, rừng trung bình. Rừng phân bố xa khu vực sinh thuỷ, trị thuỷ, hay phịng hộ nơng nghiệp.

- Độ dài mùa khô < 6 tháng

- Tổng lượng mưa năm > 1.200 mm.

Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu và trọng số được lựa chọn, luận văn tiến hành cho điểm từng loại cảnh quan đối với từng mục đích đánh giá, lập bảng đánh giá riêng sử dụng bài tốn trung bình cộng có trọng số tính điểm cho từng đơn vị cảnh quan theo cơng thức:

  n a DiKi n D 1 1

Trong đó: Da: điểm đánh giá chung cho loại cảnh quan A Di: điểm đánh giá cho chỉ tiêu thứ i

Ki: trọng số của chỉ tiêu thứ i n: số chỉ tiêu đánh giá

i: chỉ tiêu đánh giá, i = 1,2,...,n

- Tiến hành phân hạng thích nghi, khoảng cách điểm các mức thích nghi được tính theo cơng thức: max min D D D M   

Trong đó, ΔD là khoảng cách điểm giữa các mức, Dmax và Dmin là điểm đánh giá cao nhất và thấp nhất của đơn vị cảnh quan,M là số lượng cấp phân hạng thích

nghi (3 cấp).

c) Đánh giá cảnh quan cho phát triển trồng trọt trong nông nghiệp

Dựa trên hệ thống chỉ tiêu cho phát triển trồng trọt trong nông nghiệp (bảng 3.2), đề tài đã lựa chọn và đánh giá thích nghi đối với 21 loại cảnh quan theo 5 chỉ tiêu: lớp phủ, tổng lượng mưa năm, độ dốc, tầng dày và loại đất.

Kết quả đánh giá ( bảng 3.3) đã chỉ ra:

- Có 5 loại cảnh quan (11, 12, 15, 16, 19) khơng thích hợp cho việc phát triển trồng trọt. Đây là các cảnh quan vùng đồi cao, có độ dốc khá lớn gây khó khăn cho mục đích sử dụng này.

- Kém thích nghi (S3) bao gồm 4 loại cảnh quan (13, 17, 27, 38). Trong đó, loại cảnh quan 13, 17 thuộc vùng đồi cao, cảnh quan 27, 38 nằm ở vùng thung lũng song đều có tầng đất mỏng, kém dinh dưỡng sẽ khơng mang lại hiệu quả cho phát triển trồng trọt.

- Mức thích nghi (S2) gồm có 8 loại cảnh quan ( 28, 29, 34, 35, 36, 37, 39, 42). Các cảnh quan này đều tập trung ở vùng thung lũng, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, song nền thổ nhưỡng có độ dinh dưỡng khơng cao, thích hợp cho phát triển các loại cây hoa màu.

- Mức rất thích nghi (S1) là 4 loại cảnh quan còn lại (30, 31, 32, 33). Các loại cảnh quan này phân bố ở vùng thung lũng dọc theo sông Ba, phát triên trên nền đất phù sa có độ dinh dưỡng tốt, tầng dày đạt tiêu chuẩn cho phát triển trồng trọt, thích hợp với mọi loại cây, đặc biệt là lúa nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 57 - 61)