Bản đồ các tuyến dulịch tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh bắc ninh luận văn ths địa lý học 60 31 05 01 (Trang 89 - 130)

- Dịch vụ ăn uống: Tại địa bàn tỉnh còn quá ít các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Tỉnh cần tăng cường nâng cấp dịch vụ ăn uống để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Chính quyền địa phương cần xây dựng các trung tâm ăn uống phục vụ du khách (tại trung tâm văn hóa của thơn, đình làng,...); giới thiệu các món ăn truyền thống đặc trưng của địa phương; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại LN về mặt bằng, vốn, chính sách để khuyến khích họ xây dựng, cải tạo các cơ sở phục vụ du lịch.

- Hệ thống đường xá: Nói chung trong thời gian vừa qua, Bắc Ninh đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc xây mới và cải thiện hệ thống đường xá trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, muốn phát triển du lịch các LNTT, chính quyền tỉnh cần cải thiện hơn nữa hệ thống giao thông đường bộ dẫn vào các LN này (Tại một số LN, các con đường bị phá hủy hoặc trong tình trạng xấu do các xe tải chở hàng).

Phát triển nguồn vốn và chính sách cho vay đối với làng nghề. Hàng năm ngân sách tỉnh cần bố trí kinh phí khuyến khích phát triển du lịch LN. Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngồi nước (như hình thức BT, BOT, BTO...). Đa dạng các nguồn vốn cho vay đối với LN: Các nguồn vốn phục vụ sản xuất ở các LN những năm tới nên đa dạng mở rộng nguồn vốn chính thức thơng qua các kênh như: Ngân hàng, các tổ chức quốc tế, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể… Mở rộng chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các CSSX: Các ngân hàng và các tổ chức cho vay cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi ở các LN và tập trung hướng đến các hộ sản xuất gia đình.

Đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và mơi trường. Từ đó tạo nên một mơi trường du lịch ít chịu ảnh hưởng bởi ơ nhiễm do hoạt động sản xuất của làng nghề, góp phần tăng khả năng thu hút khách du lịch.

Cải thiện cơ sở hạ tầng nhỏ ở địa phương các LNTT phục vụ du lịch, bao gồm: làm sạch các tuyến đường chính trong làng ; cải tạo và làm sạch các nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh tại các điểm du lịch khách dừng chân ; đầu tư các thùng rác và xe chở rác cho địa phương ; hỗ trợ hệ thống ghế đá cho khách dừng

chân ; xây dựng các tiểu cảnh, các điểm trưng bày, các điểm bán hàng, các cơng cụ trình diễn, các dụng cụ phục vụ bữa ăn truyền thống. Xây dựng các biển chỉ dẫn, hình thành các bãi đỗ xe.

Ở LN tranh Đông Hồ, trước nguy cơ mai một của dòng tranh quý, tỉnh cần chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của nghề làm tranh dân gian như: Kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm bản khắc in tranh, ban hành một số chính sách hỗ trợ nghề thủ công truyền thống, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trong và ngoài nước… Mới đây nhất, đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng đã được tỉnh phê duyệt. Đề án gồm ba dự án thành phần. Trong đó, dự án Phục hồi, phát triển tranh dân gian Đơng Hồ có thời gian thực hiện từ 2014-2016 với tổng kinh phí 800 triệu đồng nhằm đánh giá thực trạng di sản, nhận biết giá trị, tìm hiểu nguyên nhân mai một và đưa ra biện pháp khắc phục; tổ chức học tập kinh nghiệm của một số nước trong việc phục hồi di sản; xây dựng kế hoạch hành động phát triển để dẫn dắt cộng đồng bảo tồn sức sống tranh dân gian Đông Hồ…

Dự án thứ hai được xác định từ nay đến 2018 sẽ hoàn thành xây dựng một Trung tâm bảo tồn và phát huy tranh dân gian Đơng Hồ với diện tích 12 nghìn m2 để triển lãm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm và quy trình, chất liệu của nghề tranh; thu hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu; là nơi tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn về di sản và là địa điểm để các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ sau.

