Hiệu quả và chi phí của một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 73)

- Ứng dụng vật liệu composite

3.3. Hiệu quả và chi phí của một số giải pháp

Trong các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thì các giải pháp về kỹ thuật là

quan trọng và giảm phát thải nhiều hơn so với giải pháp thuộc về chính sách của nhà nước, đặc biệt là giải pháp sử dụng động cơ thuỷ công suất lớn, có tăng áp, đã qua sử dụng (nhưng chất lượng phải trên 80%) để giảm giá thành cho việc đóng mới tàu có cơng suất lớn, khai thác xa bờ của ngư trường biển Đông, tăng sản lượng khai thác, giảm chi phí của chuyến biển làm tăng lợi nhuận.

- Giải pháp chuyển đổi, hạn chế và lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai thác

Kiên Giang đã rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch thủy sản cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, thực hiện lộ trình chuyển đổi, hạn chế và cắt giảm tàu thuyền khai thác theo đúng quy hoạch tại Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, thì đến năm 2020 số lượng tàu cá giảm dần cịn 10.000 chiếc, cơng suất 1.550.000 CV với mức thụ nhiên liệu là 99.937,499 tấn/ năm, tương ứng với lượng phát thải khí CO2 là 317.062,709 tấn, khí N2O là 2,56 tấn và khí CH4 là 21,337 tấn.

- Giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu: giảm tốc độ là giải pháp đơn giản nhất để

giảm tiêu thụ nhiện liệu. Một tàu dài 19,8m, có cơng suất động cơ 540HP giảm tốc độ từ 10 hải lý/ giờ xuống còn 8 hải lý/ giờ sẽ làm giảm tiêu thụ nhiên liệu hằng giờ bằng 70%. Những tàu đóng mới phải tuân theo chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Design Index- EEDI).

- Cải tiến hệ thống làm lạnh

Qua khảo sát tàu dịch vụ hậu cần nghề cá tàu Nhật Nam, công suất 1.600 CV tại TP. Rạch Giá, trước đây chưa áp dụng công nghệ lạnh thấm, tàu vẫn lấy 2.500 cây đá/ chuyến biển, tuy nhiên sau khi lắp công nghệ lạnh thấm tàu chỉ sử dụng chỉ khoảng 1.200-1.300 cây đá/ chuyến biển, tiết kiệm được 50% cây đá, ngồi ra cịn tiết kiệm được lượng nhiên liệu vận chuyển lượng đá này ra khơi.

- Sử dụng đèn LED thay cho đèn cao áp theo hướng tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác thủy sản

Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại cơng ty đánh cá Nam Triệu, Hải Phịng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng, đồng nghĩa với giảm khí nhà kính. Qua khảo sát nhu cầu sử dụng năng lượng cho tàu từ 90-150 CV sử dụng 2.500 lít dầu/chuyến ra khơi 20 ngày; tàu cơng suất trên 600 CV sử dụng 6.000 lít dầu/ chuyến ra khơi 20 ngày, trong đó phần lớn nhiên liệu dầu dùng cho việc chạy động cơ diesel và chiếu sáng các bóng đèn cao áp để dẫn dụ cá, với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg, tiêu thụ 200 lít dầu/ngày. Khi thay bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ chỉ cịn 30 lít dầu/ngày. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, một con tàu công suất lớn nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/ngày giảm xuống cịn 600 lít dầu/ngày, tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 USD nếu dùng hệ thống đèn dẫn dụ theo công nghệ LED, đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà kính; mặt khác hiệu suất và tuổi thọ của đèn huỳnh quang và đèn cao áp thấp nên chi phí cho việc thay mới là khơng nhỏ.

