3.1. Đặc điểm địa hình và các quá trình bề mặt huyện Ba Vì
3.1.2. Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình
3.1.2.1. Địa hình bóc mịn tổng hợp a. Bề mặt san bằng:
1. Bề mặt san bằng cao 1000 - 1200m, tuổi Miocen muộn (N13):
Bề mặt này trong khu vực nghiên cứu có diện tích rất nhỏ hẹp, chúng tồn tại ở bề mặt cao từ 1000 - 1200m gần đỉnh núi Ba Vì (cao 1295m). Sự tồn tại của bề mặt này minh chứng cho quá trình nâng cao địa hình ở vùng nghiên cứu.
2. Bề mặt san bằng cao 400 - 600m, tuổi Pliocen sớm (N21):
Các bề mặt này thƣờng khá bằng phẳng, ở độ dốc khoảng 3-12o,lớp vỏ phong hóa mỏng.
3. Bề mặt pediment Pliocen muộn bị chia cắt bởi các sườn rửa trôi bề mặt, dốc 8-12o, cao 30-40m
giữa đồng bằng và miền núi thuộc xã Tản Lĩnh và Vân Hịa…. Qúa trình hình thành bề mặt chủ yếu do hoạt động rửa trơi bề mặt do nƣớc mƣa khí quyển và xâm thực yếu (giai đoạn tạo máng xói). Qúa trình này tạo ra trong bề mặt chỗ bị rửa trơi, chỗ đƣợc tích tụ tạo cho bề mặt càng ngày càng mềm mại.
Bề mặt pediment phát triển trên đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng Sông Bôi(T2-3sb) và đá phun trào riodaxit của hệ tầng Viên Nam(T1 vn). Hiện nay bề
mặt này bị phong hóa mạnh mẽ, độ dốc của bề mặt này khoảng 3-8o.
b. Bề mặt sườn
4. Sườn trọng lực với quá trình trượt lở, dốc >30o, cao 350 - 1200m
Loại sƣờn này phát triển trên đá phun trào riodaxit thuộc hệ tầng Viên Nam với độ dốc trên 45o Sự thành tạo sƣờn liên quan đến các hoạt động xâm thực giật lùi, cắt ngƣợc vào mặt ép đá phun trào của các suối nhánh tác động vào đá cứng. Sự xuất hiện của loại sƣờn này liên quan đến hoạt động nâng cao địa hình ở núi Ba Vì.
5. Sườn xâm thực bóc mịn >40m, độ dốc >20o.
Loại sƣờn này khá rộng ở sƣờn Tây núi Ba Vì. Trắc diện sƣờn thẳng hoặc lồi, độ dốc thay đổi từ 20-30o. Bề mặt sƣờn có lớp vỏ phong hóa mỏng, thực vật phát triển. Thung lũng suối cắt vào sƣờn này có đáy dạng chữ U.
6. Sườn rửa trôi bề mặt, cao 40-80m, độ dốc 10-15o
Loại sƣờn này phát triển ở vùng gò đồi thuộc xã Tri Phú - huyện Sơn Đà, các xã thuộc huyện Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An. Đặc điểm của loại sƣờn này là phát triển trên đá phun trào của hệ tầng Viên Nam(T1 vn); đá cát kết, bột kết của hệ tầng
Phan Lƣơng.
3.1.2.2 Địa hình nguồn gốc dịng chảy
1. Bề mặt tích tụ hỗn hợp sơng-lũ, tuổi Pleistocen giữa- muộn
Bề mặt này có độ cao từ 20-40m, phân bố ở phía tây sơng Tích. Bề mặt này đƣợc cấu tạo bởi trầm tích sơng- lũ tuổi Pleistocen giữa- muộn thuộc hệ tầng Hà Nội (apQ12-3hn). Bề mặt này tƣơng đƣơng với thềm bậc 2 của sông Hồng, đồng
sinh với nó nhƣng khác đơi chút về nguồn gốc. Đó là bề mặt khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía đơng.
