Đúng và độ lăp lại của phép đo UV-Vis xác định S2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp phụ sunfua của vật liệu bùn thải chứa sắt (III) hydroxit (Trang 46)

Nồng độ S2- (ppm) 0,14 0,70 1,40 Giá trị trung bình 0.136 0,702 1,430 S(%) 0,4 0,2 3,0 Phƣơng sai (S2) 1,3.10-4 3,7.10-4 8.10-4 Độ lệch chuẩn(SD) 0,01140 0,01924 0,0274 CV (%) 8,38 2,74 1,92

Từ kết quả trên ta thấy phép đo có sai số khá nhỏ (<4%), phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của mẫu khá nhỏ, chứng tỏ độ lặp lại của phép đo tốt đều thấp hơn mức sai số cho phép của phương pháp phân tích cơng cụ xác định lượng vết.

Thông qua các bước đánh giá chung (khoảng tuyến tính, độ lặp lại, sai số…) chúng tôi nhận thấy phương pháp phổ UV-VIS là phương pháp phân tích ổn định, độ lặp lại tốt, độ chính xác cao, hồn tồn phù hợp với xác định vi lượng chất trong mẫu.

3.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ sunfua của vật liệu Fe(OH)3

3.2.1. Xác định thành phần của vật liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X.

Sau các bước chuẩn bị vật liệu, chúng tôi tiến hành xác định dạng tồn tại của vât liệu bằng phổ nhiễu xạ tia X. Kết quả được trình bày trong Hình 3.7:

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample sat hydroxit

01-081-0463 (C) - Goethite, syn - FeO(OH) - Y: 85.83 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Orthorhombic - a 4.61580 - b 9.95450 - c 3.02330 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Primitive - Pbnm (62) - 4 File: Mai PT mau sat hydroxit.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 14 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5.000 ° - Chi:

L in (C p s ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240 250 260 270 280 290 300 310 320 330 340 350 2-Theta - Scale 10 20 30 40 50 60 70 d=4. 181 d=2. 539 d=2. 457 d=2. 282 d=1. 511 d=1. 544

Hình 3.7. Phổ nhiễu xạ Rơnghen của vật liệu sấy ở 105o

Kết quả thu được từ hình cho thấy trên phổ có một số vạch tương ứng với dạng goethite – (FeOOH), là dạng thù hình có khả năng hấp phụ sunfua cao nhất của Fe(OH)3.Các pic có cường độ thấp cho thấy vật liệu tồn tại chủ yếu ở dạng vơ định hình hoặc vi tinh thể. Kích thước các hạt nhỏ tương ứng với diện tích bề mặt lớn cho thấy khả năng hấp phụ sunfua tốt của vật liệu.

3.2.2. Xác định độ tinh khiết của vật liệu hấp phụ bằng phương pháp ICP-MS

Khi xử lý nước ô nhiễm rất cần thiết phải sử dụng vật liệu hấp phụ sạch để ngăn chặn sự ô nhiễm từ các kim loại nặng như asen, cadimi, crom, đồng, chì, niken và thủy ngân ra môi trường nước.Trước hết chúng tôi đã tiến hành xác định hàm lượng các kim loại này trong vật liệu bằng phương pháp khối phổ ICP-MS để kiểm tra độ tinh khiết của vật liệu. Kết quả thu được ở Bảng 3.7 cho thấy hàm lượng các kim loại nặng đều nhỏ, ngoại trừ hàm lượng Zn hơi lớn là 177 mg/kg. Tiếp theo chúng tôi đã nghiên cứu khả năng thôi nhiễm của các vật liệu này ra môi trường nước bằng cách tiến hành thí nghiệm như đã mơ tả trong Mục 2.6.1, kết quả đo hàm lượng các kim loại nặng trong dung dịch ngâm vật liệu được cho trong Bảng 3.7 và Bảng 3.8.

