tƣơng
Các thí nghiệm khảo sát cho thấy sự phát triển của chồi mầm bắt đầu chậm hơn so với rễ mầm. Do đó, thời điểm quan sát và phân tích sự phát triển của chồi mầm cũng được bắt đầu từ mốc 15 giờ, nhưng các chỉ tiêu hình thái của chồi mầm được quan sát, đánh giá 12 tiếng/lần và kéo dài đến 48 giờ kể từ khi hạt nảy mầm (mốc 63 giờ). Kết quả đánh giá hình thái và tốc độ phát triển chồi mầm của các lơ thí nghiệm được thể hiện ở Hình 5 và Bảng 9.
Bảng 9. Ảnh hưởng của nFe, nCu, nZnO và nCo đến chiều dài chồi mầm đậu tương
Lơ thí nghiệm
(mg/L)
Chiều dài chồi mầm (mm)
15 giờ 27 giờ 39 giờ 51 giờ 63 giờ
ĐC 1,03 ± 0,05a 1,13 ± 0,03a 1,71 ± 0,07a 2,08 ± 0,01a 3,21 ± 0,05a 25 nFe 1,09 ± 0,04 a 1,17 ± 0,04a 1,58 ± 0,09 a 2,08 ± 0,01a 3,52 ± 0,03 a 50 nFe 1,07 ± 0,03a 1,12 ± 0,04a 1,71 ± 0,10 a 2,08 ± 0,09a 3,19 ± 0,06a 250 nFe 1,10 ± 0,04 a 1,19 ± 0,05a 1,66 ± 0,07 a 2,11 ± 0,10a 3,58 ± 0,06a 25 nZnO 1,43 ± 0,04a 1,50 ± 0,05a 2,62 ± 0,09b 3,29 ± 0,10b 4,67 ± 0,06b 50 nZnO 1,39 ± 0,02a 1,49 ± 0,04a 2,73 ± 0,05b 3,13 ± 0,11b 4,44 ± 0,10b 500 nZnO 1,33 ± 0,04a 1,44 ± 0,04a 2,63 ± 0,07b 3,12 ± 0,09b 4,75 ± 0,11b 5 nCu 1,08 ± 0,06a 1,19 ± 0,08a 1,69 ± 0,14a 1,96 ± 0,02a 3,10 ± 0,12a 25 nCu 1,12 ± 0,05a 1,29 ± 0,09a 1,81 ± 0,15a 2,50 ± 0,05a 3,58 ± 0,13a 50 nCu 1,13 ± 0,07a 1,18 ± 0,09a 1,74 ± 0,11a 2,24 ± 0,12a 3,43 ± 0,07a 0,05 nCo 1,36 ± 0,03a 1,40 ± 0,04a 2,56 ± 0,08b 3,24 ± 0,09b 4,25 ± 0,14b 0,5 nCo 1,35 ± 0,04a 1,45 ± 0,05a 2,48 ± 0,05b 3,02 ± 0,08b 4,11 ± 0,13b 2,5 nCo 1,35 ± 0,03a 1,48 ± 0,04a 2,48 ± 0,06b 3,07 ± 0,06b 4,05 ± 0,09b
Số liệu trong mỗi ơ thể hiện giá trị trung bình của 30 mẫu ± sai số chuẩn; các chữ cái a,b trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lơ đối chứng (ĐC) với các lơ thí nghiệm khác, p<0,05.
Luận văn thạc sỹ khoa học Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
Kết quả ở Bảng 9 cho thấy, ở mốc 15 giờ và 27 giờ chiều dài chồi mầm ở các lô hạt được xử lý với dung dịch nano khơng có sự khác biệt đáng kể so với đối chứng. Từ 39 giờ trở đi, chồi mầm ở lô được xử lý với nZnO và nCo tăng đáng kể và phát triển nhanh hơn so với đối chứng. Chiều dài chồi mầm của 2 lô này đạt được khoảng 3,0 mm ở mốc 51 giờ và 4,0 mm ở mốc 63 giờ, trong khi lô đối chứng là 2,0 và 3,0 mm ở các mốc tương ứng. nFe và nCu không ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi mầm trong 63 giờ đầu. Sự khác biệt về hình thái chồi mầm ở các lơ xử lý với hạt nano kim loại và lô đối chứng tại các mốc quan sát cũng được thể hiện rõ ở Hình 5.
Hình 5. Hình thái chồi mầm đậu tương ở các lơ thí nghiệm (Độ phóng đại 20×; vịng
Luận văn thạc sỹ khoa học Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
Dựa trên các kết quả phân tích về tác động của các loại hạt nano kim loại đến các chỉ tiêu hình thái trong giai đoạn nảy mầm của hạt đậu tương, nồng độ thử nghiệm tối ưu cho tác động tốt nhất đối với từng loại hạt nano kim loại đã được xác định gồm: 50 mg/L nFe, 50 mg/L nCu, 50 mg/L nZnO và 0,05 mg/L nCo. Mẫu rễ mầm ở lô xử lý với các nồng độ thử nghiệm này sẽ được dùng cho thí nghiệm phân tích ở mức tế bào và sinh học phân tử tiếp theo.