Mơ hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng huyện Krông Pa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 67)

STT Mơ hình hệ kinh tế sinh thái Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Rg-NR 12 28.6 2 Rg-NR-V-C 3 7.1 3 V-C 9 21.5 4 R-V-C 4 9.5 5 V-A-C 2 4.7 6 Rg-NR-C 5 11.9 7 Khác 7 16.7 Tổng 42 100

Nguồn: Điều tra thực địa huyện Krông Pa, 10/2013

( R- rừng; Rg- ruộng; V- vườn; A- ao; C- chuồng; NR- nương rẫy)

Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy các hợp phần chính trong các mơ hình hệ KTST của Krơng Pa các hợp phần chủ yếu trong mơ hình là rừng (ký hiệu R), ruộng (Rg), vườn (V), nương rẫy (NR), ao (A), chuồng (C). Trong đó, mơ hình Rg- NR và V- C là chiếm tỉ lệ cao nhất, điều này thể hiện mức độ phổ biến của chúng trên địa bàn huyện. Các mơ hình khác như: Rg-NR-V-C; R-V-C; Rg-NR-C; V-A-C cũng là các mơ hình điển hình ở đây.

Vì vậy, luận văn sẽ đi sau vào phân tích và đánh giá hiệu quả của các loại mơ hình này thơng qua một số mơ hình của các hộ gia đình tiêu biểu, điển hình cho các loại cảnh quan bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu:

- Tổng chi phí: bao gồm chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức

ăn … tính bằng tiền, phản ánh mức độ đầu tư trên một đơn vị diện tích gieo trồng, hoặc cho một con gia súc, gia cầm .

- Số cơng lao động: để tính tốn năng suất lao động.

- Tổng thu nhập: tổng giá trị sản phẩm thu được quy ra tiền, phản ánh năng

suất đất đai, hiệu quả chăn nuôi (theo lượng giá trị thu được).

- Thu nhập thuần: được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí mà khơng

tính đến chi phí lao động gia đình, phản ánh hiệu quả sử dụng đất, chăn ni ở khía cạnh giá trị sản phẩm mới tạo.

- Lợi nhuận: bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí bao gồm cả chi phí lao

động gia đình, phản ánh thu nhập thực tế của người lao động.

- Tỉ số thu nhập/công: (giá trị ngày công lao động): bằng tỉ số của thu nhập

thuần và cơng lao động gia đình, phản ánh giá trị thu được của công lao động trong một đơn vị thời gian.

3.2.1 Mơ hình kinh tế Vườn- Ao- Chuồng (VAC)

Đây là một mô hình khá phổ biến và đã được áp dụng ở nhiều địa phương song ở Krơng Pa, mơ hình này chưa thật sự phát triển so với các mơ hình khác do đặc điểm địa hình khu vực nên diện tích ao ni cá rất ít.

Mơ hình này được phát triển trên các loại cảnh quan 38, 39- cây trồng hàng năm và lúa phát triển trên đất xám vùng thung lũng. Điển hình là mơ hình của gia đình anh Nguyễn Xuân Khanh tại khối phố 10, thị trấn Phú Túc. Gia đình anh quê

Hưng Hà (Thái Bình) tới định cư tại đây từ năm 1995 theo diện đi xây dựng vùng kinh tế mới. Hiện nay, gia đình anh đang sở hữu một trang trại rộng gần 10 ha với bạt ngàn mầu xanh của cây điều, cam, bưởi, chuối cùng với đàn bị, đàn dê đơng đúc.

Trang trại của anh được xây dựng rất khoa học theo mơ hình V- A- C khép kín. Chỗ đất thấp thì đào ao ni cá; những nơi bằng phẳng trồng điều; chỗ gò, đồi trồng cây ăn trái; vùng trũng ven suối thì trồng chuối và cỏ voi để lấy nguồn thức ăn

chăn nuôi gia súc. Ngược lại, chất thải từ chăn ni được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, và thức ăn cho cá.

Khu chuồng trại khoảng 500 m2 dành để ni đàn bị 30 con và đàn dê 400 con. Chăn ni theo hình thức chăn thả tại các khu vực trồng cỏ trong trang trại nên giảm chi phí thức ăn. Mỗi năm, đàn gia súc mang lại cho gia đình nguồn thu gần 500 triệu.

Vườn cây ăn quả có diện tích 2 ha trồng cam, bưởi và chuối mỗi năm cho thu hoạch gần 150 triệu. Và vườn điều 4 ha cho năng suất 2.5 tấn/ ha với giá bán điều thô 20000đ/ kg đã mang lại khoảng 200 triệu mỗi năm.

