Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất xã đại thành, huyện quốc oai, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ quản lý đất đai 60 85 01 03 (Trang 44)

2.1.4 .Thực trạng môi trƣờng

2.3.3.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất đai

2.3.3.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thực trạng phát triển ngành Nông nghiệp, thủy sản

Diện tích đất canh tác ngày càng bị giảm do quá trình phát triển các khu dân cƣ và hạ tầng kinh tế, xã hội. Diện tích gieo trồng cả năm 2011 là 710,4 ha, nhƣ vậy, hệ số sử dụng đất đạt 2,4 lần diện tích canh tác (diện tích đất trồng là 236,2 ha). Sản lƣợng lƣơng thực có hạt năm 2011 đạt 2.480 tấn. Một số giống cây trồng mới, quy trình sản xuất mới chuyển giao cho nơng dân ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể về cơ cấu, hiệu quả một số loại cây trồng nhƣ sau:

* Cây lúa

- Diện tích 86,6 ha đất lúa đều cấy 2 vụ + vụ đơng (70% diện tích).

- Cơ cấu giống lúa: 50% Khang Dân18, 40% giống BC15, BTR45, Hƣơng Thơm 7, Bắc Thơm 10 ; 10 % giống mới thử nghiệm (TH3-3,…) và nếp.

* Cây màu và cây vụ đông

- Cơ cấu cây vụ đông: Đậu tƣơng 5ha, đậu trắng 15 ha, khoai lang 15-20ha, Ngô 3-4 ha, cà chua 10 ha và các loại rau màu khác 45 ha.

- Đất bãi chuyên màu 37 ha: trồng chủ yếu cây nhãn, táo, bƣởi, ổi, … Trồng xen Khoai Sọ, Ngô, Lạc, Đậu.

* Cây Nhãn

Cây nhãn là một trong những cây trồng chủ lực của xã Đại Thành, đã tồn tại và phát triển ở vùng bãi sông Đáy từ trên một trăm năm nay. Trong giai đoạn gần đây, cây nhãn mang lại giá trị sản xuất khá lớn và góp phần đáng kể trong ngành trồng trọt của xã. Diện tích chuyên trồng nhãn trên đất chuyên cây lâu năm, trong khu dân cƣ (vƣờn) và một phần nhân dân đã trồng trên đất bãi Độ Chàng với tổng diện tích 115ha.

Bảng 2.4: Hiện trạng diện tích trồng nhãn xã Đại Thành STT Thơn Tổng diện tích (ha) Các loại đất hiện trồng nhãn Đất cây lâu năm (ha) Đất nông nghiệp (ha) Đất thuê (ha) 1 Đại Tảo 32,65 19,5 6,82 6,33 2 Tình Lam 18,21 6,15 8,12 3,94 3 Độ Chàng 64,15 33,7 19,46 10,99 Toàn xã 115,01 59,35 34,40 21,26

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Bảng 2.5: Hiện trạng tình hình sản xuất nhãn xã Đại Thành

STT Thôn DT đã cho thu

hoạch (ha) Số lƣợng cây

Sản lƣợng (tấn) 1 Đại Tảo 26,58 8.166 398,02 2 Tình Lam 10,55 4.550 175,85 3 Độ Chàng 25,31 11.604 230,13 Toàn xã 62,44 24.320 804,0

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Xã đã tạo điều kiện thành lập hợp tác xã nhãn lồng chín muộn từ năm 2007 của tƣ nhân với nhiệm vụ tƣ vấn, cải tạo, chiết ghép giống nhãn chín muộn nhằm tạo điều kiện cho cây Nhãn phát triển. Các giống nhãn đƣợc trồng là giống nhãn chín muộn loại quả trịn, quả méo. Sản phẩm đƣợc thu tƣơi tiêu thụ chủ yếu địa bàn

thành phố Hà Nội. Ngồi ra, nhãn cịn chế biến thành long nhãn, nguyên liệu chế biến từ nguồn nhãn ở xã và đƣợc thu mua ở các khu vực xung quanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh Hồ Bình, Sơn La.

