Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (1) (Trang 60 - 66)

Chƣơng 1 : Tổng quan về giá đất và các yếu tố ảnh hƣởng đến giá đất

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hà Đông

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kinh tế có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm (2005- 2010) bình quân đạt 18,5%, vƣợt 2,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XVIII.

GDP bình quân đầu ngƣời tăng: năm 2005 đạt 1.095 USD, năm 2010 ƣớc đạt 2.642 USD, vƣợt 825 USD/ngƣời/năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hà Đông lần thứ XVIII.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng các ngành kinh tế của quận Hà Đông năm 2010 dự kiến nhƣ sau:

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 53,48% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 18 là 50%).

Thƣơng mại, dịch vụ: 46,02% ( mục tiêu Nghị quyết đại hội lần thứ 18 là 45,80%). Nông nghiệp: 0,5% (mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 18 là 4,2%).

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Bảng 2.1: Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp (Giá cố định)

Hạng mục ĐVT Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Năm 2005 1.000 đồng 69.716 42.507 26.165 1.044 Năm 2006 1.000 đồng 111.383 56.128 53.128 1.493 Nẳm 2007 1.000 đồng 106.225 54.459 49.802 1.964 Năm 2008 1.000 đồng 92.361 47.970 41.730 2.661 Nẳm 2009 1.000 đồng 76.383 41.017 33.348 2.018 Nẳm 2010 1.000 đồng 54.715 29.847 23.821 1.047

(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Hà Đơng năm 2007-2011)

Tồn quận đã hồn thành quy hoạch sản xuất nơng nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Trong 5 năm qua, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, sản lƣợng lƣơng thực bình quân tăng 23,2% năm.

Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Hạng mục ĐVT Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Năm 2005 % 100 60,97 37,53 1,5 Năm 2006 % 100 50,39 48,27 1,34 Nẳm 2007 % 100 51,27 46,88 1,85 Năm 2008 % 100 51,94 45,18 2,88 Nẳm 2009 % 100 53,7 43,66 2,64 Nẳm 2010 % 100 54,55 43,54 1,91

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng giá trị và hiệu quả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với đặc điểm đô thị hành lang xanh.

Trong đó giá trị sản xuất trồng trọt có xu hƣớng giảm (năm 2005 giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 60,97%) so tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 giá trị sản xuất của trồng trọt giảm xuống còn 54,55%). Giá trị sản xuất ngành dịch vụ có xu hƣớng tăng từ 1,5% năm 2005 tăng lên 1,91% so tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

b) Khu vực kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Hà Đơng đang tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao bình quân trong 5 năm qua tăng 20,1%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp ngồi quốc dân (theo giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 4.456,76 tỷ đồng, vƣợt 2670,899 tỷ đồng (149,56%) so với mục tiêu đại hội.

- Cụm công nghiệp Yên Nghĩa: với quy mô quy hoạch là 40,73 ha, trong đó diện tích xây dựng: 20,5 ha;

- Điểm công nghiệp Kiến Hƣng quy mô 4,24 ha; - Cụm công nghiệp Đồng Mai quy mô 191,91 ha; - Cụm công nghiệp Phú Lãm quy mô 21,24 ha;

Hiện đã có 25 doanh nghiệp đầu tƣ vào cụm cơng nghiệp trên địa bàn quận với tổng diện tích là 258,77 ha.

Sản xuất công nghiệp làng nghề truyền thống trên địa bàn quận có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ: dệt lụa Vạn Phúc (phƣờng Vạn Phúc); dệt the La Khê (phƣờng La Khê); nghề rèn Đa Sỹ (phƣờng Kiến Hƣng), dệt len Nghĩa Lộ (phƣờng Yên Nghĩa), làng nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ (phƣờng Phú Lãm). Giá trị sản xuất của các làng nghề đạt khoảng trên 55 tỷ đồng/năm.

Thời gian qua, mặc dù đạt đƣợc những thành tựu khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng cao, nhƣng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận vẫn tồn tại một số khó khăn, yếu kém. Những yếu tố nhƣ công nghệ lạc hậu, quy mô vốn, quy mô sản xuất nhỏ bé, thiếu sự hợp tác, gắn kết và trình độ quản lý thấp đang là những hạn chế

đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngành, nhất là đối với ngành công nghiệp chế tác và các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

c) Khu vực kinh tế dịch vụ

Giai đoạn 2005-2010, hoạt động thƣơng mại của quận Hà Đơng có nhiều khởi sắc với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là thƣơng mại tƣ nhân. Năm 2005 tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ của quận Hà Đông là 7.900 cơ sở, đến năm 2010 là 13.130 cơ sở, đặc biệt các phƣờng Mộ Lao, Phú La, Dƣơng Nội, Biên Giang, Đồng Mai năm 2005 chƣa có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ nào, nhƣng năm 2010 các phƣờng này đã phát triển mạnh các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhƣ phƣờng Mộ Lao là 956 cơ sở, Dƣơng Nội 755 cơ sở…

