Đánh giá nguyên nhân làm gia tăng phát thải khí nhà kính tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 61)

Chƣơng III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá nguyên nhân làm gia tăng phát thải khí nhà kính tạ

máy nhiệt điện ng Bí

3.4.1. Tình trạng hao mịn, xuống cấp máy móc, thiết bị của nhà máy

Kết hợp giữa quá trình trình khảo sát thực địa tại nhà máy và phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật của Nhà máy nhiệt điện ng Bí với q trình phân tích thực trạng hoạt động của nhà máy như đã nêu tại mục 3.2, tác giả đã tổng hợp được một số vấn đề thường gặp phải trong quá trình vận hành của nhà máy (chi tiết tại Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Các vấn đề thường gặp trong vận hành, bảo dưỡng thiết bị

TT Bộ phận Tổ máy 5 và 6

1 Kho chứa than nguyên - Băng tải than bị rách; - Than nghiền bị đóng bánh; - Phếu xuống than bị tắc.

Do đó vấn đề che chắn cho hệ thống băng tải cần được chú ý trong quá trình vận hành,

chữa ngay.

2 Máy nghiền - Các ống phun than ở cửa vào máy nghiền bị mài mòn, hiện đang khắc phục bằng thay thế bộ phận hoặc hàn sửa chữa.

- Rò rỉ than do ống nghiền than bị mài mòn thành ống lớn.

Để giảm các sự cố rò rỉ trong khi vận hành tổ máy, cần phải thực hiện tốt việc quản lý độ dày và đánh giá tuổi thọ còn lại của thành ống ở các vị trí.

3 Máy phân tách, phân lý than

- Bục rách các lá chắn;

- Tắt các đường hoàn nguyên than về máy nghiền.

4 Máy cấp bột than - Tắc máy cấp than;

- Đứt các khớp nối dẫn động … 5 Bộ gia nhiệt nước cấp

cho lò hơi

- Bục, vỡ các đường trao đổi nhiệt; - Xì gioăng mặt bích gia nhiệt,..

6 Bình ngưng lị hơi - Mất chân không, bục ống tưới tuần hoàn làm giảm chất lượng nước ngưng,…

7 Quạt cấp khí cho lị hơi

- Các hư hỏng phần cơ khí, lá chắn điều chỉnh, lá chắn đầu đẩy kẹt,…

8 Quạt hút chân khơng (cho phần thải khí)

- Các hư hỏng phần cơ khí, lá chắn điều chỉnh, lá chắn đầu đẩy kẹt, khơng đóng mở được ổ bi, gối đỡ; ăn mịn do tro bay, khói

có nhiệt độ cao

9 Tuabin - Rung, bộ chèn cao áp hạ áp bị xì hở, 10 Các sự cố phải dừng

nhà máy để sửa chữa

Sự cố phần lò, hệ thống ống áp lực bục, vỡ.

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát của tác giả)

Với các vấn đề thường xuyên gặp phải như trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của nhà máy. Theo số liệu kiểm toán năng lượng của nhà máy, các tổn thất năng lượng được thể hiện tại Bảng 3.6. dưới đây:

Bảng 3.6. Các loại tổn thất năng lượng của lò hơi

Các chỉ tiêu Tổ máy 5, 6

Thiết kế Thực tế

Hiệu suất lò hơi (%) 90,6 76

Nhiệt độ ống khói (o

C) 121 122-125

Tổn thất nhiệt qua khói lị (%) 4,7 4-5

Tổn thất nhiệt do cacbon cháy không hết về hóa học và cơ học (%)

4 18-19

Tổn thất nhiệt do rị rỉ qua bảo ơn (%) 0,65 0,65

Tổn thất nhiệt qua xỉ (%) 0 0

Với những phân tích và số liệu tại Bảng 3.5 và Bảng 3.6 nêu trên, có thể nhận thấy tình trạng xuống cấp máy móc, trang thiết bị của Nhà máy nhiệt điện ng Bí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của nhà máy. Đây cũng chính là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng phát thải khí nhà kính của nhà máy so với mức phát thải trung bình của tồn ngành nhiệt điện đốt than.

Bảng 3.6 cho thấy tổn thất nhiệt do các bon cháy không hết là rất lớn so với thiết kế. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tổn thất nhiệt do cháy không hết các bon chủ yếu suất phát từ chế độ cháy trong lò hơi và chất lượng than nguyên liệu. Vấn đề này đã được nhà máy nhận diện từ nhiều năm nay, tuy nhiên do máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu và bị hư hại nhiều nên nhà máy cũng chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ than cháy không hết về gần với thiết kế ban đầu.