- Sử dụng máy tàu

Do khả năng về tài chính nên ngư dân hiện nay chủ yếu dùng động cơ đã qua sử dụng tỷ lệ còn lại khoảng 80%, chủ yếu là máy bộ (máy của động cơ ôtô, xe cơ giới) của các nhản hiệu như: Yanmar, Hino, Cummins, Mitshubishi, Isuzu, Cater, Nissan và Komatsu. Trong đó chỉ có Cummins là động cơ máy thuỷ, do là máy củ, có cơng suất thấp, nên hiệu suất sử dụng không cao, hay hư hỏng vặt và tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Hiện nay ngư dân có xu hướng sử dụng động cơ máy thuỷ chuyên dùng cho tàu cá nhãn hiệu Cummins (máy mới hoặc đã qua sử dụng nhưng chất lượng cịn lại phải đạt 80%) có cơng suất lớn hơn 600 CV trở lên, là động cơ trung tốc, có tăng áp, số vịng quay từ 1.800 - 2.200 v/p tương đương với công suất 600-700 CV, nhưng khi đưa vào đánh bắt chỉ cần sử dụng ở mức 1.000 – 1.200 v/p tương đương 250-300 CV, với cơng suất này tương đương máy chậm tốc do đó tận dụng hết lượng nhiên liệu thừa do giản khí triệt để đốt sạch nhiên liệu. Mặt khác động cơ có tăng áp sẽ tăng áp suất gió đầu vào khi máy vận hành nhiên liệu sẽ được đốt sạch từ 175g/1CV giảm xuống còn 165g/1CV, làm giảm nhiên liệu tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính.

Cụ thể theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BGTVT ngày 14/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ cơng ích bảo đảm an toàn hàng hải, quy định định mức tiêu hao nhiện liệu phương tiện thuỷ đối với máy chính, máy phụ và máy phát điện phương tiện thuỷ xác định tại chế độ hoạt động 85% cơng suất định mức ((Neđm) được tính bằng (kg/h).

Trong đó:

Ne1 : cơng suất của máy chính (hp)

ge1: suất tiêu hao của động cơ ở chế độ khai thác Ne1 (g/hp.h)

Máy có cơng suất 600 Cv X 85% Cv = 510 Cv (tương đương 275 hp; 1hp = 0.736 kw; 1kw = 1.36 hp) thì tiêu hao nhiên liệu:

G1 = 275 x 175 (g/hp/h) /1000 = 48.125 kg/h : 0.85 = 56.6 lít/h (quy đổi ra lít ; 1lít dầu DO 0.05S = 0.85 kg/lít/h).

Nếu sử dụng máy có cơng suất 600cv nhưng là động cơ trung tốc, có tăng áp thì chỉ hoạt động với công suất tương đương 300 Cv X 85 % Cv = 255Cv (tương đương 162.5 hp; 1hp = 0.736 kw; 1kw = 1.36 hp) thì tiêu hao nhiên liệu:

G1 = 162.5 x 165 (g/hp/h) /1000 = 26.812,5 kg/h : 0.85 = 31.5 lít/h Chênh lệch nhiên liệu : 56.6 - 31.5 = 25.1 lít/h (tương đương trên 44%).

Nếu một tàu hoạt động trên biển trung bình là 15h/ngày thì lượng dầu tiêu hao tiết kiệm được là tương đối lớn khoảng 376.5 lít/ ngày.

Từ thực tế trên việc chuyển đổi từ động cơ máy bộ, có cơng suất nhỏ, máy chậm tốc sang máy trung tốc, động cơ thuỷ,có cơng suất lớn là rất cần thiết và cấp bách hiện nay để trang bị cho các tàu có cơng sấut nhỏ, hoạt động đánh bắt ven bờ sang các tàu có cơng suất lớn, đánh bắt xa bờ, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên việc chuyển đổi này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân do phải đầu tư máy có cơng suất lớn, tàu lớn để vươn khơi, do đó rất cần có chính sách của nhà nước hỗ trợ để ngư dân an tâm bám biển.

3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3

Chương 3 của luận văn trước hết giới thiệu tiềm năng giảm phát thải KNK thơng qua các cải tiến về kĩ thuật, chính sách, sau đó đưa ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính xuất phát từ cơ cấu tàu thuyền, quy hoạch tuyến và vùng khai thác, cải tiến kĩ thuật và công nghệ, tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá. Ngồi ra, các giải pháp về chính sách phát triển thủy sản cũng được đề xuất.

Một số giải pháp đề xuất cũng đã được đánh giá thơng qua tính hiệu quả và chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 70 - 73)