Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh (Trang 30)

1.3 .Dinh dưỡng trong thủy canh

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh dưỡng và giá thể khác nhau tới sinh trưởng và năng suất rau cải xanh.

- Đánh giá ảnh hưởng của các loại dung dịch dinh dưỡng và giá thể khác nhau tới chất lượng rau cải xanh.

- Lựa chọn dung dịch dinh dưỡng thích hợp và giá thể thích hợp để trồng rau cải xanh an tồn theo phương pháp thủy canh.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ sách, các bài báo khoa học, báo cáo chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm

Trong q trình trồng cây thí nghiệm tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng như: số lá, chiều cao của tất cả các cây vào ngày thứ 10, ngày thứ 20, ngày thứ 30, ngày thứ 38 sau khi trồng (ngày thu hoạch).

- Năng suất thực thu: Được cân trực tiếp sau khi thu hoạch, cân phần ăn được của cây rau (bỏ rễ) bằng cân có độ chính xác 2 chữ số.

2.3.3. Quy trình trồng rau cải xanh bằng phương pháp thủy canh tĩnh.

Tiến hành bố trí thí nghiệm trồng rau cải xanh thủy canh tại nhà với 3 loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau và 3 loại giá thể khác nhau (9 cơng thức thí nghiệm) . Với mỗi loại dung dịch dinh dưỡng lặp lại thí nghiệm 3 lần trong điều kiện hồn cảnh và chăm sóc như nhau.

* Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu:

A, Bộ dụng cụ thùng xốp thủy canh

- Sử dụng bộ thùng xốp gồm 27 thùng có dung tích 15 lit, kích thước 50 x 40 x 15 cm.

- Bên trong thùng xốp được phủ một tấm nilon đen bao bọc phía bên trong thùng xốp để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng và hạn chế ánh sáng chiếu vào dung dịch. Độ sâu của thùng 15 cm đảm bảo cung cấp đủ dung dịch dinh dưỡng cho cây và không gian bên trên dung dịch để rễ hô hấp.

- Trên nắp thùng tiến hành khoan 6 lỗ có đường kính bằng nhau sao cho vừa đủ lọt ly nhựa chứa cây trồng và giá thể, khoảng cách giữa các lỗ khoan đều nhau.

B, Khung:

Địa điểm bố trí thí nghiệm tại ban cơng tầng 5 có mái che, nên khơng phải làm mái che và cũng không cần kê quá cao bởi không bị tác động của nhiệt độ nền lên dung dịch. Dùng kệ cao 50 cm để đặt các hộp xốp thí nghiệm.

Dùng nilon che chắn chỗ có nhiều gió tránh để gió to, gió hanh khơ làm táp lá. C. Ly nhựa:

Sử dụng những ly nhựa dùng 1 lần có đường kính đáy là 5cm để trồng cây. Đục các lỗ nhỏ ở đáy và thành phía dưới của ly để rễ có thể đâm ra và hút chất dinh dưỡng.

D. Giá thể, hạt giống

- Giá thể: Mụn xơ dừa (XD), Hỗn hợp trấu tươi – mụn xơ dừa (đã qua xử lý) tỷ lệ 1:1 (HH), Cát thạch anh (TA).

- Hạt giống: Giống cải xanh (cải mơ) Hồng Mai của cơng ty giống cây trồng Trang Nông.

Ươm cây con

+ Ngâm hạt giống 6 giờ trong nước ấm (khoảng 40o C), ủ trong vải màn qua một đêm, sau đó lựa chọn các hạt giống nảy đều để đem gieo trên nền giá thể để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao nhất.

+ Chọn các hạt giống nảy mầm to, đều. Cho khoảng 6,7 hạt vào ly nhựa đã khoan lỗ và bỏ giá thể vào. Lưu ý, ly nhựa chỉ bỏ ¾ giá thể vào phần cịn lại sau khi tra hạt giống vào ta phủ 1 lớp giá thể cùng loại mỏng lên.

+ Ngày thứ 6 khi cây đạt chiều cao hơn 5cm và có 2 lá thật ta tỉa bớt các cây con kém phát triển. Để lại 1 ly nhựa 3 cây con.

+ Tiếp đó cho giá thể vào ly nhựa ấn nhẹ cho giá thể chặt và đầy ly để giá thể giữ cây tốt hơn.

+ Chuyển các cây giống vào dung dịch dinh dưỡng vào thùng xốp đã bọc nilon đen và nắp đã khoan lỗ.

