Tổng quan về chính sách pháp luật liên quan đến giảm phát thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan về chính sách pháp luật liên quan đến giảm phát thả

nhà kính

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên sớm ký và phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP). Việt Nam đã ký và phê chuẩn UNFCCC vào ngày 11 tháng 6 năm 1992 và ngày 16 tháng 11 năm 1994. Đối với KP, Việt Nam cũng đã ký và phê chuẩn vào ngày 03 tháng 11 năm 1998 và ngày 25 tháng 9 năm 2002. KP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Việt Nam là một nước không thuộc Phụ lục I (nhóm các nước đang phát triển) tham gia UNFCCC và KP với quyền và nghĩa vụ đầy đủ trong quá trình thực hiện, cam kết và đàm phán về biến đổi khí hậu.

Mặc dù khơng có nghĩa vụ giảm phát thải KNK theo quy định của KP để bảo vệ hệ thống khí hậu, nhưng Việt Nam đã thực hiện một số nghĩa vụ bắt buộc chung như: Xây dựng Thông báo Quốc gia (TBQG) về biến đổi khí hậu; tiến hành kiểm kê quốc gia KNK từ các nguồn phát thải và bể hấp thụ KNK; đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (đặc biệt là khu vực bị ảnh hưởng do nước biển dâng); xây dựng các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK; xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; tiến hành nghiên cứu và giám sát các vấn đề/ yếu tố liên quan đến khí hậu và biến đổi khí hậu; cập nhật và phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và cơng chúng về biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK.

Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành và trình hai Thơng báo quốc gia (TBQG) về biến đổi khí hậu cho Ban Thư ký của UNFCCC, trong đó Thơng báo quốc gia đầu tiên (TBQG 1) được hồn thành, trình vào năm 2003 và

Thông báo quốc gia lần thứ hai (TBQG 2) được hồn thành, trình vào năm 2010 bao gồm kiểm kê quốc gia KNK cho các năm cơ sở 1994 và 2000.

Về mặt thể chế và chính sách, Việt Nam đã và đang cụ thể hóa các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính nhằm tiến tới xu hướng chung của thế giới về phát triển các-bon thấp (LCD) và tăng trưởng xanh trong ứng phó với biến đổi khí hậu thơng qua việc phê duyệt nhiều chiến lược, quy hoạch. Đặc biệt Luật Bảo vệ mơi trường 2014 đã có bước đột phá khi dành một chương quy định về biến đổi khí hậu và kiểm sốt phát thải khí nhà kính. Một số chiến lược, quy hoạch có liên quan đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cụ thể là:

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quyết định nêu rõ Chính phủ thống nhất chủ trương và chỉ đạo thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT là cơ quan thường trực, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện trong lĩnh vực này. Cũng theo Quyết định này, Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phịng Chương trình đã được thành lập. Các hoạt động cụ thể cho giai đoạn 2012 -2015 đã được cụ thể hóa trong Chương trình m ục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ [3].

- Chiến lược tăng trưởng xanh (ban hành kèm theo Quyết định

1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012) đã đă ̣t ra những m ục tiêu dài ha ̣n về giảm nhẹ phát thải KNK cho đến năm 2050:

+ 2011-2020: Giảm cường độ phát thải KNK từ 8-10% so với năm cơ sở 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP khoảng 1-1,5% mỗi năm. Giảm phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% cịn lại mức phấn đấu khi có thêm sự hỗ trợ quốc tế;

+ 2030: Giảm lượng phát thải KNK 1,5-2% mỗi năm, giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với BAU. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% cịn lại là mức khi có thêm sự hỗ trợ quốc tế.

+ 2050: Giảm phát thải KNK 1,5-2 % mỗi năm;

- Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới (Ban hành kèm theo

Quyết định 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012), trong đó có nhiệm vụ thiết lập hệ thống kiểm kê KNK cấp quốc gia trong giai đoạn 2012-2014 với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan và đưa ra các mục tiêu giảm nhẹ

phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK đến năm 2020 so với năm cơ sở 2005 như lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải là 8%; lĩnh vực nông nghiệp 20%, lĩnh vực LULUCF 20% và lĩnh vực chất thải 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)