Hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 78 - 79)

III. Hiệu quả hoạt động huy động vốn

3.3.1-Hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý:

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

3.3.1-Hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý:

Trong công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thì nguồn vốn lớn nhất mà các ngân hàng có thể huy động được là các khoản tiền gửi, các khoản tiền tiết kiệm của các tổ chức, các cá nhân…Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc những khoản tích luỹ của dân cư. Vì vậy để có thể huy động vốn thì ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Nhà nước còn phải có các chính sách nhằm thu hút vốn, biện pháp hữu hiệu ngăn chặn xài sang lãng phí, tệ nạn tham ô …để nâng cao tích luỹ. Khi đã có những khoản tích luỹ thì cần phải có các biện pháp thu hút vốn để biến chúng thành những khoản đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế. Vì vậy, để huy động được những khoản tiền nhàn dỗi trong dân cư, thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng thì một vấn đề mang ý nghĩa quyết định đó là phải thực hiện ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát hoặc có một cách thức bảo toàn vón cho người gửi tiền được quy định một rõ ràng để tạo lòng tin và sự yên tâm của công chúng khi ngân hàng nắm giữ các khoản vốn của họ.

Nhà nước cần ban hành và thực hiện một cách đồng bộ các văn bản pháp quy trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần hưởng đến việc loại bỏ các công cụ điều hành trực tiếp, tiến đến sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tài chính - tiền tệ.

Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hết sức phức tạp và những ảnh hưởng của nó là rất lớn đến nền kinh tế. Quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng là cần thiết nhưng việc quản lý không tốt, không phù hợp dễ gây ra những sai lệch về thị trường tài chính- tiền tệ, ảnh hưởng chunh đến nền kinh tế cũng như gây ra không ít khó khăn trong hoạt động của các NHTM. Để tăng tính chủ động cho các NHTM hoạt động trong một hành lang kinh doanh rộng hơn NHNN đã ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận. Đây là quyết định đúng đắn của NHNN trong tình hình mới hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Những công cụ như: Hạn mức tín dụng, lãi suất…là những công cụ điều hành trực tiếp của NHNN. Việc loại bỏ chúng và thay bằng những công cụ gián tiếp: Dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…sẽ làm

cho việc điều hành chính sách tài chính- tiền tệ của NHNN được linh hoạt và hiệu quả hơn.

Ngoài những biện pháp trên, Nhà nước cũng cần có những quy định về việc xử lý những việc làm sai trái của NHTM mà cụ thể và trực tiếp là các cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách khen thưởng rõ ràng, tránh tình trạng người làm đúng bị quy kết trách nhiệm. Những vụ bê bối trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua có nguyên nhân không nhỏ là sự tiếp tay của các cán bộ tín dụng ngân hàng đã làm thất thoát tài sản của Nhà nước cũng như gây ra sự xáo trộn nền kinh tế, làm mất lòng tin của công chúng với ngân hàng…Đó là những bài học lớn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động của các ngân hàng phải được đặt trong một môi trường pháp lý phù hợp với những đòi hỏi hiện tại. Bộ luật về NHNN và bộ luật về các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998 sẽ tạo một bước mới trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cũng như trong việc thực thi chính sách tài - tiền tệ của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 78 - 79)