Pha dung dịch dinh dưỡng gốc:

A, Pha chế các loại dung dịch dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm:

- Dung dịch pha theo công thức Hoagland và Amon:

Dung dịch này được D. R. Hoagland tại Trường đại học California điều chế ra từ những hợp chất sẵn có và cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng và dưỡng chất

vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng cây. Dung dịch gồm 11 loại hóa chất, pha

BÌNH A:

1. Ca(NO3)2·4H2O: 54,280 g pha vào 1 lít nước. Như vậy cần pha 7398 g chất này với 135 lit nước sạch.

BÌNH B: Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước

Hóa chất Khối lượng g/ 1 lit Khối lượng g/135 lit

2. MgSO4·7H2O 24,60 3321 3. KH2PO4 6,80 918 4. KNO3 25,25 3408 5. H3BO3 1,43 193 6. MnCl2·4H2O 0,91 122,85 7. ZnSO4·7H2O 0,11 14,85 8. Na2MoO4·2H2O 0,045 6,075 9. CuSO4·5H2O 0,045 6,075

BÌNH C: Có 2 chất, pha xong sẽ được Sắt liên kết với gốc hữu cơ (Fe-

EDTA). Dung dịch mang màu trà.

10. FeSO4. 7H20: 2,780g pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng. (834 g/135 lit nước).

11. Na-EDTA. 2H20: 3,730 g pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt. (1119 g/135 lit nước)

B, Dung dịch thủy canh TC – Mobi:

TC-MOBI là sản phẩm dinh dưỡng dạng bột dùng để pha thành dung dịch thủy canh. Sản phẩm dinh dưỡng thuỷ canh TC-Mobi được chuyển giao từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Sinh học Nhiệt đới.

- Thành phần chính dinh dưỡng pha dung dịch thuỷ canh dạng bột TC- MOBI:

+ Đa lượng: N - P2O5 - K2O: 15-4-18%.

+ Vi lượng: 250ppm B, 250ppm Mn, 28ppm Zn, 12ppm Cu, 7ppm Mo, 120ppm Fe.

- Cách pha: Pha 20g TC-MOBI với 10 lít nước. Khi cần bổ sung dung dịch cho cây trong giai đoạn phát triển thì pha với tỷ lệ cao hơn (25g TC – Mobi với 10

lít nước). Như vậy, để đủ dung dịch dinh dưỡng cho 9 thùng xốp thì cần cân chính xác 270 gam bột TC – MOBI pha trong 135 lit nước sạch, khuấy đều, sau đó chia đều vào 9 thùng xốp đã bọc nilon đen, mỗi thùng xốp rót vào 15 lit dung dịch.

+ Không sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh, các loại hố chất phân bón khác (chỉ sử dụng duy nhất thuỷ canh TC-MOBI trong cả quá trình trồng và chăm sóc).

C, Dung dịch thủy canh Hydro Greens:

Hydro Greens thích hợp cho trồng thủy canh rau ăn lá Thành phần:

+ Dung dịch gốc A: Tổng Nitơ (N) 4,64% (N-NO3- 4,32%, N – NH4+ 0,32%) - Canxi (Ca) 4,40% - Kali (K2O) 3,06%

+ Dung dịch gốc B: Tổng Nitơ (N) 1,77% (N-NO3- 1,17%, N – NH4+ 0,60%), Kali (K2O) 3,94%, Phốt pho (P2O5) 3,05%, Mg 0,32%, Chelax Fe 0,02% và các nguyên tố vi lượng khác 0,03% (Mn, Cu, Zn, Mo, B).

Cách pha:

+ Pha 3ml Hydro Greens dung dịch A với 3ml Hydro Greens dung dịch B trong một lít nước. Sử dụng vạch chia ml trong nắp chai.

+ Đong 405 ml Hydro Greens dung dịch A và 405 ml Hydro Greens dung dịch B với 135 lit nước sạch. Khuấy đều rồi chia đều cho 9 thùng xốp, mỗi thùng được rót 15 lit dung dịch đã pha.

+ Lưu ý lắc đều trước khi sử dụng, tránh đổ trực tiếp dung dịch A vào dung dịch B

Bảng 2.1: Nồng độ (ppm) các chất dinh dƣỡng trong các dung dịch sử dụng

Nguyên tố CT Hoagland -

Amon CT TC - Mobi CT Hydro Greens

N 224 210 210 K 235 223 225 P 62 50 52 Mg 24 - 12 Ca 160 - 150 S 31 - 64 Fe 1-3 1,2 - B 0,27 0,25 0,2 Cl 1,77 - - Mn 0,11 0,25 0,2 Zn 0,23 0,28 0,2 Cu 0,03 0,012 0,02 Mo 0,05 0,07 0,1 Ni 0,03 - - Si 28 - - Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí với 3 loại dung dịch dinh dưỡng (DD1, DD2, DD3) và 3 loại giá thể (XD, HH, TA). Mỗi cơng thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần (3 hộp xốp) với điều kiện hồn cảnh và chăm sóc như nhau. Như vậy, tổng cộng sẽ có 9 cơng thức thí nghiệm với 27 thùng xốp để trồng .

