Ảnh hưởng của các dung dịch và giá thể khác nhau đến năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh (Trang 44 - 49)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể và dung dịch thủy canh khác nhau đến

3.1.4. Ảnh hưởng của các dung dịch và giá thể khác nhau đến năng suất

Đơn vị tính: cm

Các số liệu về ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao rau cải xanh trong bảng 3.7 cho thấy các giá thể khác nhau đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều cao của cây rau cải và chiều cao trung bình của rau trồng trên giá thể HH vẫn là lớn nhất, thấp nhất vẫn là rau trồng trên giá thể tinh khiết TA.

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của giá thể đến chiều cao của rau cải xanh

Đơn vị tính: cm

3.1.4. Ảnh hưởng của các dung dịch và giá thể khác nhau đến năng suất cải xanh cải xanh

Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng mà người trồng trọt quan tâm mong muốn. Thơng qua năng suất có thể đánh giá được tồn bộ q trình sinh trưởng và phát triển của cây. Sự phụ thuộc của năng suất cây cải xanh vào giá thể và dung dịch thủy canh được thể hiện trong các bảng 3.8, 3.9, 3.10.

Dung dịch thủy canh

Ngày sau trồng

10 20 30 38

(ngày thu hoạch)

DD1 8,57b 16,13a 23,59b 27,23c

DD2 8,41a 16,0a 21,96a 26,27b

DD3 8,38a 16,06a 21,96a 25,87a

LSD (5%) 0,10 0,19 0,38 0,09

Giá thể Ngày sau trồng

10 20 30 38

(ngày thu hoạch)

TA 8,24a 15,7b 21,92a 25,63a

XD 8,44b 16,21a 22,48b 26,30b

HH 8,67c 16,28a 23,10c 27,43c

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của các dung dịch và giá thể khác nhau đến năng suất cải xanh

Công thức Khối lƣợng cây (g/cây) Năng suất (kg/m2)

CT1.1 14,33d 2,58d CT1.2 14,5de 2,61de CT1.3 14,78e 2,66e CT2.1 12,17b 2,19b CT2.2 12,39bc 2,23bc CT2.3 12,56c 2,26c CT3.1 12,27a 2,09a CT3.2 12,11b 2,18b CT3.3 12,35bc 2,23bc LSD5% 0,77 0,06 CV% 1,7 1,4

* Các chữ cái khác nhau (a, b, c...) trên cùng một cột chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Duncan „S test)

Kết quả bảng 3.8 cho thấy năng suất trung bình của rau cải xanh ở các cơng thức thí nghiệm khơng chênh lệch nhiều, dao động từ 2,09 – 2,66 kg/m2. Công thức CT1.3 có khối lượng cây cao nhất (29,6g/cây) nên năng suất rau cải trong công thức CT1.3 cũng là cao nhất (2,66 kg/m2), tuy năng suất khơng chênh lệch có ý nghĩa so với cơng thức CT1.2 nhưng chênh lệch có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95% so với các cơng thức thí nghiệm cịn lại. Điều này cũng cho thấy sự tương quan thuận giữa các chỉ tiêu về sinh trưởng với năng suất của cây rau cải xanh. Cây trồng trên giá thể hỗn hợp (HH) và trong dung dịch Hoagland – Amon (DD1) có chiều cao và số lá lớn nhất vì vậy mà năng suất cũng cao nhất.

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của dung dịch thủy canh đến năng suất của rau cải xanh

Đơn vị tính: kg/m2

Dung dịch thủy canh

DD1 DD2 DD3 P LSD (5%)

Năng suất 8,57c 8,41b 8,38a <0,05 0,03

* Các chữ cái khác nhau (a, b, c...) trên cùng một hàng chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%

Số liệu bảng 3.9 cho thấy các dung dịch dinh dưỡng khác nhau cho năng suất thực thu của rau cải khác nhau một cách có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland - Amon (DD1) trên cả ba loại giá thể đều cho năng suất thực thu trung bình cao hơn so với các dung dịch dinh dưỡng khác và chênh lệch chiều cao từ 0,16 – 0,19 kg/m2. Cho năng suất trung bình đứng vị trị thứ hai là rau trồng trong dung dịch TC-Mobi (DD2) và thấp nhất là năng suất trung bình của rau trồng trong dung dịch Hydro – greens (DD3).

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của giá thể đến năng suất của rau cải xanh

Đơn vị tính: kg/m2

Giá thể TA XD HH P LSD (5%)

Năng suất 2,29a 2,34b 2,39c <0,05 0,03

* Các chữ cái khác nhau (a, b, c...) trên cùng một hàng chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%

Số liệu bảng 3.10 khi đánh giá riêng ảnh hưởng của giá thể tới năng suất thực thu trung bình của rau cải xanh cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất. Rau trồng trên giá thể hỗn hợp (HH) cho năng suất cao nhất, tiếp đến là rau trồng trên giá thể xơ dừa (XD) và thấp nhất vẫn là rau trồng trên giá thể đối chứng cát thạch anh (TA).

