Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 66 - 72)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can

3.4.1. Tác động tới vùng cảnh quan

Xã Y Can chia thành 3 vùng cảnh quan khác nhau đó là vùng cảnh quan núi cao, núi thấp và cùng cảnh quan ven sông.

3.4.1.1 Tác động đến vùng cảnh quan núi cao

Với vùng cảnh quan núi cao của Y Can, BĐKH sẽ làm gia tăng mức độ hạn hán cũng nhƣ gia tăng lũ quét, sạt lở đất. Do vùng này ngƣời dân chủ yếu canh tác trên núi, với các loại cây trồng là ngô, quế và keo và bồ đề ở sƣờn thấp. Hiện nay, ngƣời dân ở các thơn An Thành, An Hịa, Minh An, An Phú và một số ngƣời ở các nơi khác đến mua lại rừng để trồng rừng sản xuất, nhiều hộ gia đình đã chặt trắng rừng, sau đó trồng thuần các loại cây lâm nghiệp nhƣ quế, bồ đề, keo, cũng nhƣ đốt nƣơng để trồng ngô, đến khi thu hoạch lại thu trắng cùng một thời điểm. Điều này đã và đang làm gia tăng sói mịn đất, đất dần bị bạc màu, xấu đi, lũ xảy ra nghiêm trọng hơn, thƣờng xuyên bị ngập, lũ quét trơi vật ni, hoa màu. Trong khi đó về mùa khơ thiếu nƣớc cho cả tƣới tiêu và thiếu nƣớc sinh hoạt. Chị Trƣờng – trƣởng thôn Minh An đã cho biết “Trước

đây suối Gùa mùa về mùa mưa thì ít khi cạn như mấy năm nay, cịn về mùa mưa thì nước lúc nào cũng nhiều nhưng khơng lên xuống thất thường, nếu mà đầu nguồn mưa to thì nước dâng lên cũng dần dần, sau đó xuống dần dần, không lên nhanh như mấy

năm nay, làm cho nhiều gia đình khơng chạy kịp nên trơi mất lợn, gà và thu hoạch ngô không kịp bị cuốn trơi hết”.

Bên cạnh đó, do tác động của BĐKH, sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây, dịch sâu cuốn lá trên cây bồ đề và cây quế, đã làm ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế, có những hộ gia đình phải chi phí hàng chục triệu đồng để phun thuốc trừ sâu (hình 3.10).

Hình 3.10: Sâu ăn lá cây bồ đề làm thiệt hại hàng trăm ha mỗi năm

Do dịch bệnh gia tăng ngƣời dân phải sử dụng nhiều các loại hóa chất để trừ sâu bệnh, bên cạnh đó để giảm bớt cơng lao động trong làm cỏ, ngƣời dân lạm dụng thuốc trừ cỏ. Do vậy, nguồn nƣớc bị ô nhiễm, cả nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt đều bị ô nhiễm. Theo ngƣời dân thơn An Hịa cho rằng môi trƣờng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn đến đời sống ngƣời dân cũng nhƣ phát triển kinh tế. Bà Yến thơn An Hịa cho biết “trước đây nước suối trong và sạch lắm, người dân có thể lấy nước

về để sinh hoạt, nhưng mấy năm nay nước bị ô nhiễm không dùng được, nên phải bắc ống nhựa từ rất xa tận đầu nguồn, nhưng ăn vẫn sợ bị ung thư, khi còn nhỏ trẻ con thường tắm ở suối nhưng đến nay thì ít rồi, có lần lợi xuống về bị ngứa mấy tháng mới khỏi”.

Ngƣời dân nơi đây chủ yếu là ngƣời dân tộc Dao sinh sống, nên tính cộng đồng cao, những ngƣời trong cùng nhóm dân tộc, trong họ có tính đồn kết, tƣơng trợ lẫn nhau, ví dụ khi có 1 gia đình bị thiên tai, sập nhà thì các gia đình khác trong họ, trong thơn có thể góp các vật liệu, cơng lao động, đến để giúp gia đình dựng lại nhà. Ngồi ra, dân tộc Dao có rất nhiều các phong tục tốt về bảo vệ mơi trƣờng, đặc biệt tín ngƣỡng ngƣời Dao rất phong phú và có tính nhân văn cao, họ có niềm tin và tính cộng đồng.

