CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phương pháp alizarin đỏ S
3.3.4. Ảnh hưởng của các ion lạ
Trong thực tế, ion florua không chỉ tồn tại riêng biệt trong nước, để đánh giá khả năng áp dụng của phương pháp trong thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các ion thường có mặt trong nước là ion clorua, nitrat, sunphat và photphat.
Kết quả ảnh hưởng của các ion tới phương pháp alizarin đỏ S được thể hiện trong hình 3.14 và bảng 3.12.
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các ion tới mật độ quang trong phương pháp alizarin đỏ S
Nồng độ Cl- (mg/l) 0 50 100 200 300 500
Abs 0,268 0,247 0,222 0,208 0,193 0,178
% Abs thay đổi 100 92,164 82,836 77,612 72,015 66,418
Nồng độ SO42-(mg/l) 0 50 100 200 300 500
Abs 0,268 0,285 0,27 0,311 0,284 0,299
% Abs thay đổi 100 106,343 100,746 116,045 105,970 111,567
Nồng độ PO43-(mg/l) 0 0,25 0,5 1 5 10
Abs 0,268 0,264 0,259 0,256 0,252 0,222
% Abs thay đổi 100 98,507 96,642 95,522 94,03 82,836
Nồng độ NO3- (mg/l) 0 10 20 40 60 80
Abs 0,268 0,266 0,233 0,249 0,262 0,257
% Abs thay đổi 100 99,254 86,940 92,910 97,762 95,896
Từ số liệu thực nghiệm cho thấy nếu phần trăm mật độ quang (%Abs) khi có mặt của ion cạnh tranh so với khi nồng độ ion này bằng 0 mg/l nhỏ hơn 80 % hoặc lớn hơn 120 % thì sự có mặt của ion này bắt đầu có ảnh hưởng tới nồng độ florua xác định được. Từ kết quả trên ta thấy, nồng độ ion clorua lớn hơn 100 mg/l và nồng độ photphat lớn hơn 10 mg/l thì bắt đầu có ảnh hưởng, cịn ion sunphat có nồng độ 500 mg/l và ion nitrat có nồng độ 80 mg/l khơng ảnh hưởng tới phương pháp alizarin đỏ S khi hàm lượng florua phân tích là 1,5 mg/l. Nói cách khác, khi nồng độ clorua có mặt trong nước gấp 67 lần nồng độ có mặt của florua và nồng độ photphat lớn gấp 6,7 lần nồng độ florua trong nước sẽ gây ảnh hưởng đến phương pháp phân tích sử dụng thuốc thử alizarin đỏ S. Nồng độ sunphat khi chưa vượt quá 333 lần nồng độ florua và nồng độ nitrat khi chưa vượt quá 53 lần nồng độ florua thì khơng gây ảnh hưởng đến phép phân tích.