Bảng 3.7. Hàm lƣợng các kim loại có trong vật liệu Fe(OH)3

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp Kết quả

1 Cd mg/kg TCVN 6665:2011 0,8 2 Cu 14 3 Ni 25 4 Pb 5 5 Zn 177 6 Cr 9

Bảng 3.8. Nồng độ các kim loại trong dung dịch ngâm vật liệu Fe(OH)3

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp Kết quả

M1.1 M1.2 M1.3 1 Cd mg/l TCVN 6665: 2011 <0.001 <0.001 <0.001 2 Cu 0.002 0.004 0.003 3 Ni 0.002 0.007 0.002 4 Pb 0.007 0.006 0.005 5 Zn 0.043 0.171 0.025

Từ các kết quả thu được, chúng tôi thấy rằng hàm lượng các kim loại trên có trong các dung dịch ngâm vật liệu là rất nhỏ, khơng có khả năng gây ơ nhiễm ra môi trường nước cần xử lí. Vì vậy có thể thấy rằng vật liệu chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu là sạch và có thể được tiếp tục tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp hấp phụ tĩnh.

3.2.3. Đặc tính hình thái bề mặt (SEM) của vật liệu Fe(OH)3

Kính hiển vi qt điện tử (SEM) là cơng cụ chính để xác định đặc tính hình thái bề mặt và các tính chất vật lý cơ bản của bề mặt hấp phụ. Phương pháp này rất hữu ích để xác định hình dạng hạt, độ rỗng và sự phân bố kích cỡ thích hợp của chất hấp phụ. Dưới đây là ảnh chụp SEM của chất thải rắn công nghiệp Sắt (III) hydroxit được thể hiện ở Hình 3.8

Hình 3.8. Ảnh chụp từ kính hiển vi điện tử (SEM) của chất thải rắn Sắt(III) hydroxit hydroxit

Dựa vào các ảnh SEM cho trong Hình 3.8, có thể thấy vật liệu của chúng tơi có bề mặt thơ ráp với kích thước hạt trung bình khoảng vài chục nm, phù hợp với kết quả XRD ở Mục 3.2.1. Bề mặt vật liệu có độ xốp cao, các lỗ xốp này sẽ cho diện tích bề mặt riêng cao, thuận lợi cho việc sunfua bị giữ lại trong các lỗ xốp và hấp phụ dễ dàng. Như vậy, chất thải rắn Sắt (III) hydroxit có thể được xem như là một vật liệu hứa hẹn để hấp phụ và loại bỏ sunfua trong nước.

3.2.4. Phát hiện nhóm chất hấp phụ dựa vào phổ hồng ngoại IR

Phổ hồng ngoại của vật liệu bùn thải sắt hydroxit trước và sau khi hấp phụ S2- được cho trong Hình 3.9.

Trên cả 2 phổ hồng ngoại đều xuất hiện vùng phổ rộng với cường độ mạnh trong khoảng từ 2700 đến 3700 cm-1 và 1 đỉnh ở 1435 cm-1 đặc trưng cho các dao

động kéo dãn và uốn cong của liên kết OH trong phân tử H2O. Các vạch trong vùng từ 400 đến 1100 cm-1 đặc trưng cho các dao động của liên kết giữa Fe và O.

So sánh 2 phổ của vật liệu trước và sau khi hấp phụ S2- thấy khơng có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên trên phổ của vật liệu hấp phụ S2-, cường độ của đỉnh 1433,11 cm-1 mạnh hơn tương đối nhiều cho thấy sự tạo thành nước sau khi hấp phụ. Đồng thời xuất hiện 2 đỉnh mới ở 1124,55 cm-1 và 1024,20 cm-1 tương ứng với dao động của liên kết giữa S và Fe, cho thấy có sự hấp phụ lưu huỳnh lên bề mặt vật liệu, có thể tuân theo cơ chế sau: >Fe-OH + HS- → FeS-

