Tin cậy của phƣơng pháp PCR

Một phần của tài liệu Định danh loài gnathostoma sp bằng phương pháp PCR và nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ấu trùng gnathostoma sp trong ký chủ trung gian (Trang 37)

Cũng nhƣ tất cả các quá trình sinh học khác, tái bản DNA là một quá trình không hoàn hảo, thỉnh thoảng DNA – polymerase cũng nhân nhầm một vài nucleotit không bổ sung vào chuỗi đang kéo dài của mình. Tỷ lệ này trong

tự nhiên là 1/106. Trong tế bào sinh vật những base không bổ sung này đƣợc

một hệ thống sửa sai ngay, nhƣng trong thí nghiệm (in vitro) Taq – polymerase không có khả năng sửa chữa những base nhân nhầm này. Do vậy cứ tổng hợp

2x104 nucleotit bằng PCR thì có thể có 1 nucleotit không chính xác. Tuy nhiên

sai sót này không trầm trọng lắm vì trong ống nghiệm cùng một lúc có tập hợp nhiều phản ứng, cùng nhân một đoạn DNA giống nhau nên số DNA có một nucleotit sai sót là không lớn, và sẽ đƣợc điều chỉnh chính xác sau khi so sánh các chuỗi khác nhau của đoạn gen. Tuy vậy nếu dùng DNA này làm vật liệu

ban đầu để nhân tiếp qua vectơ trong vi khuẩn E. coli cũng có thể gây nguy

hiểm sai khác với vật liệu ban đầu. Vì mỗi dòng vô tính plasmid chứa 1 đoạn DNA đƣợc nhân qua PCR, nếu đoạn DNA đó chứa một vài nucleotit nhầm lẫn thì tất cả các mẫu khác từ dòng này đều có chung một loại đột biến tƣơng tự. Để khắc phục cần dùng 1 lƣợng lớn DNA nguyên bản và làm giảm số chu kỳ nhân xuống để chỉ thu đƣợc ít số phân tử cần nhân, và dĩ nhiên sau khi có chuỗi qua giải trình trình tự, nhất thiết cần so sánh kiểm tra bằng những phƣƣơng pháp khác nhau (Lê Đình Lƣơng và cs, 2000).

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Định danh loài gnathostoma sp bằng phương pháp PCR và nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ấu trùng gnathostoma sp trong ký chủ trung gian (Trang 37)