Đối tượng của xét nghiệm đại trà HIP

Một phần của tài liệu TỶ lệ đái THÁO ĐƯỜNG THAI kỳ và các yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN sản NHI TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Y VĂN

1.3.1Đối tượng của xét nghiệm đại trà HIP

1.3 CƠNG CỤ VÀ CHIẾN LƯỢC XÉT NGHIỆM CÁC TÌNH TRẠNG TĂNG

1.3.1Đối tượng của xét nghiệm đại trà HIP

Mọi thai phụ đều có nguy cơ mắc GDM, các đối tượng sau được xem là có nguy cơ cao mắc GDM:

1 Chủng tộc*: Châu Á, tiểu lục địa Ấn Độ, chủng tộc đa đảo (Polynesia)

2. Thừa cân* (BMI >= 25), Béo phì (BMI >=30) (WHO 2020) 3. Tuổi mẹ khi mang thai > 40.

4. Tiền sử gia đình đái tháo đường. 5. Tiền sử sinh con to.

6. Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh khơng tìm được ngun nhân. 7. Dùng thuốc Corticosteroids, điều trị HIV

8. Tiền sử thai kỳ trước có rối loạn dung nạp đường. 9. Rối loạn phóng nỗn kiểu buồng trứng đa nang (*): Yếu tố xếp hàng thứ yếu.

Cần lưu ý rằng có khoảng 50% thai phụ mắc GDM mà khơng có bất cứ yếu tố nguy cơ nào kể trên. Vì vậy khảo sát đại trà tăng đường huyết ở thai phụ cần được thực hiện cho tất cả mọi thai phụ, ngoại trừ những người đã được chẩn đoán ĐTĐ tuýp 1 hoặc tuýp 2 trước đó. Chiến lược khảo sát, chẩn đốn và quản lý cần thiết kế dựa vào quyền lực của từng quốc gia: nhân lực, kinh tế, cơ sở hạ tầng. Kể cả khi chiến lược tầm sốt và quản lý đó khơng được ủng hộ bởi những bằng chứng có chất lượng cao thì vẫn tốt hơn là khơng quan tân đến vấn đề sức khỏe này. Mặc dù còn vài vấn đề chưa được thống nhất, nhưng hầu như các tổ chức chuyên mơn trên thế giới khuyến cáo nên tầm sốt đại trà ĐTĐTK.

Tại Việt Nam, từ tháng 08 năm 2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đưa nội dung quản lý ĐTĐTK vào chương trình Quốc gia.

Bảng 1.1 : chiến lược tầm sốt ĐTĐ [14]Đối tượng tầm soát Đối tượng tầm soát và thời điểm

Test chẩn đoán

Trong bối cảnh nguồn lực đầy đủ với nhóm dân số khơng có nguy cơ cao

Tất cả thai phụ ở lần khám thai đầu tiên trong tam cá nguyệt 1

Đường huyết đói, đường huyết bất kỳ hoặc HbA1c Thời điểm 24 – 28

tuần

Nếu âm tính test 75 g đường

Trong bối cảnh nguồn lực đầy đủ với nhóm dân số nguy cơ cao

Tất cả thai phụ ở lần khám thai đầu tiên trong tam cá nguyệt 1

Test 75 g đường

Thời điểm 24 – 28 tuần

Nếu âm tính test 75 g đường

Trong mọi bối cảnh, đặc biệt ở những nơi có nguồn lực thấp đến trung bình

Tất cả thai phụ 24 – 28 tuần

Test 75 g đường

Đường huyết lúc đói* ≥126 mg/dl (7,0 mmol/l)* *

Hoặc đường huyết sau 2 giờ uống đường ≥200 mg/dl (11,1 mmol/l) trong test OGTT ** hoặc HbA1c ≥ 6,5% **

Hoặc bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết hay các cơn tăng đường huyết, đường huyết bất kỳ ≥200 mg/dl (11,1 mmol/l)

* Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết được ghi nhận khi khơng nạp năng lượng trong ít nhất 8 tiếng

** Cần thực hiện lại xét nghiệm nếu khơng có triệu chứng tăng đường huyết rõ ràng.

Thời điểm tầm soát thường quy:

Nên tầm soát cho mọi thai phụ từ tuần 24 – 28 của tuổi thai và thời điểm này được xem là thời điểm chuẩn, tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ.

Khuyến cáo nhấn mạnh việc đánh giá nguy cơ của ĐTĐTK ngay lần khám thai đầu tiên cho thai phụ có nguy cơ. Nếu là nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp tầm sốt sớm và nếu nghiệm pháp âm tính sẽ lặp lại khi tuổi thai 24 – 28 tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75 g Glucose – 2 giờ.

Một phần của tài liệu TỶ lệ đái THÁO ĐƯỜNG THAI kỳ và các yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN sản NHI TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26 - 29)