+ H2O

3.3. Khảo sát quá trình hấp phụ tĩnh

3.3.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ của vật liệu

pH là yêu tố có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp phụ S2- của vật liệu. Ảnh hưởng của môi trường pH đến khả năng hấp phụ của vật liệu đã được khảo sát với 50mL dung dịch sunfua có nồng độ 50 ppm và pH được điều chỉnh từ 3 đến 8 bằng HCl hoặc NaOH loãng. Kết quả được cho trong bảng 3.9 và hình 3.10:

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của pH đến khả năng hấp phụ của vật liệu

pH Abs Co (mg/L) Cm (mg/L) qe (mg/g) 3 0,127 50 5,85 11,04 4 0,118 50 5,35 11,16 5 0,112 50 5,00 11,25 6 0,116 50 5,25 11,19 7 0,134 50 6,25 10,94 8 0,155 50 7,45 10,64

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của pH đến khả năng hấp phụ của vật liệu

Qua khảo sát khả năng hấp phụ ở các pH khác nhau, chúng tôi nhận thấy khi pH tăng từ 5 đến 8 dung lượng hấp phụ có xu hướng giảm tuy nhiên chênh lệch này là không đáng kể (giảm 5,4%), do đó có thể kết luận pH không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng hấp phụ của vật liệu. Điều này có thể giải thích thơng qua sự ảnh hưởng của pH lên sự phân bố các ion trên bề mặt vật liệu.Ở pH thấp, nồng độ H+ cao, bề mặt vật liệu mang điện tích dương, các ion sunfua mang điện tích âm bị hấp phụ lên bề mặt vật liệu bởi lực hút tĩnh điện. Ngược lại ở pH cao, khi nồng độ H+ thấp, các ion OH- làm bề mặt vật liệu mang điện tích âm, lực đẩy giữa OH– và S2- làm giảm khả năng hấp phụ lên vật liệu của S2-. Tuy nhiên trong thí nghiệm của chúng tơi, khi tăng pH khả năng hấp phụ S2-

giảm khơng đáng kể có thể là do trên bề mặt vật liệu của chúng tơi có thể tồn tại các cation khác như Cu2+, Mg2+ vừa trung hịa bớt điện tích âm trên bề mặt vừa có khả năng hấp phụ các ion S2- (tạo thành muối không tan).

Mặc dù ở pH = 5, dung lượng hấp phụ của vật liệu là lớn nhất, nhưng do chênh lệch không đáng kể giữa khả năng hấp phụ của vật liệu ở các pH, và để phù hợp với các điều kiện thí nghiệm với các mẫu thực tế, chúng tôi lựa chọn sử dụng pH = 6 là pH phù hợp cho các thí nghiệm khảo sát khả năng hấp phụ sunfua của vật liệu.

3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian đạt cân bằng

Khả năng hấp phụ ion sunfua của vật liệu bị ảnh hưởng bởi một yếu tố nữa là thời gian. Để tìm ra thời gian hấp phụ tối ưu tại đó vật liệu hấp phụ sunfua là tốt nhất, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến dung lượng hấp phụ với 50 ml dung dịch sunfua có nồng độ 50ppm trong các khoảng thời gian hấp phụ khác nhau từ 0,5 đến 6 giờ. Kết quả được chỉ ra trong Bảng 3.10 và Hình 3.11:

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của thời gian đạt cân bằng lên dung lƣợng hấp phụ của vật liệu

Thời gian (giờ) Abs Co (mg/L) Cm (mg/L) qe (mg/g)

0,5 0,447 50 12,15 9,46 1,0 0,331 50 8,80 10,30 2,0 0,188 50 4,67 11,33 3,0 0,114 50 2,55 11,86 4,0 0,068 50 1,22 12,20 5,0 0,077 50 0,75 12,31 6,0 0,081 50 0,80 12,30

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến dung lượng hấp phụ.