Bảng 2.2. Bảng kí hiệu và dung dịch dinh dƣỡng sử dụng trong thí nghiệm

Kí hiệu Tên dung dịch

DD1 Dung dịch của Hoagland – Amon

DD2 Dung dich TC – Mobi

DD3 Dung dịch Hydro Green

Bảng 2.3. Bảng cơng thức bố trí thí nghiệm STT CTTN Dung dịch dinh dưỡng Giá Thể KH Rau 1 CT1.1 DD1 TA R1.1 2 CT1.2 DD1 XD R1.2 3 CT1.3 DD1 HH R1.3 4 CT2.1 DD2 TA R2.1 5 CT2.2 DD2 XD R2.2 6 CT2.3 DD2 HH R2.3 7 CT3.1 DD3 TA R3.1 8 CT3.2 DD3 XD R3.2 9 CT3.3 DD3 HH R3.3

+ Khuấy đều dung dịch dinh dưỡng, kiểm tra pH của dung dịch và rót đều vào các thùng xốp dung tích 15 lít đã bọc sẵn nilon đen. Thể tích dung dịch phải đảm bảo chỉ khoảng 1/3 ly nhựa ngập trong nước, phần cịn lại là khơng khí cho rễ hơ hấp.

+ Cho các ly cây giống đạt tiêu chuẩn có 2 lá thật và cao khoảng 5cm vào các thùng xốp đã bọc nilon đên, khoan lỗ và có dung dịch dinh dưỡng.

- Cứ 3 ngày cần tiến hành cung cấp oxy vào dung dịch để đảm bảo đủ oxy cho rễ hô hấp bằng cách dùng que khuấy đều dung dịch.

-Theo dõi thường xuyên mực nước trong thùng xốp, bổ sung thêm dinh dưỡng khi mức dung dịch thấp hơn bộ rễ.

- 3 ngày trước khi thu hoạch chỉ bổ sung nước vào thùng xốp để tránh dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

- Ghi nhận các kết quả thu được:

+ Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng: Thời gian từ khi gieo hạt đến khi có đủ 2 lá thật là 5 ngày. Thời gian này không cần bổ sung dinh dưỡng mà chỉ tưới ngày 2 lần bằng nước sạch.

+ Thời gian cây sống trong dung dịch dinh dưỡng là 33 ngày. + Tổng thời gian của thí nghiệm là 38 ngày.

- Các chỉ tiêu theo dõi:

Nhóm các chỉ tiêu về sinh trưởng:

+ Số lá/cây: Đếm 10 ngày một lần số lá trên mỗi cây. Số lá/cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.

+ Chiều cao cây (cm): Đo 10 ngày 1 lần, dùng thước nhựa 50cm đo từ gốc (sát mặt giá thể) đến vót lá cao nhất. Chiều cao cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.

+ Năng suất thực thu (g/hộp): Cân khối lượng thực tế của rau thu hoạch được (phần ăn được) ở trên mỗi hộp của cùng một cơng thức, lấy giá trị trung bình rồi quy đổi ra kg/m2.

- Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của các mẫu rau quả để đảm bảo sản phẩm an tồn

2.3.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.

Sử dụng mẫu đã thu được từ việc bố trí thực nghiệm để tiến hành phân tích trong phịng thí nghiệm một số chỉ tiêu sau:

- pH của giá thể xác định theo TCVN 5979:2007

- Các chỉ tiêu về vi sinh vật trong rau, giá thể được phân tích tại Trung tâm

Vi sinh vật Cơng nghiệp – Viện Công nghiệp thực phẩm.

- Các chỉ tiêu Kim loại nặng trong rau được phân tích tại Phịng Phân tích

độc chất Mơi trường – Viện Cơng nghệ Mơi trường. - Một số chỉ tiêu phân tích trong rau cải:

+ Hàm lượng protein thô (%): xác định bằng phương pháp Micro-kjeldahl (TCVN 4328:2011).

+ Hàm lượng chất khô (%): xác định bằng phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 110oC, sấy cho đến khi cân khối lượng không đổi (TCVN 5366:1991).

+ Hàm lượng vitamin C: được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iod (TCVN 6427-2:1998).

+ Hàm lượng NO3- (mg/kg tươi): xác định bằng phương pháp so màu (TCVN 8742:2011)

+ Hàm lượng KLN Pb, Mn, Cu, Cd, Zn tích lũy trong rau (mg/kg tươi): phá mẫu và phân tích theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (TCVN 8126:2009).