3.4.1.2 Tác động đến vùng cảnh quan núi thấp

Vùng cảnh quan núi thấp là khu vực nằm giữa khu vực núi cao và khu vực ven sơng, nên địa hình đa số là núi thấp xen kẽ là các thung lũng nhỏ, các khe suối, địa hình khơng có núi cao nhƣng cũng không bằng phẳng, bao gồm các thôn Hạnh Phúc, Thắng Lợi, Khe Chè và Quyết Thắng. Dân cƣ sinh sống chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh, canh tác chủ yếu trồng cây lâm nghiệp (cây bồ đề, quế, keo), cây màu (sắn, ngô), cây công nghiệp (chè) và cây lúa nƣớc. Vùng này cịn xa sơng Hồng, nên nƣớc để phục vụ cho sản xuất chủ yếu từ các suối, ngòi đầu nguồn chảy về, nƣớc sinh hoạt chủ yếu là nƣớc giếng, ngồi ra có một số dùng nƣớc hồ. Nƣớc sinh hoạt khơng đảm bảo, nƣớc không sạch và cũng thƣờng bị thiếu nƣớc về mùa khơ. Đất đai ít và thƣờng xấu do bị chua nên vùng này sản xuất cũng tƣơng đối khó khăn, tuy giao thơng đi lại vùng này dễ hơn vùng núi cao, nhƣng kinh tế của vùng này vẫn cịn nghèo.

BĐKH cũng ảnh hƣởng khơng nhỏ đến khu vực này. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu vẫn là nông – lâm nghiệp, nên phụ thuộc lớn vào thời tiết. Các loại thiên tai mà ngƣời dân thƣờng đối mặt đó là: lũ suối, hạn hán, rét đậm, rét hại và sạt lở đất. Do thiếu đất nên ngƣời dân thƣờng đào núi để làm nhà ven các con đƣờng, nên tạo ra các taluy cao, nhiều gia đình có nguy cơ sạt lở đất ảnh hƣởng đến. Ngƣời dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ nhƣ: nuôi gà, nuôi lợn, nên dịch bệnh cũng thƣờng xuyên xảy ra, làm ảnh hƣởng đến kinh tế gia đình. Dịch bệnh trên cây lâm nghiệp nhƣ: sâu ăn lá bồ đề, quế, có những năm thành dịch nhƣ năm 2009, 2011, 2014. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng vùng này cũng bị ảnh hƣởng, do ngƣời dân lạm dụng các loại hóa chất nhƣ: thuốc trừ sâu, trừ cỏ.

3.4.1.3 Tác động đến vùng cảnh quan ven sông

Vùng cảnh quan ven sông là vùng thấp ven sông Hồng bao gồm các thơn Quyết Tiến, Hịa Bình, Bình Minh và Tự Do. Sinh kế của ngƣời dân chủ yếu từ sản xuất nông

nghiệp từ cây lúa nƣớc, cây ngô và rau màu. Ngồi ra, chăn ni chủ yếu vẫn là nuôi gà và nuôi lợn nhƣng quy mô lớn hơn, mỗi hộ chăn nuôi vài trăm con gà và vài chục con lợn.

Do ảnh hƣởng của BĐKH, thiên tai vùng này ngày càng ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân. Thiên tai chính là: lũ sơng, ngồi ra cịn hạn hán, rét đậm rét hại (hình 3.11).

(Nguồn: Thảo luận nhóm năm 2014)

Hình 3.11: Sơ đồ thiên tai xã Y Can

Ngoài ra với sự thay đổi về chế độ nhiệt, mƣa do BĐKH. Sâu bệnh trên cây lúa, ngô, hoa màu ngày càng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng. Do mƣa không thuận, nên việc thụ phấn của cây trồng (ngô, lúa) không thuận lợi dẫn đến lúa lép nhiều, ngơ khơng có hạt. Thu nhập của ngƣời dân giảm, sinh kế bị ảnh hƣởng, đặc biệt các hộ nghèo. Qua kết quả phỏng vấn sâu cán bộ phịng Nơng nghiệp huyện, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã và ngƣời dân, đều cho rằng trong những năm gần đây, năng suất lúa có xu hƣớng giảm dần, trong khi đó ngƣời dân phải tăng chi phí đầu tƣ nhƣ phân bón, thc bảo vệ thực vật.