Đại Thành có cây nhãn chín muộn đã hơn 100 tuổi, tại nhà cụ Nguyễn Thị Cƣớc, là nguồn giống gốc để nhân giống trên địa bàn xã. Thời gian chín của nhãn muộn Đại Thành kéo dài hơn 1 tháng, từ 10/8 đến 15/9. Dù chín muộn nhƣng chất lƣợng vẫn thơm ngon, nhiều nƣớc nên giống nhãn này đƣợc các hộ nông dân trong vùng tập trung phát triển mạnh, nhất là từ năm 2000 đến nay. Trƣớc đây phƣơng pháp chủ yếu là chiết cành, trong 4 - 5 năm trở lại đây đƣợc sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội), các hộ ở đây ghép cải tạo rất nhiều.

Cây nhãn đã thực sự giúp nông dân Đại Thành vƣơn lên làm giàu và hiện cây nhãn đƣợc xác định là cây trồng chính trong q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đại thành nói riêng, vùng bãi ven sơng Đáy nói chung. Vì vậy, nhân dân trong và ngồi xã có nhu cầu mở rộng diện tích nhãn chín muộn này.

Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển theo phƣơng thức hộ gia đình xã viên và hình thức trang trại vừa và nhỏ, thức ăn chủ yếu của chăn nuôi chủ yếu dùng sản phẩm phụ của trồng trọt và tận dụng lao động nông nhàn. Hiện nay, hệ thống chăn nuôi trang trại, gia trại chƣa phát triển mạnh mẽ mà nuôi vƣờn tập trung trong khu dân cƣ.

Cơ cấu con vật ni chủ yếu là trâu bị, lợn, gia cầm,... Đàn trâu bị hiện nay có 105 con, giảm 121 con so với năm 2006. Đàn lợn năm 2011 có 1588 con, giảm 852 con so với năm 2006. Đàn gia cầm có 12,5 nghìn con, tăng 0,17 nghìn con so với năm 2006. Đàn ong hiện nay có 350 đàn, tăng 90 đàn so với năm 2006. Nhƣ vậy, xu hƣớng chăn nuôi trong giai doạn 2006-2011 là giảm đàn gia súc, tăng nhẹ đàn gia cầm và có xu hƣớng tăng mạnh đàn ong. Việc tăng mạnh đàn ong do lợi thế phát triển cây nhãn trên địa bàn xã, có thể tận dụng nguồn phấn hoa để phát triển đàn ong đặc biệt là trong giai đoạn tới xu hƣớng mở rộng diện tích trồng cây ăn quả nhằm khai thác lợi thế trên địa bàn xã.

Thực trạng chăn nuôi hiện nay cho thấy, xu hƣớng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là giảm chăn ni hộ gia đình, tăng chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung ở một số hộ có điều kiện phát triển chăn ni nhƣ có nấu rƣợu, máy xay sát, hoặc có gia trại chăn ni… Hiện nay, chăn ni bình qn đƣợc 3 lứa lợn/năm, gia cầm 2-3 lứa/năm,... Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi đang phát triển chiếm phần lớn đầu con vật nuôi. Mặt khác, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cƣ sẽ gây áp lực lớn về ô nhiễm môi trƣờng sống của nhân dân. Để giải quyết vấn đề này, kỳ quy hoạch cần quan tâm dành quỹ đất cho các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ.

Bảng 2.6: Số lượng, sản phẩm con vật ni chính

STT Loại con vật ni Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2011 Tăng/ Giảm I Số lƣợng 1 Trâu, Bò 226 105 -121 2 Lợn Con 2440 1588 -852 Trong đó: Lợn nái 150 100 -50 3 Gia cầm 1000 con 12,33 12,5 0,17 4 Đàn ong Đàn 260 350 90 II Sản phẩm 0 1 Thịt Trâu, bò tấn 13,0 6,3 -6,7 2 Thịt Lợn tấn 92,9 100,0 7,1 3 Thịt Gia cầm tấn 14,8 15,0 0,2 4 Trứng 1000 quả 185,0 187,5 2,5 5 Mật ong tấn 3,4 4,5 1,1

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Thực trạng phát triển Công nghiệp-TTCN và xây dựng

