Các giải pháp chung về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 66 - 70)

- Ứng dụng vật liệu composite

3.2.2. Các giải pháp chung về chính sách

Để giảm phát thải KNK, thực hiện một số chính sách phát triển ngành thủy sản và hoạt động khai thác thủy sản sau đây:

- Chính sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác thủy sản

Luật Thủy sản năm 2003, tính đến nay đã hơn 10 năm do đó cần sửa đổi để đảm bảo Luật Thủy sản phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành như: Luật đất đai, Luật đa dạng sinh học, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm… và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan. Để Luật Thủy sản thực sự đi vào cuộc sống, ngành thủy sản cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, cũng như có cơ chế để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghề cá, nân cao tay nghề, kỹ thuật cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngành sẽ cân nhắc để đưa ra những qui định phù hợp, như qui định trang thiết bị cho tàu cá khi ra khơi, đảm bảo tăng giá trị của sản phẩm sau khai thác; vấn đề về thống kê nghề cá, điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản…Luật thủy sản cần sửa đổi, điều chỉnh để khuyến khích phát triển tàu cá xa bờ, đồng thời có các qui định, hướng

dẫn tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.

Để ngành Thủy sản Kiên Giang phát triển bền vững, cá nhân xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Tích cực thực hiện chính sách phát triển thủy sản bền vững

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ kết hợp nhiệm vụ an ninh quốc phòng theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, ni trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngoài ra Nhà nước phải có nhiều chính sách hơn nữa để đảm bảo phát triển thủy sản bền vững, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển ni trồng thủy sản như:

+ Chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề, cần khuyến khích ngư dân tự nguyện chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác hoặc đầu tư đánh bắt xa bờ, tổ chức đào tạo, hỗ trợ về vốn vay với lãi suất thấp, đầu ra của sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất và chế biến sâu sản phẩm.

+ Có những chính sách và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm khai thác, bảo quản sau thu hoạch, tổ chức sản xuất theo tổ đội, công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác

+ Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, công nghệ của các tổ chức quốc tế và khu vực thơng qua các chương trình, dự án cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành thủy sản như: hợp tác các nước có chung bờ biển khai thác hải sản với Việt Nam, hợp tác đưa tàu cá đi khai thác hải sản tại ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam như Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Philippine… cũng như quản lý tàu cá nước ngoài khai thác tại vùng biển Kiên Giang.

+ Xây dựng chính sách hỗ trợ quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng, giao, cho thuê mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các tổ chức, cá nhân quản lý.

+ Lồng ghép các vấn đề môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư phát triển ngành thủy sản. Xúc tiến quản lý tổng hợp nghề cá và tăng cường ý thức, trách nhiệm của các ngành khác tác động vào môi trường thủy sinh.

chất lượng bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, góp phần tăng thu nhập…) và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trong quá trình hoạt động trên biển, tạo được sự đồn kết gắn bó trong cộng đồng ngư dân, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản do thiên tai, rủi ro trong hoạt động khai thác.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản

Thực hiện Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, theo hướng hiện đại, có hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và bảo đảm có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, tăng cao thu nhập cho lao động thủy sản và các nghề liên quan, góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào an ninh thực phẩm, ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương, đặc biệt là khu vực ven biển, hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển; đưa Kiên Giang trở thành một trong những trung tâm lớn về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Quy hoạch thủy sản, cần có sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động thủy sản, truy xuất nguồn gốc thủy sản; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; đăng ký đăng kiểm tàu cá; quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá…nhằm phát triển thủy sản một cách bền vững.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ngồi ra:

+ Có những quy định đủ mạnh để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác bằng xung điện, chất nổ, chất độc và lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định.

+ Có chiến lược xây dựng phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên cơ sở quản lý cộng đồng để phát triển bền vững và xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn lợi tự nhiên, phục hồi các đối tượng có giá trị kinh tế đang bị giảm r4sút hoặc có nguy cơ bị hủy diệt bằng phương thức thả giống nhân tạo.

+ Cần có những chủ trưong phát triển nguồn lợi thủy sản, tăng sản lượng nuôi để đáp ứng nhu cầu của xã hội, từ đó giảm áp lực lên việc khai thác nguồn lợi tự nhiên, đồng thời với việc chú trọng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về thủy sản

+ Tăng cường hợp tác về khai thác, nuôi trồng thủy sản, điều tra nguồn lợi; học tập, trao đổi kinh nghiệm trong kỹ thuật đánh bắt, cũng như chế biến để có sản phẩm chất lượng cao; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức quốc tế.

+ Đẩy mạnh việc xúc tiến về hợp tác khai thác thủy sản với các nước trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá của ngư dân sang vùng biển các nước để hoạt động khai thác hợp pháp.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho khai thác thủy sản

+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tại địa phương. Trong phần đào tạo cần tăng cường thêm thực hành, đặc biệt là thực hành về cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, phấn đấu mọi lao động nghề cá đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, đào tạo về kỹ thuật cho ngư dân phát triển khai thác thủy sản xa bờ, cũng như phổ biến pháp luật cho ngư dân.

+ Đối với các địa phương có số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản nhiều cần có cán bộ chuyên trách về thủy sản nhằm nắm bắt một cách chính xác, kịp thời về nghề cá của địa phương trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và tăng cường công tác khuyến ngư tại địa phương. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động nghề cá thực hiện các chế độ chính sách của địa phương và của Nhà nước.

- Quản lý Nhà nƣớc về thủy sản

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản. Từ đó mới có được chiến lược lâu dài về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cũng như bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngồi ra cịn đáp ứng u cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong thời điểm hiện nay.

- Cụ thể hóa các quy định cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành vào Luật Thủy sản.

- Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần phối hợp tốt với Hội nơng dân, Hội nghề cá, Nghiệp đồn nghề cá, Liên minh Hợp tác xã, Tổ hợp tác tăng cường tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho ngư dân để phát triển khai thác thủy sản bền vững; đồng thời tích cực tìm kiếm và hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động nghề cá và hợp tác nghề cá trên tất cả các lĩnh vực.

vốn ngân sách đầu tư các cơng trình hạ tầng thủy sản, kết hợp kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương, đặc biệt có chính sách đổi mới cơng nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản trong và ngoài nước; quy hoạch, xây dựng các khu, cụm chế biến, đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến, chợ thủy sản đầu mối và chợ thủy sản nông thôn vùng tập trung nguyên liệu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 66 - 70)