2. Thềm sông bậc II tuổi Pleistocen giữa- muộn
Phân bố dọc phía tây sơng Tích. Nền móng của bậc thềm này là rất rắn chắc, phù hợp để quy hoạch làm điểm dân cƣ và khai thác vật liệu xây dựng.
3. Thềm sông bậc I tuổi Pleistocen muộn
+ Thềm sông cao 12-14m, bảo tồn tốt: trong khu vực nghiên cứu, thềm sơng này phân bố ở phía nam sơng Hồng. Về mặt hình thái, đây là một đồng bằng lƣợn sóng thoải, khơng bị sơng chia cắt vào. Bề mặt địa hình tƣơng đối phẳng. Bề mặt thềm đƣợc tích tụ từ những tích tụ bở rời gồm sét, bột, cát… của hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ12 vp). Đất canh tác trên bề mặt này kém màu mỡ do xuất hiện tầng loang lổ
đỏ, có khi xuất hiện cả đá ong.
+ Vạt tích tụ lũ tích, sƣờn tích trẻ: phân bố ở phía đơng dƣới chân núi Ba Vì
4. Bãi bồi trong đê
Đây là dạng địa hình có diện tích rất lớn cao 6- 7m, nó thể hiện q trình hoạt động mạnh mẽ của hệ thống sông Hồng, trong thời kỳ Holocen muộn. Đồng bằng đƣợc cấu tạo bởi các thành tạo của hệ tầng Thái Bình (aQ23 tb) phân bố chủ yếu dọc các lịng sơng cổ và hiện đại. Cơ chế hình thành của dạng đồng bằng này là hoạt động xâm thực và bồi tụ trực tiếp của động lực dịng chảy sơng với các q trình bồi đắp và đổi dịng trong lịch sử thành tạo của chúng. Do cơ chế thành tạo nhƣ vậy, hình thái bề mặt của đồng bằng có dạng lƣợn sóng rất thoải, thể hiện ở sự đan xen giữa các ô trũng với các bề mặt nổi cao. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống dòng chảy nhỏ và rất nhiều ao hồ thể hiện dấu tích lịng sơng cổ.
5. Bãi bồi ngồi đê
Bãi bồi ven lịng ngun là những bãi nổi cũ(đảo trôi), tuổi Holocen không bị phân chia cao 7-8m (đoạn sơng phân nhánh)
6. Bề mặt tích tụ sơng- hồ- đầm lầy tuổi Holocen muộn
Bề mặt tích tụ sơng- hồ- đầm lầy phân bố trùng với các dải địa hình trũng, là di tích của các khúc sơng chết bị lầy hóa. Các khúc uốn sơng rộng khoảng 30-40m uốn lƣợn quanh các đồi sót, tạo nên các hồ sót vào mùa mƣa. Một số nơi trũng thấp
quanh năm ngập nƣớc bị đầm lầy hóa với các vật liệu sét, bột, cát lẫn nhiều mùn thực vật và có cả than bùn trẻ thuộc hệ tầng Thái Bình(aQ23tb). Hiện nay do có hệ
thống thủy lợi tiêu nƣớc nên diện tích bề mặt này đƣợc canh tác trồng lúa nƣớc.
7. Bề mặt đáy suối tích tụ hiện đại đa nguồn gốc
Bề mặt này phân bố ở đáy các dòng chảy xâm thực vào bề mặt sƣờn, quanh núi Ba Vì.
Ảnh 7: Bề mặt tích tụ sơng- hồ- đầm lầy ở khu vực xã Cẩm Lĩnh
Ảnh 9: Bãi nổi tuổi Holocen muộn
Ảnh 10: Bề mặt tích tụ sơng – hồ ở khu vực hồ Suối Hai
Ảnh 12: Sườn xâm thực bóc mịn ở sườn Tây núi Ba Vì