3.4.2. Chất lượng than sử dụng cho nhà máy không đáp ứng được yêu cầu công nghệ

Tại các nhà máy nhiệt điện hiện đang vận hành tại các nước tiên tiến như Nhật Bản, tỷ lệ các bon không cháy hết vào khoảng 5%. Ở Việt Nam tỷ lệ các bon không cháy hết tại một số nhà máy có cơng nghệ tương tự công nghệ của nhà máy nhiệt điện ng Bí vào khoảng 12 – 15% (như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) [21, 27]. Tuy nhiên, theo số liệu thu thập được từ nhà máy nhiệt điện ng Bí thì tỷ lệ các bon không cháy hết thực tế cao hơn rất nhiều khoảng 18 – 20%, có thời điểm đo được tỷ lệ các bon không cháy hết lên đến 38,8% (trong khi tỷ lệ các bon không cháy hết theo thiết kế từ 4 – 5%) [10, 21, 27].

Số liệu tại Bảng 3.1 cho thấy chất lượng than hiện đang sử dụng thấp hơn nhiều so với chất lượng than tiêu chuẩn thiết kế (nhiệt trị than thiết kế là 6.020 kcal/kg, nhiệt trị than thực tế chỉ đạt cao nhất là 5.450 kgcal/kg). Mặt khác, hàm lượng lưu huỳnh và hàm lượng tạp chất khác trong than thực tế cũng cao. Do vậy chất lượng than sử dụng cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của Nhà máy nhiệt điện ng Bí.

Tỷ lệ tro xỉ thải thực tế là 30% cao hơn nhiều so với tỷ lệ tro xỉ thải theo thiết kế là 16,8%. Bảng 3.3. cho thấy tổn thất nhiệt do cacbon cháy khơng hết về hóa học và cơ học là 18-19% so cao gấp 4,5 lần tổn thất thiết kế (4%).

Như vậy có thể khẳng định chất lượng than thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu suất của nhà máy, làm tăng phát thải khí CO2.

3.4.3. Quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính thiếu tính rằng buộc đối với doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

Thực tế cho thấy mặc dù các chủ trương, chính sách của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật, nhận thức của các cấp quản lý về ứng phó với biến đổi khí hậu đã tăng lên rõ rệt, nhưng những chính sách trên thực sự chưa tác động nhiều đến đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng trực tiếp phát thải khí nhà kính hàng ngày, hàng giờ.

Đến nay, đa số các dự án về tăng cường năng lực giảm phát thải khí nhà kính và dự án thí điểm thực hiện giải pháp giảm phát thải khí nhà kính chỉ được thực hiện thơng qua nguồn kinh phí hỗ trợ của quốc tế. Doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự sẵn sàng đầu tư kinh phí của mình để thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, nếu được thực hiện thì cũng khơng phải là dự án đầu tư trực tiếp vào giải pháp giảm phát thải khí nhà kính mà thường là gián tiếp thơng qua việc đầu tư giải pháp tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu sản xuất.

Tồn tại những hạn chế trên một phần nguyên nhân khách quan là hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam đến nay vẫn chưa quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, tất cả các chính sách đã ban hành đều là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ở tầm vĩ mơ, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực cụ thể. Một phần nguyên nhân chủ quan đến từ doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc doanh nghiệp đã có nhu cầu thực hiện giảm phát thải khí nhà kính nhưng khơng thể bố trí kinh phí để thực hiện các giải pháp.

Trong thời gian tới, khi Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh được các Bộ, ngành và địa phương cụ thể hóa bằng các kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực cụ thể thì các giải pháp cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính cho ngành nhiệt điện được áp dụng tại các doanh nghiệp có tính khả thi hơn.

Năm 2014, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia. Trong đó, dự kiến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho ngành nhiệt điện đốt than là 10% so với năm 2010. Hiện dự thảo Kế hoạch hành động đang được Bộ Công Thương xem xét ban hành trong năm 2015. Sau khi Kế hoạch hành động của Bộ Cơng Thương được ban hành thì trong tương lai gần chắc chắn Bộ Cơng Thương sẽ ban hành những thể chế, chính sách yêu cầu các nhà máy nhiệt điện trên cả nước phải thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)