Hoạt tính kháng khuẩn của -mangostin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế mangostin trong vỏ quả măng cụt garcinia mangostnan l làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư (Trang 41 - 43)

3 CHƢƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của -mangostin

Hoạt chất -mangostin tinh sạch được bổ sung vào môi trường nuôi cấy các

chủng vi sinh vật gây bệnh ở người như S. aureus, P. aeruginosa, C. albicans, nhằm nghiên cứu tác dụng ức chế của -mangostin đối với sự phát triển của các chủng

trên, đã thu được một số kết quả về khả năng kháng lại các chủng vi sinh vật đó của

-mangostin như sau:

3.2.1 Hoạt tính kháng S. aureus

Hình 3.6. Hoạt tính kháng S. aureus của -mangostin.

(A): Cấy đếm lượng S. aureus trong dịch thử hoạt tính của -mangostin (1): mẫu đối chứng; (2-6): nồng độ -mangostin tương ứng với 2; 5; 10; 15 và 20 g/ml.

(B): Khả năng ức chế S. aureus của -mangostin ở các nồng độ khác nhau.

Tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn S. aureus của -mangostin khá nhạy, ở

nồng độ 2 g/ml có thể ức chế được 39% sự phát triển của chủng vi khuẩn này. Khi nồng độ hoạt chất -mangostin càng tăng thì khả năng ức chế phát triển vi khuẩn

S. aureus càng tăng, và có thể ức chế hoàn toàn chủng vi khuẩn này ở nồng độ

15 g/ml (Hình 3.6). Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Sakagami và cộng sự (2005), khẳng định mangostin có thể chống lại S. aureus kháng

methicillin với nồng độ MIC 6,25-12,5 g/ml [37]. Tương tự, Nguyễn Thị Mai

Phương và cộng sự (2010) bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch đã chứng minh rằng chế phẩm XGC (bao gồm các xanthone có trong vỏ quả măng cụt) có hoạt tính

(A) (B) 1 2 3 5 4 6 0 40 80 120 0 5 10 15 20 25 Nồng độ alpha-mangostin (microgram/ml) Tỷ lệ ứ c c hế (%)

ức chế rõ rệt sự sinh trưởng của vi khuẩn S. aureus S. mutans ở nồng độ

100 g/ml [7].

3.2.2 Hoạt tính ức chế sự sinh trưởng của P. aeruginosa

Khả năng kháng lại vi khuẩn mủ xanh hay P. aeruginosa của -mangostin

không nhạy bằng đối với chủng S. aureus. Ở nồng độ 1000 g/ml -mangostin chỉ có thể ức chế được 70% sự phát triển của chủng vi sinh vật này (Hình 3.7). Tuy nhiên, đây là hoạt tính sinh học quan trọng của -mangostin, sử dụng thuốc từ hoạt chất -mangostin có thể góp phần ngăn ngừa, hạn chế các bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh gây ra, đặc biệt là ngăn ngừa hội chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

3.2.3 Hoạt tính ức chế Candida albicans

Khả năng ức chế tối đa của -mangostin đối với sự sinh trưởng của nấm

C. albicans chỉ đạt khoảng 50% ở nồng độ 1500 g/ml (Hình 3.8). Kết quả này

tương tự với công bố của Kaomongkolgit và cộng sự (2009), khẳng định rằng

-mangostin có khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm C. albican ở nồng độ tối

thiểu là 1000 g/ml [23]. Ở nồng độ lớn hơn 1500 g/ml khả năng ức chế của -mangostin giảm xuống bằng nồng độ 1000 g/ml, có thể do ở nồng độ cao

Hình 3.7. Hoạt tính ức chế sinh trưởng P. aeruginosa.

(A): Cấy đếm lượng P. aeruginosa trong dịch thử hoạt tính của -mangostin (1): mẫu đối chứng; (2-6): nồng độ -mangostin tương ứng với 600; 700; 800; 900 và 1000 g/ml. (B): Khả năng ức chế P. aeruginosa của -mangostin ở các nồng độ khác nhau.

(A) (B) 6 1 2 5 4 3 0 20 40 60 80 0 200 400 600 800 1000 1200 Nồng độ alpha-mangostin (microgram/ml) Tỷ lệ ứ c c hế (%)

-mangotin bị vón kết trong mơi trường ni cấy, nên khả năng ảnh hưởng của hoạt

chất lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm C. albicans bị giảm xuống. Như vậy,

-mangostin có thể được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật nhằm

ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng bội nhiễm do nấm Candida gây ra.

Không chỉ dừng ở mục đích sử dụng -mangostin làm thuốc phịng chống một số chứng nhiễm trùng do các lồi vi sinh vật gây ra, hoạt chất này còn được sử dụng làm thuốc với mục đích hỗ trợ điều trị và phịng chống oxi hóa, chống ung thư. Vì vậy, giống chuột nhắt trắng dòng Swiss trưởng thành được sử dụng để nghiên cứu khả năng bảo vệ cơ thể động vật thí nghiệm khỏi các tác nhân oxi hóa của hoạt chất

-mangostin.

Hình 3.8. Hoạt tính ức chế nấm C. albicans của -mangostin.

(A): Cấy đếm lượng C. albicans trong dịch thử hoạt tính của -mangostin (1): mẫu đối chứng; (2-6): Nồng độ -mangostin tương ứng với 1000; 1500; 2000; 2500 và 3000 g/ml. (B): Khả năng ức chế C. albicans của -mangostin ở các nồng độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế mangostin trong vỏ quả măng cụt garcinia mangostnan l làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư (Trang 41 - 43)