Bên cạnh đó, ao cá 5000m2 cho thu hoạch 2 tấn/ năm, thu về 45- 50 triệu Mỗi năm gia đình phải thuê 20 lao động, với mức tiền cơng 3 triệu/ tháng, ngồi ra cịn chi phí cho tiêm phịng dịch bệnh cho gia súc, phân bón cho cây trồng. Như vậy, sau khi trừ đi chi phí trong q trình sản xuất thì mỗi năm gia đình thu được trên 100 triệu đồng tiền lãi.

Có thể thấy, mơ hình V-A-C mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, lại thể hiện tính liên hoàn, tận đụng được các chất thải trong mơ hình giảm nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường từ q trình sản xuất. Song để phát triển mơ hình cần diện tích đất rộng, nguồn vốn đầu tư lớn và áp dụng khoa học kỹ thuật nên mơ hình này khơng phổ biến ở huyện nghèo Krơng Pa.

3.2.2 Mơ hình kinh tế Vườn- Chuồng (VC)

Mơ hình V- C là mơ hình phổ biến thứ hai tại nơi đây bởi điều kiện tự nhiên có nhiều đồng cỏ, khí hậu khơ nóng thích hợp cho gia súc phát triển. Đồng thời quy mơ khơng địi hỏi diện tích lớn nên nhiều hộ gia đình có thể áp dụng.

Điển hình cho mơ hình này là gia đình ơng Mlá Heng bn Sai, xã Chư Ngọc. Mơ hình của gia đình có hai hợp phần chính là vườn và chuồng với quy mơ nhỏ, phổ biến trong nhiều xã trên địa bàn huyện.

Gia đình có 5 sào vườn trong đó 2 sào trồng mì và 3 sào thuốc lá. Trung bình mỗi vụ 2 sào mì cho thu hoạch 2 tấn củ tươi, giá bán 1800đ/ kg, mang lại 3000000đ và 3 sào thuốc lá cho nguồn thu 3000000đ (chưa tính cơng lao động do gia đình bỏ

ra). Ngồi ra, các phế phẩm sau thu hoạch mì được sử dụng cho ni bị. Gia đình ni một con bị cái và một con bị con. Ni theo hình thức chăn thả và tận dụng nguồn thức ăn từ trồng trọt nên khơng tốn chi phí chăn nuôi. Mỗi năm bán được một con với giá 16-17 triệu.

Như vậy, một năm tổng thu nhập của gia đình khoảng 25 triệu sau khi trừ đi các chi phí bỏ ra cho trồng trọt và chăn ni, bình qn một tháng thu nhập 2.1 triệu/ tháng. Đây là mức thu nhập trung bình, đủ cho chi tiêu trong gia đình ở đây song quá trình sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và giá thị trường.

Tuy nhiên, cũng với mơ hình này có một số gia đình đã làm giàu, thay đổi kinh tế gia đình. Tiêu biểu là gia đình anh anh Tơ Văn Quý khối phố 8-thị trấn Phú Túc. Năm 2010, gia đình anh đã đầu tư lập trang trại với diện tích 2ha và tiến hành trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, mua giống, vv…

Mơ hình của gia đình anh chỉ gồm hai hợp phần chính là vườn và chuồng, phát triển theo mối quan hệ qua lại. Tồn bộ diện tích của trang trại được sử dụng để làm chuồng trại với quy mơ 40 con bị lai chiếm diện tích khoảng 200m2 cịn lại làm vườn trồng cỏ lấy nguồn thức ăn cho bò.

Mỗi năm xuất chuồng khoảng 30 con và giá xuất bán trung bình một con bị lấy thịt có khoảng 40- 45 triệu đồng, trừ đi chi phí tiền bị giống gần 20 triệu/ con, tiền thuê nhân công là 6 triệu/ tháng, tiền thức ăn bổ sung, tiêm phòng dịch bệnh khoảng 100 triệu, tiền phân bón cho trồng cỏ khoảng 60 triệu/ năm thì mỗi năm thu về khoảng 450- 600 triệu. Như vậy, sau khoảng hơn một năm là có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu, và hiện tại gia đình anh thu được lợi nhuận 15- 20 triệu/ năm/ con.