Như vậy, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các giá thể và dung dịch thủy canh khác nhau đến sự sinh trưởng và năng suất của cây rau cải xanh trong các cơng thức thí nghiệm đã khẳng định rau cải xanh được trồng trên giá thể phối trộn giữa xơ dừa và trấu tươi theo tỉ lệ 1:1 (HH) và thực hiện quá trình dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh pha theo công thức của Hoagland – Amon (DD1) cho

sự sinh trưởng và năng suất rau cải tốt nhất.

3.2. Ảnh hƣởng của các loại giá thể và dung dịch thủy canh khác nhau đến chất lƣợng của rau cải xanh

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng rau thủy canh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng rau

Công thức KH rau Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng nước (%) Hàm lượng protein thô (%) Hàm lượng vitamin C (mg/100g) CT1.1 R1.1 6,51 93,49 2,27 52,89 CT1.2 R1.2 6,75 93,25 2,53 53,01 CT1.3 R1.3 6,87 93,13 2,81 53,36 CT2.1 R2.1 6,12 93,88 2,18 50,15 CT2.2 R2.2 6,43 93,57 2,37 51,07 CT2.3 R2.3 6,53 93,47 2,64 52,16 CT3.1 R3.1 6,53 93,47 2,25 52,25 CT3.2 R3.2 6,71 93,29 2,42 52,78 CT3.3 R3.3 6,81 93,19 2,71 53,02 𝑿 ± SD 6,58±0,23 93,42±0,23 2,46±0,22 52,30±1,05 BYT – VDD* 93,8 1,7 51

*Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam do Viện dinh dưỡng - Bộ Y Tế ban hành năm 2007

- Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước:

Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với nhau, hàm lượng chất khơ càng lớn thì hàm lượng nước càng nhỏ. Các giá thể và dung dịch dinh dưỡng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến thành phần, tính chất của rau cải thủy canh, đặc biệt là thành phần chất khô. Chất khô trong thực vật chủ yếu là protein và những hợp chất chứa đạm khác nhau, chất béo, hydratcacbon, tinh bột, đường, xenluloza, pectin...

Theo như kết quả phân tích, hàm lượng chất khơ giữa các mẫu rau khơng có sự chênh lệch lớn, dao động từ 6,12 đến 6,87%. Trong đó hàm lượng chất khơ trung bình của rau cải trồng trên giá thể HH và dung dịch thủy canh Hoagland – Amon có giá trị lớn nhất (6,87%). Hàm lượng chất khơ trung bình của rau trồng trong DD1 cho kết quả tốt nhất, tiếp đến là rau trồng trong DD3, thấp nhất là hàm lượng chất khô của rau trồng trong DD2. Khi xét ảnh hưởng của các giá thể đến hàm lượng chất khơ thì thấy hàm lượng chất khơ trung bình của rau trồng trên giá

thể HH cho kết quả cao nhất, tiếp đến là giá thể XD và giá thể đối chứng cát thạch anh (TA) cho kết quả thấp nhất.

Hàm lượng nước trong rau tỉ lệ nghịch với hàm lượng chất khô trong rau. Hàm lượng nước trong rau cải thủy canh có giá trị trung bình (93,42%) nhỏ hơn nhưng gần bằng hàm lượng nước trung bình của rau cải trồng địa canh khi đối chiếu với bảng thành phần thực phẩm của Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế (93,8%).

- Hàm lượng protein thô:

Theo như kết quả phân tích, hàm lượng protein thơ giữa các mẫu rau chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 2,18 – 2,81% và hàm lượng protein thô trong công thức CT1.3 vẫn là cao nhất, hàm lượng này thấp nhất ở trong công thức CT2.1. Cũng giống như các chỉ tiêu khác, hàm lượng protein thô của rau được trồng trong DD1 và giá thể HH là cao nhất, trồng trong DD3 và giá thể TA là thấp nhất. Tuy vậy, hàm lượng protein thơ trong tất cả các cơng thức thí nghiệm thủy canh nghiên cứu đều cao hơn hàm lượng trung bình của rau cải được đưa ra trong bảng thành phần thực phẩm của Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế từ 1,3 – 1,7 lần.

- Hàm lượng vitamin C:

Hàm lượng vitamin C trong các mẫu rau cải dao động trong khoảng 50,15 – 53,36 mg/100g. Hàm lượng này đạt giá trị cao nhất trong công thức CT1.3, và thấp nhất trong công thức 2.1. Rau cải được trồng trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland – Amon (DD1) vẫn cho hàm lượng vitamin C cao nhất, tiếp đến là dung dịch Hydro –green (DD3) và thấp nhất là đối với dung dịch TC-Mobi (DD2). Giống như đối với phần lớn các chỉ tiêu phân tích khác hàm lượng vitamin C của rau cải có các giá thể đỡ là HH và XD cũng đạt giá trị cao hơn so với rau được trồng trên giá thể đối chứng cát thạch anh (TA). Khi đối chiếu hàm lượng vitamin C trong rau cải thủy canh với hàm lượng vitamin C trung bình của rau cải ở trong bảng thành phần thực phẩm của Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế thì thấy chúng khơng chênh lệch hơn kém nhau không nhiều và trong hầu hết các cơng thức thí nghiệm rau cải thủy canh đều cho hàm lượng vitamin C cao hơn khoảng từ 1,02 đến 1,05 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)