Khi thời gian hấp phụ S2- tăng, dung lượng hấp phụ cũng tăng tương ứng. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian lên dung lượng hấp phụ là các đường cong

đơn, mượt và liên tục đến khi bão hòa, cho thấy sự bao phủ đơn lớp của sunfua trên bề mặt chất hấp phụ. Có thể quan sát thấy thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 5 giờ, tại dung lượng hấp phụ hầu như không tăng nữa và đạt cân bằng. Tuy nhiên do dung lượng hấp phụ tại thời gian hấp phụ là 4 giờ không khác nhiều với thời gian hấp phụ 5 giờ nên để tiết kiệm thời gian trong các thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi sẽ chọn thời gian hấp phụ là 4 giờ.

3.3.3. Nghiên cứu các mơ hình động học về hấp phụ động học tĩnh

Các thông số động học cung cấp thơng tin quan trọng cho q trình hấp phụ, giúp lựa chọn điều kiện hấp phụ tối ưu. Hơn nữa, các cơ chế khuếch tán có thể được tìm hiểu từ các mơ hình động học. Các mơ hình giả bậc 1, giả bậc hai đã được phân tích từ đó mơ hình phù hợp nhất sẽ được lựa chọn dựa trên hệ số tương quan hồi quy tuyến tính, R2.

3.3.3.1. Mơ hình giả bậc 1

Mơ hình động học giả bậc 1 được sử dụng rộng rãi để dự đoán hấp thụ động học. Hằng số tốc độ kI có thể thu được từ độ dốc của đồ thị log (qe - qt) với thời gian, được thể hiện trong Hình 3.12. Các qt, kI và R2 tính được cho trong Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Số liệu động học giả bậc 1 và giả bậc 2

Thời gian (giờ) Abs Co (mg/L) Cm (mg/L) qt (mg/g) qe (mg/g) log(qe-qt) mg/g t/qt (giờ.g/mg) 0,5 0,447 50 12,15 9,46 12,31 0,455 0,053 1,0 0,331 50 8,80 10,30 12,31 0,303 0,097 2,0 0,188 50 4,67 11,33 12,31 -8,77.10-3 0,177 3,0 0,114 50 2,55 11,86 12,31 -0,347 0,253 4,0 0,068 50 1,22 12,20 12,31 -0,959 0,328 5,0 0,077 50 0,75 12,31 12,31 - 0,406 6,0 0,081 50 0,80 12,30 12,31 -2,00 0,488

Hình 3.12. Đồ thị giả bậc 1 của hấp phụ sunfua

Bảng 3.12. Các kết quả tính tốn đƣợc từ mơ hình động học giả bậc 1

Co (mg/l) Phương trình giả bậc 1 R2 kI (1/giờ) qe(tính) (mg/g) qe(thực nghiệm) (mg/g) 50 y=-0,447x+0,803 0,981 1,0294 6,35 12,31

Có thể thấy rằng các hệ số tương quan R2 tương đối thấp hơn nhiều so với 1. Vì vậy, phản ứng khơng phải là một phản ứng bậc nhất. Ngồi ra, các giá trị tính tốn (qe tính) khơng bằng với các giá trị thực nghiệm (qe thực nghiệm từ 3.3.2). Nó cũng cho thấy khơng có khả năng áp dụng mơ hình giả bậc 1 trong dự đốn động học hấp thụ.

3.3.3.2. Mơ hình giả bậc 2

Việc áp dụng của mơ hình giả bậc 1 đối với hấp phụ sunfua lên Fe(OH)3 là khơng phù hợp, mơ hình giả bậc 2 được sử dụng để đánh giá các dữ liệu động học ở nồng độ 50 ppm. Đồ thị biểu diễn sự tương quan được trình bày trong Hình 3.13 và Bảng 3.13 dưới đây:

Hình 3.13. Đồ thị giả bậc 2 của hấp phụ sunfua

Bảng 3.13. Các kết quả tính tốn đƣợc từ mơ hình động học giả bậc 2

Co (mg/l) Phương trình giả bậc 2 R2 KII (giờ.g/mg) qe(tính) (mg/g) qe(thực nghiệm) (mg/g) 50 y=0,078x+0,017 0,999 0,3579 12,82 12,31

Các kết quả được tìm thấy phù hợp hơn với mơ hình động học bậc hai (R2

= 0.999) so với mơ hình động học bậc 1 (R2 = 0.809) và các giá trị hấp thụ được dự đoán phù hợp với các giá trị thực nghiệm. Đối với các quy trình tuân theo mơ hình giả bậc hai, tỷ lệ hằng số quan sát được của chúng là một hàm số phức tạp của nồng độ ban đầu của chất tan.