Trong tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010 của quận Hà Đông, khu vực kinh tế tƣ nhân chiếm thị phần cao nhất (khoảng 82,9%), khu vực kinh tế Nhà nƣớc chỉ chiếm thị phần khoảng 17-25% nhƣng chiếm giữ các mặt hàng chủ yếu nhƣ xăng dầu, phân bón, hóa chất …, khu vực kinh tế tập thể và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có tỷ lệ rất thấp (xấp xỉ 2%).

Quận đã đầu tƣ mở rộng nâng cấp một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên địa bàn, song việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các điểm du lịch, vui chơi giải trí cịn chậm. Về quy mơ các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí) chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, các tiện nghi phục vụ còn thiếu và chất lƣợng dịch vụ chƣa cao.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm.

- Dân số quận Hà Đông phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực gần đƣờng Quốc lộ số 6, tỉnh lộ số 70, 430 và 21B. Đặc biệt là khu vực trung tâm cũ

(thuộc phƣờng Nguyễn Trãi, Yết Kiêu…) mật độ dân số từ 30.000-32.000 ngƣời/km2,

khu vực phƣờng La Khê, phƣờng Mộ Lao sau khi tách phƣờng mật độ dân số nhỏ

khoảng dƣới 20.000 ngƣời/km2.

- Lao động và việc làm:

Theo số liệu của phòng thống kê quận Hà Đông tổng số lao động xã hội là 179.107 lao động chiếm 75% dân số.

Số lao động có việc làm là 159.298 ngƣời chiếm 88,94% lao động. Số lao động chƣa có việc làm là 19.811 ngƣời chiếm 11,06%.

Lao động có việc làm tham gia trong hoạt động kinh tế là 105.418 ngƣời.

2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị a. Phát triển quy hoạch

Quận Hà Đơng sau khi đƣợc hình thành do mở rộng thủ đơ Hà Nội, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tất cả các xã (Phú Lƣơng, Phú Lãm, Văn Khê, Kiến Hƣng, Yên Nghĩa) trong quận đã đƣợc nâng cấp trở thành đơn vị phƣờng. Ngoài ra theo Nghị quyết 10 cịn có xã Dƣơng Nội (thuộc huyện Hồi Đức), 02 xã Đồng Mai, Biên Giang và thôn Thƣợng Bãi (thuộc huyện Thanh Oai) sát nhập vào địa giới hành chính quận Hà Đơng. Nhƣ vậy diện tích đất đơ thị là 4.834 ha với 17 đơn vị hành chính. Diện tích đất đơ thị tăng thêm 3.201 ha so với năm 2000. Ngồi việc mở rộng ranh giới đất đơ thị thì các khu đơ thị mới đƣợc hình thành và đầu tƣ xây dựng cùng với việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm có:

- Dự án khu trung tâm hành chính tại Hà Cầu quy mơ diện tích 45 ha.

- Dự án xây dựng cơng viên giải trí và thể dục thể thao tại Kiến Hƣng quy mô 100 ha.

Các dự án xây dựng khu nhà ở quy mô đất 16 ha gồm có:

+ Tiểu khu đơ thị Chm Ngõ, Bơng Đỏ thuộc phƣờng La Khê, diện tích 2,9 ha. + Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc thuộc phƣờng Vạn Phúc, diện tích 5,7 ha. + Khu nhà ở Cánh đồng Bói Vạn Phúc thuộc phƣờng Vạn Phúc, diện tích 7 ha. + Khu nhà Bắc Hà 2,8 ha.

+ Khu nhà ở Cầu Bƣơu 2,3 ha. + Khu nhà ở La Khê 1,8 ha.

+ Khu văn phòng và chung cƣ VINACONEX 21, diện tích 1,3 ha.