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu phân tích trong phịng thí nghiệm, khảo sát thực tế để tiến hành thống kê, phân tích, so sánh để rút ra kết luận. Tồn bộ kết quả phân tích được xử lý bằng phần mềm Excel, IRRISTAT.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hƣởng của các loại giá thể và dung dịch thủy canh khác nhau đến sinh trƣởng và năng suất của rau cải xanh

3.1.1. Một số tính chất của giá thể sử dụng để trồng thủy canh rau cải

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của giá thể nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Một số tính chất của giá thể

Chỉ tiêu Giá thể

pHKCl Vi sinh vật (CFU/g)

Coliforms E.coli Salmonella

XD 6,6 10 0 0

HH 6,4 88.103 0 0

- pHKCl của giá thể: Các giá thể sử dụng đều có giá trị pH trung tính nên rất thích hợp để trồng rau cải thủy canh.

- Vi sinh vật gây bệnh: Kết quả phân tích cho thấy các giá thể nghiên cứu

đều không bị nhiễm E. coli và Salmonella, tuy nhiên phát hiện thấy một nhỏ vi

khuẩn Coliforms trong giá thể mụn xơ dừa XD (10 CFU/g) và một lượng khá lớn Coliforms (88.103 CFU/g) trong giá thể hỗn hợp (HH), nguyên nhân có thể do trong trấu tươi có chứa mầm bệnh và chưa được xử lý triệt để, cũng có thể trong quá trình xử lý thì nước ngâm trấu tươi có chứa mầm bệnh hoặc dụng cụ chứa giá thể khơng đảm bảo sạch hồn tồn. Hiện vẫn chưa có quy chuẩn nào đưa ra mức giới hạn cho phép về số lượng vi khuẩn E.coli, Coliforms, Salmonella trong

đất/giá thể trồng cây.

3.1.2. Ảnh hưởng của các dung dịch dinh dưỡng và giá thể đến động thái ra lá của cây cải xanh ra lá của cây cải xanh

Lá là sản phẩm thu hoạch chính của rau cải xanh. Lá là cơ quan quang hợp của cây rau và là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng. Đối với cây cải xanh thì lá là bộ phận quan trọng bởi lá chính là phần thương phẩm thu hoạch. Số lá trên cây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định tới năng suất cây cải xanh. Tốc độ ra lá nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng yếu tố dinh dưỡng được cho là quan trọng nhất. Dinh dưỡng quyết định tốc độ ra lá, diện tích lá, trọng lượng lá và cả thành

phần chất khô trong lá. Các dung dịch dinh dưỡng và giá thể khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự ra lá của cây cải xanh. Sự ảnh hưởng này được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các dung dịch và giá thể đến sự

ra lá của cây rau cải xanh

Đơn vị tính: lá

* Các chữ cái khác nhau (a, b, c...) trên cùng một cột chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Duncan „S test)

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy theo thời gian trồng số lượng lá trong tất cả các cơng thức thí nghiệm đều tăng dần và số lá cải xanh đạt giá trị cao nhất vào ngày thu hoạch (38 ngày sau trồng), dao động từ 8,1 – 9,5 lá/cây. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở lần theo dõi thứ nhất (10 ngày sau khi trồng) P>0,05 nên sự sai khác về số lá rau cải xanh trong các công thức thí nghiệm là khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên ở các lần theo dõi tiếp theo (20, 30, 38 ngày sau trồng) P đều nhỏ hơn 0,05 nên ở từng lần theo dõi này sự khác nhau về số lá ở các cơng thức thí nghiệm

Cơng thức Ngày sau trồng

10 20 30 38

(ngày thu hoạch)

CT1.1 4,37c 6,17e 7,8c 8,7c CT1.2 4,5e 6,37f 8,23e 8,9d CT1.3 4,6f 6,57g 8,6g 9,5g CT2.1 4,23ab 5,3bc 7,6b 8,5b CT2.2 4,4cd 5,4cd 8,1d 8,7c CT2.3 4,5e 6,1e 8,4f 9,1e CT3.1 4,17a 5,1a 7,0a 8,1a CT3.2 4,27b 5,2ab 8,17de 8,5b CT3.3 4,47de 5,5d 8,4f 8,7c P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD (5%) 0,09 0,1 0,09 0,15 CV% 1,2 1,1 0,7 1

là có ý nghĩa. Số lá ở cơng thức thí nghiệm CT1.3 (cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland – Amon và trên giá thể HH) từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến khi thu hoạch đều đạt giá trị cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% so với tất cả các cơng thức thí nghiệm cịn lại. Đến ngày thu hoạch số lá ở công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)