Có thể thấy, mơ hình V- C là mơ hình dễ áp dụng với nhiều quy mơ, tùy theo nguồn vốn của mỗi gia đình. Đồng thời có thể linh hoạt trong việc chọn giống vật nuôi, cây trồng và mục đích của mỗi hộ gia đình.

3.3.3 Mơ hình kinh tế Ruộng- Nương rẫy

Đây là mơ hình phổ biến nhất ở Krơng Pa, bởi nó phù hợp với tập quán canh tác và sản xuất của đồng bào dân tộc Jrai.

Ví dụ cho mơ hình là gia đình ơng Nay Rum ở xã Chư Rcăm. Gia đình có 0.5 ha trồng lúa, năng suất 80 tạ/ha/vụ (loại lúa Q5), số vụ là 2 vụ/năm, chi phí lúa giống, phân bón, cày bừa và thuốc trừ sâu, mỗi năm gia đình thu được 9200000 đ tiền lãi. Bên cạnh đó, Gia đình trồng 0,6 ha thuốc lá, năng suất 18 tạ/ha, trừ tồn bộ chi phí gia đình thu được 11 triệu đồng. Vậy, tổng thu nhập của gia đình là trên 20 triệu đồng/ năm.

Ngồi gia đình ơng Nay Rum thì cịn rất nhiều gia đình khác phát triển theo mơ hình này, trơng đó có gia đình anh Rchom Hua ở xã Phú Cần. Mơ hình của gia đình anh gồm có 5 sào lúa nước và 1 ha trồng bắp. Với 5 sào trồng lúa, năng suất 4 tạ/sào/vụ, số vụ là 2 vụ/năm, chi phí lúa giống, phân bón, cày bừa và thuốc trừ sâu, mỗi năm gia đình thu được 6000000 đ. Cịn 1 ha bắp cho năng suất 70 tạ/ha/vụ, trừ tồn bộ chi phí giống, phân bón thì gia đình thu được 13 triệu. Tổng thu nhập của gia đình trong một năm là 19 triệu.

Mơ hình này khơng địi hỏi vốn đầu tư nhiều, lại phù hợp với người dân địa phương song cũng đem lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng được đời sống của người dân.

3.3.4 Mơ hình kinh tế Rừng- Vườn -Chuồng

R- V- C là mơ hình rất đặc trưng cho các vùng đồi núi, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa phổ biến ở Krơng Pa bởi ngồi hai hợp phần là vườn- chuồng khá quen thuộc thì hợp phần rừng lại chưa được phát triển rộng, khá ít người dân dám mạnh dạn phát triển rừng vì đây là loại hình lâu cho lợi nhuận.

Mơ hình của gia đình ơng Đinh Văn Lạng, xã Đất Bằng là ví dụ điển hình cho mơ hình R- V- C ở huyện Krơng Pa. Mơ hình của gia đình ơng là một trang trại rộng 14 ha với 7 ha trồng mì, 4 ha trồng bạch đàn và 3 ha sản xuất mè, bắp và đàn bị 50 con.

Trong đó, 4 ha bạch đàn phải 5 đến 10 năm cho thu hoạch một lần, song ít tốn cơng chăm sóc, lại tận dụng được diện tích đất đồi núi dốc, khơ cằn, tính trung bình gia đình thu được 7000.000đ/năm.

Với 7 ha trồng mì cho năng suất 15 tấn/ ha, và giá bán mì tươi là 1800đ/ kg, trừ đi chi phí thu hoạch và tiền giống, cơng làm đất, phân bón thì mỗi ha mì mang

lại lợi nhuận là 20 triệu/ ha/ năm. Bên cạnh đó, 3 ha mè, bắp cũng mang về 37.5 triệu/ năm sau khi trừ đi các khoản chi phí.

Đàn bị 50 con, được ni theo hình thức chăn thả trong khu vực trang trại của gia đình và tận dụng các nguồn thức ăn từ các cây trồng trong mơ hình nên khơng mất chi phí thức ăn. Mỗi năm đàn bị mang lại cho gia đình khoảng 100 triệu sau khi trừ đi chí phí tiêm phịng, tiền cơng.

Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình ơng là gần 165 triệu trong đó thì trồng trọt và chăn ni mang lại nguồn thu chủ yếu, trồng rừng cho thu nhập không cao, thời gian thu hoạch khá dài. Song xét trên khía cạnh sinh thái, trồng rừng lại mang lại hiệu quả rất cao, giúp bảo vệ hệ sinh thái nên khi kết hợp với các hợp phần Vườn- Chuồng mang lại ý nghĩa tích cực trong phát triển bền vững.

