Định hướng phát triển ngành nhiệt điện đốt than tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tổng quan về ngành nhiệt điện đốt than tại Việt Nam

1.4.3. Định hướng phát triển ngành nhiệt điện đốt than tại Việt Nam

Theo Quy hoạch phát triển điện VII tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ [2]: Quy hoạch nhiệt điện đốt than: Khai thác tối đa nguồn lực than trong nước cho phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện phía Bắc. Đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện đốt than khoảng 36.000 MW, sản xuất khoảng 156 tỷ kWh (chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất), tiêu thụ 67,3 triệu tấn than. Đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện đốt than khoảng 75.000MW, sản xuất khoảng 394 tỷ kWh (chiếm khoảng 56,4% sản lượng điện sản xuất), tiêu thụ khoảng 171 triệu tấn than. Các nhà máy sẽ đi vào vận hành sau năm 2015 gồm [2, 14, 15]:

+ Nhiệt điện Quảng Ninh II (300 MW) do EVN thực hiện; + Nhiệt điện Thái Bình I, II (1.200 MW) do PVN thực hiện; + Nhiệt điện Mông Dương I, II (1.200 MW) theo hình thức BOT; + Nhiệt điện Duyên Hải I, II (1.200 MW) do EVN thực hiện; + Nhiệt điện Hải Phịng mở rộng cơng suất đến 1.200 MW;

+ Nhiệt điện Mạo Khê II 300 MW (nâng tổng công suất lên 1.200 MW);

+ Nhiệt điện Nghi Sơn 600 MW;

+ Nhiệt điện Vũng Áng I, II (600 MW x 2); + Nhiệt điện Thăng Long I, II (300 MW x 2); + Nhiệt điện Nam Định I, II (600 MW x 2); + Nhiệt điện Hải Dương I, II (600 MW x 2).

Lựa chọn công suất tổ máy phát điện cho tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơng nghệ, suất đầu tư, mặt bằng, trình độ vận hành, tính phổ biến của tổ máy, hệ thống điện quốc gia và khu vực... Công suất tổ máy đối với công nghệ đốt than phun hiện nay đang nằm trong dải rộng 50 - 1300 MW. Cơng suất lị hơi ở nước ta hiện đang phổ biến ở mức 300 MW, một số nhà máy đang xây dựng có cơng suất 500 -700 MW. Trong tương lai, công suất tổ máy ở Việt Nam sẽ tiến đến mức 1000 MW [2, 14].

Các nhà máy nhiệt điện đốt than phun phổ biến với thông số cận tới hạn và thông số trên tới hạn. Thông số hơi sẽ quyết định hiệu suất sản xuất điện năng của nhà máy. Nhiệt độ và áp suất hơi càng cao thì hiệu suất nhà máy càng cao. Do đó, hiệu suất của nhà máy đốt than dưới tới hạn sẽ không thể nâng cao hơn nữa ngoại trừ các cải tiến nhằm hoàn thiện q trình chuyển hóa năng lượng. Xu hướng áp dụng thông số hơi trên tới hạn đang chiếm ưu thế vì có thể nâng cao nhiệt độ và áp suất hơi nhờ những tiến bộ trong công nghệ vật liệu. Vấn đề cơ bản là khi tăng nhiệt độ và áp suất, lò hơi phải sử dụng kim loại chịu nhiệt đặc biệt có chi phí cao. Trong tương lai, sự phát triển của

ngành luyện kim sẽ cho phép thông số hơi tăng hơn nữa đồng thời giá thành cũng sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu suất các nhà máy điện.

Dự kiến năm 2020, nhiệt độ hơi có thể lên tới 7750C và hiệu suất phát điện có thể đạt 50-53%. Nếu lựa chọn các tổ máy 1000 MW trong tương lai, thông số hơi dưới và trên tới hạn đều có thể nhưng phương án trên tới hạn sẽ chiếm ưu thế nhờ hiệu suất vượt hơn hẳn phương án dưới tới hạn [2, 14].

Như vậy, để nâng cao hiệu suất nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt, lò hơi đốt than phun vẫn sẽ là lựa chọn hiệu quả khi xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam. Công suất tổ máy sẽ trong khoảng 500 - 1000 MW với thông số trên tới hạn. Đây là xu hướng chung của các nhà đầu tư trong thời gian từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, cơng nghệ tầng sơi tuần hoàn cũng là giải pháp tận dụng các nguồn than xấu, than có hàm lượng lưu huỳnh cao. Công suất tổ máy tiếp tục được nâng lên và ổn định ở mức 600 - 800 MW.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)