Với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi hàng hoá với Thế Giới ngày càng lớn làm cho khối lượng hàng lưu chuyển tăng lên không ngừng. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như với các nước khác trên Thế Giới không ngừng được mở rộng đã tạo điều kiện cho buôn bán hai chiều phát triển. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tếở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.
Sự tăng lên về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận bằng đường biển. Việt Nam là một nước đông dân trong khu vực cũng như trên Thế Giới, bình quân hàng năm tăng hơn một triệu người, với tốc độ tăng trưởng trên thì dự báo vào năm 2019 dân số sẽ đạt xấp xỉ 94679 người, dân số càng tăng làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ nói chung và dịch vụ giao nhận nói riêng.
Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm tăng, thu nhập người dân ngày càng cao, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện rõ
rệt, mức thu nhập bình quân đầu người tăng 10% so với năm trước, khi đó người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ giao nhận hàng hố nhiều hơn.
Ngồi ra, khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là các doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động vận chuyển trong kinh doanh. Các khách hàng của doanh nghiệp cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trong nghành, đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ nhiều phía, nhất là sau khi mở cửa hội nhập. Cạnh tranh về chi phí là hướng cạnh tranh gay gắt nhất. Do đó càng ngày họ càng có nhu cầu cao hơn về dịch vụ vận chuyển bằng đường biển để làm giảm bớt chi phí.
Chính sách kinh tế được điều chỉnh thơng thống hơn sau khi hội nhập giúp hoạt động kinh doanh giao thương được dễ dàng hơn, các doanh nghiệp vận tải bằng đường biển giảm được các chi phí hành chính dẫn đến giảm chi phí vận tải và giảm được thời gian thực hiện các thủ tục kiểm soát tại các cảng quốc tế, có mơi trường rộng mởhơn và thuận lợi hơn đểnâng cao năng lực cạnh tranh của mình.