3.4.2 Tác động đến các lĩnh vực

Với đặc điểm là xã miền núi nghèo, điều kiện kinh tế cịn khó khăn, sinh kế vẫn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, BĐKH đã và đang tác động xấu đến các lĩnh vực sinh kế, sức khỏe ngƣời dân, nguồn nƣớc và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

3.4.2.1 Tác động đến sinh kế

Sinh kế chính của ngƣời dân xã Y Can là sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết. Cho nên khi các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi thì ảnh hƣởng lớn đến sinh kế. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của ngƣời dân xã Y Can còn nghèo, nên các tác động của BĐKH lại càng làm cho tính dễ bị tổn thƣơng tăng lên, tính chống chịu hạn chế. Theo nghiên cứu về cơ chế ứng phó hộ gia đình năm 2013 của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, trên địa bàn xã Y Can có 48,5% hộ gia đình sử dụng ít nhất một cơ chế ứng phó (đi làm thuê nơi khác, bán tài sản lƣu động, bán vật nuôi để mua lƣơng thực, ăn các loại thức ăn rẻ hơn bình thƣờng, đi tìm kiếm thêm các nguồn thức ăn ở trên rừng, trên núi, ngồi sơng, vay tiền của hàng xóm, anh em…)(Tổ chức Tầm nhìn thế giới, 2014).

Các tác động cụ thể của BĐKH đến sinh kế khá rõ nét, nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi thất thƣờng, cây trồng và vật nuôi sinh trƣởng kém, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng gia tăng, giảm năng suất và chất lƣợng. Hạn hán gia tăng ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng cây trồng, nguồn nƣớc không đảm bảo, ảnh hƣởng đến sức khỏe vật nuôi, môi trƣờng không đảm bảo, vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên, quy mô rộng. Các chi phí cho việc phịng và trị bệnh trên vật ni và cây trồng tăng cao, chi phí đầu tƣ lớn hơn. Do vậy, hiệu quả kinh tế không cao. Thiên tai cũng tác động không nhỏ đến sinh kế của ngƣời dân trong xã. Với tác động của BĐKH, thiên tại gia tăng về cƣờng độ, tần xuất và thay đổi khó lƣờng, khó dự báo cho nên thiệt hại càng tăng lên. Do ngƣời dân có kinh nghiệm về ứng phó với thiên tai, nên trong những năm gần đây thiệt hại về ngƣời do thiên tai giảm, tuy nhiên thiệt hại về kinh tế càng ngày càng tăng. Theo phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ xã cho thấy, trong những năm gần đây năm nào cũng có thiệt hại về thiên tai, ví dụ từ đầu năm 2014 đến nay 4 loại thiên tai đã ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời dân đó là: rét đậm, rét hại vụ xuân làm chết hơn 60% diện tích lúa mới cấy, sau đó là hạn hạn khoảng hơn 10ha, 50% diện tích ngơ khơng có hạt, đến giữa vụ thì xảy ra lũ sông và lũ suối, gây

ngập úng lúa và hoa màu. Năm 2007 rét đậm rét hại 100% diện tích lúa xuân bị chết rét, chết 17 con trâu.

