Các giải pháp về mặt kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 59 - 63)

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.200 2.200mm, giảm dần từ phía Tây

10 Khối lượng riêng ở 15oC, kg/m3, min ma

3.2.1. Các giải pháp về mặt kĩ thuật

Nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động ngành thủy sản cả nước là khoảng 3 triệu tấn CO2 (tương đương 23,32 % tổng lượng dự báo phát thải khí nhà kính của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN- KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp, nơng thơn đến năm 2020, ngành thủy sản Kiên Giang cần triển khai một số giải pháp kĩ thuật sau đây:

3.2.1.1. Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư trường đánh bắt, quy hoạch lại tuyến và vùng khai thác thủy sản nhằm giảm khả năng phát thải khí nhà kính

- Ngư trường khai thác: Theo qui hoạch phát triển thủy sản Kiên Giang 2020, có 2 khu vực khai thác chính đó là:

+ Bãi cá Tây – Tây nam đảo Phú Quốc, có phạm vi 10000‟N đến 10020‟N và 103030‟E đến 103050‟E. Độ sâu từ 10 – 30m, diện tích 2.778 km2, trữ lượng 10.530 - 23.420 tấn, khả năng khai thác là 8.500 tấn. Bãi cá có khả năng khai thác quanh năm, đạt sản lượng khá cao.

+ Bãi cá khu vực Hòn Tre – Nam Du, có phạm vi 09030‟N đến 10000‟N và 104010‟E đến 103040‟E. Độ sâu từ 10 – 15m, diện tích 3.550 km2, trữ lượng 15.031 – 29.440 tấn, khả năng khai thác là 11.000 tấn.

Ngoài 2 ngư trường trên, các tàu cá Kiên Giang đã mở rộng phạm vi đánh bắt sang các khu vực khác. Khai thác hải sản không còn tập trung trong vùng biển của tỉnh, mà vươn ra đánh bắt nhiều nơi thuộc các tỉnh khác. Đặc biệt nghề câu, nghề lưới

kéo đôi, nghề lưới rê thu ngừ, không những tham gia hoạt động tại biển đơng mà cịn đi xa hơn ở một số vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực đông nam Á.

Một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Cả tỉnh Kiên Giang với hơn 61% số lượng tàu thuyền lắp máy có cơng suất dưới 90CV hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì nhiều lý do mà thời gian qua, lượng tàu phát triển một cách tự phát, không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có cơng suất nhỏ vẫn tăng liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Sự suy giảm nguồn lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm trung bình trên 70% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu và lợi nhuận các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần.

Sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng hiện có của nguồn lợi vùng ven bờ ngày càng tăng, dẫn đến nguồn lợi ven bờ bị giảm dần, hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác vùng biển ven bờ ngày càng thấp. Trong khi đó, giá nhiên liệu và những chi phí đầu vào cho khai thác tăng khơng ngừng, đang gây ra những khó khăn lớn cho ngành khai thác hải sản. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác đang giảm dần nên các tàu cá buộc phải tận thu sản phẩm, từ đó dẫn đến các ngư trường giảm sút nguồn lợi thủy sản nghiêm trọng.

- Tuyến và vùng khai thác thủy sản: Phân tuyến để chia vùng biển Việt Nam thành các vùng khai thác thủy sản nhằm mục tiêu phân bố hợp lý năng lực khai thác thủy sản trên các vùng biển, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác thủy sản.

Theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các tuyến và vùng biển như sau:

+ Tuyến bờ là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm: từ điểm 01 đến điểm 18. Tọa độ các điểm từ điểm 01 đến điểm 18 được (được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định cụ thể trong phụ lục và bản đồ dưới đây).

+ Tuyến lộng là các đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm: từ điểm 01‟ đến điểm 18‟. Tọa độ các điểm từ điểm 01‟ đến điểm 18‟ (được xác định bởi kinh độ và vĩ độ quy định cụ thể trong phụ lục và bản đồ dưới đây).

+ Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ; các tàu lắp máy có cơng suất máy chính dưới 20 CV hoặc không lắp máy mới được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ; không được khai thác tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả.

+ Vùng lộng là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng; các tàu lắp máy có tổng cơng suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV, chỉ được khai thác tại vùng lộng và vùng khơi; không được khai thác tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả.

+ Vùng khơi là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngồi của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam; các tàu lắp máy có tổng cơng suất máy chính từ 90 CV trở lên, chỉ được khai thác tại vùng khơi và vùng biển cả; không được khai thác tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

- Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền và nghề khai thác

Thực trạng về cơ cấu tàu thuyền và nghề khai thác so với nguồn lợi hải sản trên các vùng biển và tuyến khai thác vẫn trong tình trạng bất hợp lý, đặc biệt là tàu có cơng suất dưới 90 CV hoạt động vùng biển ven bờ.

Cơ cấu nghề khai thác bất hợp lý với nguồn lợi đặc biệt là ở vùng biển ven bờ. Nghề cào hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn, nghề bẫy phát triển tự phát khơng kiểm sốt được, nghề vây tập trung đánh bắt vùng biển ven bờ với đối tượng cá nổi nhỏ là chủ yếu.

Cần có lộ trình cắt giảm đội tàu khai thác ven bờ, có chính sách ưu đãi đối với tàu đánh bắt xa bờ; cần nghiên cứu định hướng nghề khai thác để có sự đầu tư phát triển các nghề khai thác có tính chọn lọc và đảm bảo bền vững thơng qua một lộ trình cụ thể với việc áp dụng cơ chế, chính sách ưu đăi để khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề; đồng thời tăng mức xử lý vi phạm đối với các nghề cấm như: sử dụng chất nổ, điện, xung điện, hóa chất hoặc chất độc; khai thác thủy sản làm hủy hoại các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm và hệ sinh thái khác; khai thác thủy sản bố mẹ trong thời kỳ sinh sản, sinh con; khai thác thủy sản bằng nghề đáy trong sông và đầm; nghề xiệp bờ. Nghề hạn chế phát triển là các nghề kết hợp ánh sánh hoạt động tại vùng biển ven bờ và vùng lộng, nghề đáy biển, nghề lặn khai thác thủy sản, tàu lắp máy dưới 30 CV làm các nghề khác và tàu có máy chính 90 CV làm nghề kéo cào.

Có chiến lược phát triển tàu cá hiện đại để khai thác xa bờ, trong đó trọng tâm là các tàu cá hoạt động ở các vùng biển xa, các tàu cá làm các nghề có giá trị kinh tế cao như câu cá ngừ đại dương, kéo đôi, các tàu cá tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển; khuyến khích phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để các tàu đánh bắt

Hình 3.1. Bản đồ phân tuyến – vùng khai thác kèm theo nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010

3.2.1.2. Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác nhằm giảm phát thải khí nhà kính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)