Giản đồ nhiễu xạ ti aX (XRD) của vật liệu Bent-ZnO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo nanocomposite zno bentonite ứng dụng diệt nấm phytophthora (Trang 60 - 61)

Qua giản đồ XRD trong hình 3.2 cho thấy, trên mẫu Bent-ZnO xuất hiện pic đặc trƣng của khoáng sét tự nhiên nhƣ Quart, illite, nontronite và rectorite. Trên giản đồ XRD của Bent-ZnO cũng xuất hiện các đỉnh pic đặc trƣng ở góc 2θ 36,52o (101); 47,54o; 42,56o và 61,7o là các đỉnh đặc trƣng của kẽm oxit với cấu trúc lập phƣơng tâm mặt Fm3m với thông số mạng a= 4,251Å [29]. Ở đây có một sự đặc biệt rất lớn xảy ra là ZnO tồn tại trên bentonite ở dạng lập phƣơng tâm mặt, thông thƣờng ở điều kiện thƣờng ZnO đƣợc tạo ra ở dạng lục phƣơng dạng WrutZite, ZnO

dạng lập phƣơng chỉ đƣợc hình thành khi thực hiện ở các điều kiện nhiệt độ, áp suất cao vì đây là một dạng cấu trúc siêu bền của ZnO [30]. Nhƣ vậy, có thể bentonite và các ion trao đổi trong các lớp sét có thể chính là ngun nhân khiến ZnO dạng lập phƣơng đƣợc hình thành ngay ở điều kiện nhiệt độ áp suất thƣờng. Đây đƣợc coi là một phát hiện mới mẻ về sự hình thành của ZnO dạng lập phƣơng mà có lẽ chƣa có tài liệu nào cơng bố.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc trƣng của ZnO hình thành trên bề mặt bentonite thơng qua phổ UV-Vis. thông qua phổ UV-Vis.

Trong nghiên cứu vật liệu nano, để xác định sự có mặt của các hạt nano kim loại có thể sử dụng phƣơng pháp đo phổ UV-Vis, để xác định sự có mặt của các hạt nano ZnO cố định trên bentonite, đã tiến hành đo phổ UV-Vis của vật liệu bentonit và vật liệu ZnO cố định trên bentonite (Bent-ZnO) trình bày trong hình 3.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo nanocomposite zno bentonite ứng dụng diệt nấm phytophthora (Trang 60 - 61)