Ngành Công nghiệp – TTCN và Xây dựng ở Đại Thành trong 5 năm qua phát triển tƣơng đối khá với bình quân tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành này trong giai đoạn 2006-2011 là 22,8%/năm. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN-XD năm 2011 đạt 13.700 triệu đồng, tỷ trọng đạt 20,0% tổng giá trị sản xuất (năm 2006, ngành này chiếm tỉ trọng 18,9%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay trên địa bàn xã nhƣ: xây dựng (thợ xây), mộc, chế biến nông sản... Trong đó, nghề mộc dân dụng phát triển ổn định. Hàng năm, phối hợp với cấp trên đã tổ chức lớp đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp giúp nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu việc làm cho nhân dân lúc nơng nhàn, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Bình quân thu nhập từ 1,0 - 3,0 triệu đồng/lao động/tháng.

Thực trạng phát triển thương mại- dịch vụ

Thƣơng mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Năm 2006, cơ cấu ngành Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 18,9% đến năm 2011 tăng lên 28,4 % tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Giá trị sản xuất đạt 19.500 triệu đồng năm 2011, gấp gần 3 lần giá trị sản xuất năm 2006. Bình quân tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành này trong giai đoạn 2006-2011 là 23,5%/năm.

Các ngành thƣơng mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Đại Thành là: Kinh doanh lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật tƣ nông nghiệp, dịch vụ làm đất, bán hàng tạp hóa, dịch vụ vật vật liệu xây dựng, dịch vụ giải khát.

2.3.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư nơng thơn

Tồn xã có 1.320 ngơi nhà, trong đó có 337 nhà kiên cố, 983 nhà cấp 4, trong đó, có 59 ngơi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Tỷ lệ nhà chƣa đạt chuẩn BXD, chiếm 4,47%, tỷ lệ nhà đạt chuẩn Bộ xây dựng là 95,53%.

Bảng 2.7: Hiện trạng nhà ở dân cư theo thôn TT Chỉ tiêu ĐVT Tình Lam Đại Tảo Độ Chàng Toàn xã Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số nhà ở dân cƣ Nhà 411 534 375 1320 1 Nhà xây kiên cố Nhà 93 128 116 337 25,53 2 Nhà cấp 4 Nhà 318 406 259 983 74,47 Trong đó xuống cấp Nhà 26 20 13 59 4,47 3 Số nhà tạm, nhà dột nát Nhà

(Nguồn: Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

- Tổng diện tích đất ở là 74,81 ha, diện tích bình qn nhà ở dân cƣ (bao gồm nhà, cơng trình phụ, sân vƣờn) là: 485,5 m2/hộ.

- Hiện trạng chung về xây dựng nhà ở; Đƣợc xây theo kiểu dáng kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng châu thổ Sơng Hồng, gồm nhà chính chủ yếu xây theo hƣớng Đơng Nam, Tây Nam với các cơng trình phụ liền kề, sân phơi, vƣờn, tƣờng bao.

2.3.5. Công tác quản lý đất đai

* Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính

Hiện nay, hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính của xã bao gồm: Bản đồ địa giới hành chính 364; bản đồ giải thửa 1991; các quyết định giao đất, kết quả số đạc cấp giấy CNQSDĐ; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/5000; hệ thống kiểm kê đất đai năm 2005 và 2010, hệ thống số liệu thống kê đất đai hàng năm và các hồ sơ liên quan khác. Nhìn chung tài liệu có độ chính xác khá cao, hồ sơ địa chính ln đƣợc chính lý, cập nhật bổ sung những biến động, đã góp phần tạo điều

kiện cho việc quản lý Nhà nƣớc về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều thuận lợi.

* Cơng tác lập hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ

Tính đến nay, phần lớn đất sản xuất nơng nghiệp đều có chủ sử dụng, các hộ gia đình và cá nhân đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Công tác giải quyết vi phạm đất đai, đơn thư khiếu nại tố cáo của dân

Nhìn chung, xã đã làm tốt cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời đúng nội quy, quy chế tiếp dân và luật khiếu nại tố cáo.

Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong sử dụng đất ở xã Đại Thành nhƣ đã nêu ở trên, hiện nay cịn một số tồn tại sau:

- Tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác cịn xảy ra tại một số hộ gia đình.

- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm.