3.4.2.2 Tác động đến sức khỏe

Tác động BĐKH ngoài ảnh hƣởng đến sinh kế, còn ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe ngƣời dân. Trong quá trình điều tra và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với cán bộ xã và ngƣời dân, họ đều cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe. Kết quả thảo luận nhóm tại thơn Hịa Bình (9 ngƣời) và phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thiên tai của xã (Ông Trần Văn Quang), chủ tịch UBND xã (Ông Vũ Quốc Tiên) đều cho rằng: trong những năm gần đây khí hậu thời tiết thay đổi nhiều, trƣớc đây khí hậu có 4 mùa rõ rệt (Xn - Hạ - Thu- Đơng), nhƣng hiện nay thì khơng rõ rệt, giữa mùa đơng có những ngày nắng nóng vào buổi trƣa đến 32-330C, sau đó ban đêm lại lạnh, hoặc giữa mùa hè có ngày vào ban ngày nắng nóng nhƣ thiêu đốt, nhƣng ban đêm ngủ phải đắp chăn. Do đó ngƣời ln cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, ngƣời già trẻ em hay bị ốm. Ngoài ra, kết quả thảo luận nhóm với các cán bộ thơn Hịa Bình, cũng cho biết do ảnh hƣởng BĐKH, những năm gần đây các loại bệnh đối với con ngƣời gia tăng nhƣ: bệnh ngứa, xƣơng khớp, bệnh ở phụ nữ, bệnh ung thƣ. Một cán bộ là bí thƣ thơn (Nguyễn Minh Công) cho biết: “gần đây các loại bệnh tật phát triển nhiều, bệnh người già, ngứa, bệnh xương khớp, bệnh ở phụ nữ, ung thư, nay có nhiều trước đây làm gì có”. Qua

phỏng vấn với Trƣởng trạm Y tế xã bà Hoàng Thị Phƣợng cho biết: “trong những năm

gần đây, người dân trong xã đến khám và điều trị tại Trạm Y tế tăng lên rõ rệt theo từng năm, ngoài ra, khi đi giám sát dịch bệnh tại các thôn và báo cáo của cán bộ Y tế thôn, cũng cho biết tỷ lệ người bị mắc bệnh cũng cao hơn và có nhiều trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo như: ưng thư, tim mạch, cao huyết áp, đặc biệt là người già và trẻ em thường xuyên bị ốm”. Qua một khảo sát để xây dựng các can thiệp về y tế trên

địa bàn xã Y Can, đã cho kết quả: tại Quyết Tiến có đến 90% phụ nữ trong thôn mắc bệnh phụ khoa. Trạm y tế xã giải thích, do tình hình thiếu nƣớc và nƣớc bị nhiễm phèn, ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa.

3.4.2.3 Tác động đến nguồn nước

Nguồn nƣớc rất quan trọng đối với đời sống ngƣời dân. Ở Y Can nƣớc phục vụ cho sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nƣớc chính từ các khe, suối trên núi, nƣớc sông Hồng, nƣớc hồ và nƣớc ngầm. Tùy vào khu vực mà ngƣời dân sử dụng các nguồn

nƣớc khác nhau, khu vực núi cao chủ yếu là nƣớc lần bắc từ trên các khe núi, khe suối. Khu vực núi thấp chủ yếu là nƣớc suối và nƣớc ngầm (giếng), khu vực ven sông Hồng chủ yếu là nƣớc sông Hồng, ao hồ và một số nơi sử dụng nƣớc ngầm.

Do ảnh hƣởng của BĐKH, mƣa thất thƣờng, nên các nguồn nƣớc này cũng không đều, nguồn nƣớc khe suối suy giảm, nƣớc ngầm cũng suy giảm gây nên hạn hán, nƣớc sông cạn kiệt về mùa khô, lũ lụt về mùa mƣa, nên không thuận lợi cho sản xuất. Ngoài ra, với sự suy thoái rừng đầu nguồn, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lạm dụng thuốc trừ cỏ, dùng hóa chất bảo vệ thực vật quá nhiều, dẫn đến nguồn nƣớc không những cạn kiệt mà ô nhiễm. Qua phỏng vấn sâu Trƣởng thôn An Thành – Lý Thị Tiếp cho biết: “trước đây các hợ gia đình trong thơn thường chỉ cần

bắc nước lần bằng các ống tre, vầu từ các khe suối gần nhà là có nước dùng cho sinh hoạt và nước trong vắt, nhưng hiện nay người dân phải dùng ống nhựa bắc nước từ trên núi cao về, có khi đến cả cây số mới đủ nước ăn, mà nước thì khơng sạch như trước đây”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 66 - 72)