Ngồi ra cịn các khu đơ thị mới đƣợc hình thành và đang đƣợc xây dựng phát triển đó là: Khu đơ thị Dƣơng Nội; khu đơ thị Lê Trọng Tấn; khu đô thị An Hƣng; khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc; khu đô thị Mộ Lao; khu đô thị Cenco 5 Thanh Hà; khu

đô thị Kiến Hƣng; khu tái định cƣ phƣờng Kiến Hƣng; khu đô thị Xa La. Tổng diện tích các khu đơ thị trên khoảng 300 ha.

b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho các cơ quan, các đoàn thể hoạt động, phát triển kinh tế cũng nhƣ việc phục vụ sinh hoạt, đi lại tƣơng đối tốt so với 28 quận, huyện còn lại trong địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên trong q trình đơ thị hóa một số xã nơng thơn ở vùng lân cận đƣợc sát nhập vào quận. Vì vậy cơ sở hạ tầng ở những khu vực này còn thiếu nhiều và rất yếu kém. Nếu xét về tổng thể cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo địa giới hành chính quận hiện tại thì cịn nhiều bất cập và khơng đồng bộ. Có khu vực thì cơ sở hạ tầng rất tốt nhƣ khu trung tâm bao gồm các phƣờng (Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Phú La, Hà Cầu). Khu vực có cơ sở hạ tầng yếu kém bao gồm các phƣờng (Yên Nghĩa, Đồng Mai, Biên Giang, Phú Lƣơng, Phú Lãm…).

2.1.2.5. Thực trạng phát triển giao thông, thủy lợi. a. Giao thông

Các tuyến trục đƣợng giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đơng với bên ngồi đƣợc đầu tƣ nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển và giao lƣu kinh tế. Bƣớc đầu đã mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính; mở rộng nâng cấp Quốc lộ 6 qua trung tâm quận; nâng cấp đƣờng 21B và đƣờng 70, đƣờng Lê Trọng Tấn kéo dài, đƣờng Lê Văn Lƣơng kéo dài… đi qua quận.

Mạng lƣới tuyến đƣờng trục chính đều gắn kết với hệ thống đƣờng của Hà Nội, phải đi xuyên qua trung tâm của quận nên mạng lƣới giao thông của quận phải chịu tải rất lớn (cƣờng độ, lƣu lƣợng xe, ô nhiễm môi trƣờng).

Mạng lƣới giao thông nội thị đã đƣợc cải tạo từng phần (đoạn đƣờng Quang Trung) song nhìn chung cịn chƣa đồng bộ, năng lực giao thơng thấp mang tính chắp vá, chƣa làm thay đổi đƣợc “chất” của mạng lƣới giao thơng đơ thị trong q trình “đơ thị hóa”.

Hiện có tuyến đƣờng sắt vành đai (Hà Nôi - Lào Cai) qua thành phố (chiều dài khoảng 5 km) và ga Hà Đơng (BaLa) với năng lực vận tải cịn chƣa phát triển (100.000 tấn và 22.000 lƣợt hành khách/năm).

Bến xe khách Hà Đông cũ (thuộc phƣờng Văn Quán) là bến ô tô liên tỉnh, diện

tích 7,400 m2 với lƣu lƣợng 7.000 -8.000 khách/ngày. Bến xe trung tâm đƣợc xây dựng

quy mô tại phƣờng Yên Nghĩa.

b. Thủy lợi

Hiện trạng các cơng trình thủy lợi: quy mô, công suất, năng lực tƣới tiêu, hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu của quận cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số cơng trình trạm bơm đầu tƣ từ những năm 1970 nên đã xuống cấp, hạn chế khả năng cung cấp nƣớc và tiêu úng. Tính đến năm 2005 quận Hà

Đơng có 10 trạm bơm tiêu gồm 25 máy với tổng công suất là 53.040 m3/h tƣới tiêu cho

1.050 ha với các kênh cấp 2 có tổng chiều dài là 13,3 km. Các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 6 trạm và công ty môi trƣờng đô thị Hà Đông quản lý 4 trạm.

Đối với hệ thống tƣới quận Hà Đơng có 16 trạm bao gồm 21 máy bơm có tổng

cơng suất là 20.000 m3/h. Năng lực tƣới của 16 trạm này là 1.053 ha với các kênh cấp 2

có chiều dài 27,7 km.

Nhìn chung các trạm bơm tƣới tiêu do HTXNN quản lý đều đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp kịp thời, tuy nhiên nguồn nƣớc đều bơm trực tiếp từ sông Nhuệ và kênh La Khê bị ô nhiễm nên ảnh hƣởng tới sinh trƣởng phát triển của cây trồng. Đối với các trạm ký hợp đồng tƣới với các cơng ty thủy nơng La Khê, nhìn chung cơng ty đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới cho các hợp tác xã nông nghiệp, tuy vậy đôi khi nhu cầu nƣớc phục vụ cho sản xuất không đƣợc cung cấp kịp thời, ảnh hƣởng tới sản xuất nơng nghiệp.

Các kênh chính đã đƣợc bê tơng hóa tuy vậy hệ thống mƣơng nội đồng cấp 3 vẫn cịn chƣa đƣợc bê tơng hóa dẫn tới tình trạng tiêu phí nƣớc lớn, hạn chế hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (1) (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)