Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (Số liệu thứ cấp):
Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu cịn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc đã thực hiện [9]. Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các cơng việc chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá. Những thơng tin cần thu thập gồm: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được; các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số liệu thống kê [9].
Với đề tài “Nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy nhiệt điện ng Bí, tỉnh Quảng Ninh”, các thơng tin, số liệu thứ cấp bao gồm: Tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh của Nhà máy Nhiệt điện ng Bí; các thể chế, chính sách của nhà nước liên quan đến BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính; các chính sách phát triển ngành nhiệt điện đốt than của Việt Nam; các tài liệu kỹ thuật nghiên cứu về đặc điểm công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải trong ngành nhiệt điện đã có trên thế giới và ở Việt Nam… Các số liệu này là thông tin đầu vào để đánh giá hiệu quả của quá trình vận hành nhà máy, đánh giá tổn thất năng lượng, tính tốn lượng phát thải khí nhà kính…
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp rất quan trọng của nghiên cứu này bởi kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên số liệu thu được từ khảo sát thực địa tại Nhà máy Nhiệt điện ng Bí. Phương pháp khảo sát thực địa chủ yếu được sử dụng để thực hiện nội dung đánh giá tình hình vận hành của nhà máy nhiệt điện ng Bí 110MW. Q trình khảo sát thực địa tập trung tìm hiểu về các số liệu chính như sau:
- Dây chuyền cơng nghệ của nhà máy, số lượng thiết bị, chủng loại thiết bị, đặc tính kỹ thuật của thiết bị, hiệu suất, thông số thiết kế của từng thiết bị, hướng dẫn thử nghiệm và vận hành...
- Lượng tiêu thụ nhiên liệu (than, dầu) của nhà máy và suất tiêu hao nhiên liệu để sản xuất.
- Các thông tin về tiêu thụ điện của các thiết bị điện hoặc động cơ điện ở các cơng đoạn nghiền, quạt khói gió, động cơ bơm, vận chuyển nhiên liệu ...
- Tiêu hao nhiên liệu, tổn thất trong quá trình đốt, tổn thất trong quá trình xử lý và cấp nhiên liệu.
- Quy trình vận hành thiết bị, nhật ký vận hành, nhật ký sửa chữa.
- Các công nghệ và thiết bị xử lý mơi trường: Tính năng, hiệu suất, thơng số thiết kế của từng thiết bị, hướng dẫn thử nghiệm và vận hành, Quy trình vận hành thiết bị, nhật ký vận hành, nhật ký sửa chữa, thông tin về tiêu thụ năng lượng...
- Thành phần nhiên liệu, thành phần tro xỉ xem xét đến lượng C cịn lại khơng tham gia vào quá trình chuyển đổi sang CO2 trong chu trình nhiên liệu.
- Thông tin về: sản lượng điện sản xuất, lượng điện tự dùng và lượng điện phát lên thanh cái, xuất tiêu năng lượng của các nhà máy, hiệu suất nhà máy, hiệu suất lò hơi, hiệu suất tổ máy, tổng chi phí cho năng lượng trong đó chi phí nhiên liệu than, dầu, điện, chi phí sửa chữa lớn và thay thế thiết bị hàng năm.
- Thông tin về phương thức quản lý của nhà máy, sự cố và rủi ro...
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu cũng đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đặc biệt trong quá trình khảo sát thực địa việc phỏng vấn sâu chủ yếu được tiến hành thơng qua hình thức hỏi trực tiếp đối với một số cán bộ của Nhà máy như: Cán bộ phụ trách mơi trường của Nhà máy nhiệt điện ng Bí, các cơng nhân kỹ thuật tại các phân xưởng. Nội dung phỏng vấn sâu tập trung
thu thập những thông tin về các sự cố thường gặp và tình trạng vận hành của các khu vực sản xuất trong nhà máy.
2.3.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Do tính chất liên ngành của vấn đề nghiên cứu nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã phải thực hiện việc lấy ý kiến chuyên gia nhiều lần đặc biệt trong quá trình đánh giá lựa chọn các giải pháp giảm thiểu, công nghệ, phương pháp tính tốn phát thải và giảm phát thải và các hoạt động khác trong quá trình thực hiện đề tài.
Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng nhiều khi thực hiện các nội dung:
- Đánh giá nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính của nhà máy nhiệt điện ng Bí;
- Đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy nhiệt điện ng Bí: Để tham khảo những kinh nghiệm tốt nhất hiện có (BAT/BET) và những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đã được nghiên cứu áp dụng tại một số nhà máy nhiệt điện than.