Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh bắc ninh luận văn ths địa lý học 60 31 05 01 (Trang 61 - 63)

2.2. Điều kiện phát triển dulịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh

2.2.7. Đánh giá chung

* Thuận lợi

Các LNTT ở Bắc Ninh đến nay vẫn bảo tồn được các nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Sản phẩm của các làng nghề hết sức đa dạng, mang những đặc trưng riêng. Các di tích làng nghề như đình, chùa, nhà thờ họ, khu tưởng niệm… cịn lưu giữ bảo tồn nhiều kiến trúc cổ, đồ cổ có giá trị về văn hóa lịch sử. Gắn liền là rất nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề. Người dân LNTT rất gần gũi thân thiện, lại cịn chế biến ra nhiều món ăn đặc sắc mang hương vị đặc trưng của vùng quê và nền văn hóa vùng Kinh Bắc.

Hiện nay, nhiều làng nghề đã trở thành các điểm tham quan khá hấp dẫn và ngày càng thu hút được nhiều du khách. Điều tra tại hai LN gốm Phù Lãng và tranh Đơng Hồ, có đến 68 - 76% ý kiến của du khách cho biết nếu có dịp mong muốn

được trở lại làng nghề để mua sản phẩm, tham gia trải nghiệm quá trình sản xuất sản phẩm và khám phá những giá trị văn hóa truyền thống của LN (phụ lục 1).

Phát triển du lịch LNTT là một trong những định hướng, quy hoạch trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. Nhiều LNTT đã được xác định là điểm đến quan trọng, được đưa vào trong các chương trình/tour du lịch Bắc Ninh. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở các làng nghề đã và đang được đầu tư xây dựng, phần nào đáp ứng nhu cầu của địa phương và du khách.

Sản phẩm du lịch của các LNTT đã được xúc tiến quảng bá thơng qua các hoạt động của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh.

* Hạn chế

Hiện nay ở Bắc Ninh sản xuất trong các làng nghề và du lịch LNTT phát triển cịn mang tính tự phát, chưa có tính hợp tác và thiếu sự quy hoạch.

Bắc Ninh có rất nhiều sản phẩm LNTT nổi tiếng. Tuy nhiên việc phát huy các sản phẩm này cho mục đích du lịch cịn nhiều hạn chế. Một số các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh có chất lượng chưa cao và chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ và tính thương mại của sản phẩm còn nhiều hạn chế nên sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Đặc biệt hàng thủ cơng mỹ nghệ chưa có nhiều sản phẩm phản ánh sinh động giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương, nhiều sản phẩm còn sao chép của các nơi khác làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Nhiều chủ cơ sở sản xuất do chạy theo lợi nhuận nên đã làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín của những làng nghề truyền thống.

Ở nhiều LNTT các di tích lịch sử - văn hóa, các phong tục địa phương chưa được coi trọng đúng mức để tổ chức quản lý và bảo vệ nên đã có một số di tích, phong tục bị xuống cấp, mai một. Điều này làm ảnh hưởng khơng ít đến sức hấp dẫn của du khách đối với LNTT.

Cơ chế chính sách hỗ trợ các nguồn lực phục vụ cho du lịch LNTT còn thiếu và chưa cụ thể, việc triển khai các chính sách cịn chậm. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ

thuật tuy đã được ưu tiên đầu tư, song vẫn chưa thể đáp ứng và đảm bảo nhu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông. Ở hầu hết các LNTT, thường có lịch sử hình thành lâu đời, hệ thống đường thường nhỏ hẹp khiến cho các phương tiện giao thơng ra vào gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh bắc ninh luận văn ths địa lý học 60 31 05 01 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)