- Việc phát hiện, xử lý vi phạm về lĩnh vực Tài ngun và Mơi trƣờng có lúc chƣa kịp thời, thƣờng chỉ đƣợc phát hiện và xử lý khi có đơn thƣ phản ánh.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đại Thành

Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên của xã Đại Thành thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng nhƣ: nhãn, lúa, bƣởi, chanh đào, cà chua... .

- Đại Thành là vùng ngoại ơ thành phố Hà Nội, có điều kiện thuận lợi trong thông thƣơng với trung tâm thành phố và khu vực huyện lỵ. Vì thế, xã có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thị trƣờng tiêu thụ nơng sản hàng hố, đặc biệt là các loại nơng sản an tồn, nơng sản sạch và các loại nơng sản có giá trị kinh tế cao nhƣ cây ăn quả đặc sảnvà có lợi thế trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế.

- Đại Thành có lực lƣợng lao động dồi dào (3231 ngƣời, chiếm 55% dân số) cần cù, chịu khó, ham học hỏi và mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và

công nghệ. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã Đại Thành đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và hồn thiện dần góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của địa phƣơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại Thành có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phƣơng đồn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt.

Khó khăn

- Đại Thành là xã thuần nông, nhân dân sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bình quân ruộng đất trên đầu ngƣời đạt 650m2/nhân khẩu nông nghiệp. Trong giai đoạn tới, đất nơng nghiệp cịn tiếp tục giảm do tác động quá trình CNH, đơ thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tâng kinh tế-xã hội. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cao trong khi đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp biến động theo xu thế giảm. Lao động trẻ có xu hƣớng thốt ly nơng nghiệp nhiều hơn gây nên tình trạng

“già hố lao động nơng nghiệp, nữ hố lao động nông thôn”, tỷ lệ lao động đƣợc

đào tạo cịn thấp.

- Trình độ chun môn kỹ thuật của lao động chƣa cao là yếu tố cản trở đáng kể đến việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

- Kinh tế xã Đại Thành trong những năm qua tuy đã có bƣớc phát triển khá, nhƣng do xuất phát điểm thấp nên thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn chỉ ở mức dƣới trung bình của khu vực nơng thơn tồn thành phố. Các ngành kinh tế còn phát triển mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch nên chƣa thực sự bền vững.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện dần, song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, đơ thị hố nhanh và ảnh hƣởng của q trình hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG III

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.1. Đặc điểm các đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất

3.1.1. Đặc điểm các đơn vị đất đai

Căn cứ vào những điều kiện đặc điểm tự nhiên của xã Đại Thành trên nền khí hậu đồng nhất, dựa vào mức độ đồng nhất về địa hình, thổ nhƣỡng, điều kiện tƣới tiêu, hình thành nên 2 đơn vị đất đai chính trên địa bàn, bao gồm:

- Đơn vị I: Nằm trên địa hình vàn, loại đất phù sa không đƣợc bồi , thành phần cơ giớithịt trung bình, pHKCLtừ 5,5 -6,6, điều kiện tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.

- Đơn vị II: Nằm trên địa hìnhbãi bồi, loại đất phù sa đƣợc bồi, thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nhẹ, pHKCLtừ 6,3-6,8, điều kiện tƣới chủ yếu nhờ vào lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên, mức độ thoát ngập úng theo mùa.

Bảng 3.1: Đặc điểm các đơn vị đất đai

Địa hình Mức độ thoát nƣớc Tốt Ngập úng theo mùa Đất Chế độ tƣới Loại đất TPCG Chủ động Không chủ động Vàn Pk d I Bãi bồi Pb b, c II Trong đó: Pk: Đất phù sa không đƣợc bồi Pb: Đất phù sa đƣợc bồi

d : Thịt trung bình b: cát pha

c: thịt nhẹ

3.1.2. Các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu trên địa bàn Các loại hình sử dụng đất chính Các loại hình sử dụng đất chính

Đất lúa nước

Diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc hiện nay là 76,08 ha, chiếm 52,75% diện tích đất nơng nghiệp, chiếm 25,89% diện tích đất tự nhiên

Dự kiến trong kỳ quy hoạch diện tích đất lúa giảm xuống còn 27,93ha do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất xã đại thành, huyện quốc oai, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ quản lý đất đai 60 85 01 03 (Trang 44)