3.3.5 Mơ hình Ruộng- Nương rẫy- Chuồng

Mơ hình này ở Krơng Pa được phát triển với quy mơ trung bình. Ví dụ cho mơ hình này là gia đình ơng Nay Bang ở xã Ia Rmok.

Gia đình có 3 sào lúa nước, có năng suất 3.8/ sào, mỗi năm trồng 2 vụ, như vậy sau khi chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, cày bừa, lúa giống thì gia đình thu được 2500000đ. Và 2 sào ngô lai cho năng suất 3.5 tạ/ sào, trừ tồn bộ chi phí đầu tư gia đình thu được 1400000đ

Ngồi ra, 1.5 ha mì cho năng suất 18 tạ/ ha giá bán mì tươi là 1800đ/ kg, trừ đi chi phí thu hoạch và tiền giống, công làm đất, phân bón mỗi năm gia đình thu được 27 triệu tiền lãi.

Gia đình cịn ni thêm 7 con bị theo hình thức chăn thả, ăn cỏ tự nhiên và tận dụng các phế phẩm từ trồng trọt làm nguồn thức ăn nên khơng tốn nhiều chi phí chăn ni, mang lại 30 triệu mỗi năm.

Như vậy, mỗi năm tổng lợi nhuận mà mơ hình này mang lại là gần 70 triệu. Đây là một mơ hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực, nhưng số hộ áp dụng mơ hình này chưa nhiều (11,9%). Nguyên nhân chính là do dân số của huyện chiếm đa phần là dân tộc Jarai, tập quán canh tác và cuộc sống tự cung tự cấp vẫn duy trì chưa có nhiều sự đổi mới.

Từ kết quả phân tích mơ hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng ở Krơng Pa cho thấy các mơ hình kinh tế khá đơn giản, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật nên năng suất còn thấp. Nền kinh tế vẫn cịn mang tính chất tự cung tự cấp, nên yếu tố Vườn - Chuồng, Ruộng - Nương rẫy là chủ đạo, là loại hình kinh tế chính của khu vực nghiên cứu.

3.3 Đề xuất một số mơ hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai

3.3.1 Cơ sở đề xuất các mơ hình hệ KTST

Mỗi mơ hình hệ KTST được đề xuất phải đảm bảo hai chức năng cơ bản: chức năng kinh tế và chức năng sinh thái, đồng nghĩa với việc mơ hình phải đạt hiệu quả kinh tế cao song vẫn bảo tồn mơi trường sinh thái

Các hợp phần trong mỗi mơ hình hệ kinh tế sinh thái có mối quan hệ mật thiết, các hợp phần này tạo nên một chuỗi liên hoàn, đầu ra của hợp phần này được sử dụng làm đầu vào cho hợp phần khác. Sự kết hợp hài hoà giữa các hợp phần nông - lâm nghiệp là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi mơ hình phát triển bền vững.

Do đó, một mơ hình hệ KTST được đề xuất cần đạt được các mục tiêu: - Phát huy tối đa tiềm năng kinh tế của khu vực như: sức sản xuất của đất, tài nguyên lao động của địa phương... đảm bảo năng suất và hiệu quả cao, ổn định lâu dài.

- Hạn chế đến mức thấp nhất tác động của các hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt, vv... đồng thời giúp cải thiện đất, tăng lượng mùn và giữ độ ẩm đất giảm nguy cơ thối hóa, xói mịn tài ngun đất.

- Phù hợp với khả năng đầu tư, năng lực tổ chức, quản lý, phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán của người dân địa phương để hộ có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng mơ hình.

- Định hướng sản xuất trong khu vực theo hướng sản xuất hàng hoá với chất lượng cao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất .

Đối với lãnh thổ Krông Pa, mơ hình hệ KTST phù hợp nhất, phát huy và tận dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội là mơ hình nơng- lâm nghiệp kết hợp có sự tham gia của các hoạt động khác (hoạt động sản xuất phi nông

nghiệp: hoạt động xã hội, hoạt động thủ cơng nghiệp.....). Mơ hình bao gồm cả hợp phần sản xuất vật chất và sản xuất phi vật chất. Mơ hình này giúp cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống song vẫn phù hợp với tập quán sinh sống và sản xuất của người dân địa phương- nơi có tới 70% là dân tộc Jrai.

3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mơ hình hệ kinh tế sinh thái cho huyện Krông Pa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện krông pa, tỉnh gia lai (Trang 67)