3.3.3.3. Mơ hình động học khuếch tán

Vì hai mơ hình trên khơng xác định được sự khuếch tán sunfua lên bề mặt vật liệu, chúng tơi sử dụng mơ hình động học khuếch tán trong hạt là để mô tả động học hấp phụ trên bề mặt vật liệu Fe(OH)3. Đây là mơ hình được sử dụng phổ biến nhất [21], trong đó mơ tả sự hấp phụ thay đổi tương ứng với t1/2. Kết quả mối liên hệ giữa qt và t1/2 trong 3 giai đoạn được biểu diễn ở bảng 3.14 và hình 3.14 dưới đây

Bảng 3.14. Số liệu mơ hình động học khuếch tán Thời gian Thời gian (phút) t1/2 (phút1/2 ) C0 ( mg/l) Ct ( mg/l) qt (mg/g) 0 0 50 0 0 30 5,477 50 12,15 9,46 60 7,746 50 8,80 10,30 120 10.954 50 4,67 11,33 180 13.416 50 2,55 11,86 240 15.492 50 1,22 12,20 300 17.321 50 0,75 12,31 360 18.947 50 0,80 12,30

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn sự khuếch tán của hấp phụ sunfua

Kết quả trên Hình 3.14 cho thấy sự phù hợp giữa kết quả thực nghiệm và mơ hình khuếch tán trong hạt. Từ đây có thể thấy sự hấp phụ sunfua trên vật liệu bùn thải sắt hydroxit xảy ra theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có độ dốc lớn nhất, tại đây sự hấp phụ diễn ra rất nhanh tương ứng với quá trình sunfua khuếch tán lên trên bề mặt vật liệu. Giai đoạn 2 xảy ra với tốc độ chậm hơn là giai đoạn sunfua khuếch tán vào các lỗ rỗng của vật liệu. Và giai đoạn cuối cùng xảy ra với tốc độ chậm nhất là giai đoạn sunfua nằm cân bằng trên bề mặt và trong các lỗ rỗng sau quá trình khuếch tán.[15]

3.3.4 . Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng vật liệu

Khối lượng vật liệu hấp phụ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp phụ sunfua. Để tìm ra lượng vật liệu hấp phụ tối ưu, tại đó lượng sunfua bị hấp phụ là nhiều nhất, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của khối lượng vật liệu đến dung lượng hấp phụ với 50 ml dung dịch sunfua có nồng độ 50ppm ở các khối lượng vật liệu hấp phụ khác nhau từ 0,04 đến 0,4 gam. Kết quả được chỉ ra trong Bảng 3.15 và Hình 3.15:

Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của khối lƣợng vật liệu lên dung lƣợng hấp phụ của vật liệu

Khối lƣợng vật liệu (g) Co (mg/L) Cm (mg/L) qe (mg/g) 0,04 50 39,6 17,3 0,05 50 30,9 19,1 0,10 50 4,13 22,9 0,20 50 3,95 11,5 0,30 50 3,68 7,72 0,40 50 3,61 5,80

Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn ảnh hƣởng của khối lƣợng đến dung lƣợng hấp phụ.

Dựa vào đồ thị trên ta thấy khi tăng khối lượng vật liệu hấp phụ từ 0,04 đến 0,1 gam thì dung lượng hấp phụ tăng và có xu hướng giảm khi khối lượng vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp phụ sunfua của vật liệu bùn thải chứa sắt (III) hydroxit (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)