Một dự án thành phần khác đang được các cơ quan chun mơn gấp rút hồn thành là việc xây dựng hồ sơ ứng cử Quốc gia Tranh dân gian Đơng Hồ trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Để thực hiện dự án này, các đơn vị đã tiến hành nghiên cứu sưu tầm, tập hợp tài liệu và điền dã tìm hiểu đặc trưng của dịng tranh dân gian Đơng Hồ; xuất bản các ấn phẩm về di sản như sách, băng đĩa, phim ảnh…

3.2.5. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương

Du lịch LN hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương. Những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Vì vậy, người dân địa phương cần được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp những sản phẩm du lịch có chất lượng. Các kỹ năng người dân địa phương cần có được bao gồm: kỹ năng phát triển sản phẩm (hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, đồ uống…), kỹ năng ngơn ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý mơi trường và văn hóa, đạo đức làm việc tốt.

Việc xây dựng năng lực cho người dân địa phương cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại LN; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào q trình hoạt động du lịch. Có thể được thực hiện bởi các tổ chức có kinh nghiệm (cơng ty lữ hành, cơng ty tư vấn), hoặc các tổ chức địa phương (hiệp hội), hoặc sử dụng một số thành viên trong cộng đồng có kiến thức và kinh nghiệm hơn những người khác để chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người vì lợi ích cộng đồng. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách. Tạo không gian phát triển cho phụ nữ. Phụ nữ có vai trị rất quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển du lịch LNTT ở địa phương như nấu ăn, làm hàng thủ công mỹ nghệ và rất nhiều dịch vụ du lịch khác. Chính vì vậy, cần tạo cho họ có cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động du lịch địa phương và đào tạo cho họ những kỹ năng mới.

Xây dựng năng lực cho người dân địa phương bằng việc mở các khóa đào tạo ngắn hạn; đào tạo dài hạn và bền vững thông qua cách “vừa học vừa làm”. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các ngành nghề du lịch. Nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch của tỉnh lên thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch. Hướng đến lồng ghép bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch vào trong các chương trình giáo dục phổ thơng của tỉnh.

Ngoài ra, xây dựng năng lực cho người dân địa phương không chỉ dừng lại ở mức độ nâng cao các kỹ năng và kiến thức, mà cần nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào du lịch nhằm xây dựng đam mê, niềm tin rằng họ có thể triển khai kinh doanh du lịch.

Xây dựng mơ hình LN - làng văn hố du lịch, xây dựng mơi trường văn hố du lịch LN. Căn cứ theo tiêu chuẩn LN du lịch sẽ xếp hạng LN (như đối với khách sạn) để khuyến khích các LN phát triển. Muốn các LN thực hiện theo các tiêu chuẩn để xếp hạng thiết thực là gắn lợi ích với tiêu chuẩn hạng được xếp. Ngồi các chính sách khuyến khích chung, thì cần có quy định cụ thể về cơ chế đối với từng hạng được xếp về. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ đầu tư hồn thiện cơ sở hạ tầng ; có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân ; chính sách vay vốn tín dụng để đầu tư ; chính sách đào tạo, ưu đãi các nghệ nhân. Cần có những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khôi phục lại các hoạt động LNTT.

Phát triển du lịch làng nghề cũng cần chú ý đến việc phân chia lợi nhuận thu được giữa các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng địa phương thơng qua hình thức đóng góp xây dựng đối với cộng đồng LN và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề.

Như ở làng tranh Đơng Hồ, hiện nay cả làng cũng chỉ cịn 2 gia đình theo đuổi nghề tranh là gia đình bác Nguyễn Đăng Chế và gia đình bác Nguyễn Hữu Sam. Bác Chế và bác Sam đã được Nhà nước công nhận là những nghệ nhân của nghề. Tuy nhiên, sau khi được vinh danh đến nay 2 nghệ nhân hầu như chưa được hưởng những chính sách đãi ngộ. Điều này phần nào cũng có ảnh hưởng đến sự tâm huyết với nghề của họ. Vậy nên, một trong những biện pháp để khuyến khích thúc đẩy du lịch LNTT phát triển hiệu quả thì cần phải có những chính sách ưu tiên đãi ngộ những nghệ nhân LN. Bởi họ là những người không những gìn giữ tinh hoa của nghề mà họ cịn phát triển và lan rộng tinh hoa đó thơng qua việc truyền nghề cho thế hệ sau.

3.2.6. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề

Để bảo tồn và phát huy giá trị LN cần mở rộng mơ hình như: Trung tâm giao lưu, trung tâm sưu tầm phục chế (như Trung tâm giao lưu tranh dân gian Đông Hồ, trung tâm sưu tầm phục chế tranh Đơng Hồ...) để người dân và du khách có cơ hội tham quan và hiểu biết về các LNTT. Hay triển khai phát triển và mở rộng hình thức du lịch cộng đồng nhằm giới thiệu quảng bá và bảo tồn tên tuổi LN ( hiện nay ở Bắc Ninh đã bắt đầu hình thành hình thức du lịch cộng đồng ở một số LNTT như làng gốm Phù Lãng - Quế Võ, làng tương Đình Tổ -Thuận Thành).

Cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển LN, tỉnh cũng cần thiết bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của LN. Việc bảo tồn những giá trị văn hoá phi vật thể của làng nghề là mục tiêu không thể thiếu và đang trở thành cấp bách.

Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi LN. Bởỉ vì quá trình lao động là quá trình sáng tạo, bởi vì trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của người thợ thủ cơng, và họ cịn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm. Ví dụ, từ những tảng đất vơ tri vô giác, bằng lao động sáng tạo những người thợ thủ công LN gốm Phù Lãng đã tạo ra hàng trăm sản gốm phẩm tuyệt vời, mà ở đó, là tư duy là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ.

Cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các LN. Tục thờ tổ nghề và lễ hội LN được cư dân LN và xã hội coi trọng. Thờ tổ nghề là một nét văn hoá truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội, đời sống và con người. Từ đặc trưng này cho phép chúng ta thấy được khả năng lan toả của mỗi nghề hay mỗi LN. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống như các phong tục, tập quán riêng có của từng LN chẳng hạn: tục chọn giờ để đốt lò ở làng Ðại Bái, hoặc lệ ăn Tết cùng vào ngày 30 tháng Giêng. Hay tục lễ đốt lò ở làng gốm Phù Lãng, tục lệ trình nghề vào ngày mùng 2 Tết nguyên đán ở làng Đại Mão.

Cùng với tục thờ tổ nghề là các lễ hội dân gian đa dạng và phong phú. Lễ hội dân gian chính là những sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội đó phản ánh đặc trưng của nghề, của cơ cấu LN và những quy lệ. Ở đây ngoài yếu tố tâm linh còn chứa đựng sự ghi nhận những kinh nghiệm, quá trình phát triển, sự biến động và quá trình giao thoa của nghề và LN đó. Lễ hội ở các LNTT cũng cần được khơi phục và duy trì với nhiều nghi thức trang nghiêm, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các LNTT như: lễ hội LN Ðại Bái, lễ hội LN gốm Phù Lãng, lễ hội LN Ðồng Kỵ, lễ hội đền Ðơ-Ðình Bảng,...Như vậy, việc thờ tổ nghề và lễ hội LN là một hoạt động, một bộ phận văn hoá tạo nên bức tranh đầy đủ về LN, do đó việc bảo tồn nó cũng như các giá trị khác là hết sức cần thiết để thu hút du khách, thúc đẩy phát triển du lịch LNTT.

Việc tôn vinh các nghệ nhân của các LN cũng là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị LN. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họ ngồi tài ba khéo léo của đơi bàn tay, họ cịn giữ trong mình cả những bí quyết, những kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa, có khi xuất thần, khó giải thích bằng lời. Phương Tây gọi những nghệ nhân này là "Báu vật nhân văn sống", bởi bản thân họ đã là một tài sản văn hoá sống, nắm giữ những giá trị văn hố của cộng đồng. Ngồi sự sáng tạo, nghệ nhân cịn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy, việc tơn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá cơng lao và tỏ lịng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, một nội dung để bảo tồn được các giá trị văn hoá phi vật thể của nghề truyền thống và LNTT.

Các di tích lịch sử văn hóa làng nghề cũng cần được quan tâm tu bổ, tơn tạo; có thể thực hiện nhờ vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc huy động nguồn vốn từ cộng đồng.

3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường

Cụ thể hóa Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có nội quy cơng khai và phương tiện bảo vệ môi trường đến từng điểm du lịch như quy định về nơi tập kết rác thải, về việc thu gom -

xử l ý rác, xử l ý các trường hợp vi phạm về môi trường; trang bị các phương tiện bảo vệ môi trường cho các điểm du lịch trong LN (thùng chứa rác trải, xe chở rác...). Đồng thời chính quyền địa phương cần cắt cử người đảm nhiệm việc thu gom rác và vệ sinh mơi trường, có chế độ phù hợp với họ để họ làm tốt công việc.

Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư, bao gồm cả người dân và lao động tại các LN, cả khách du lịch đến tham quan. Đối với người dân và lao động của LN, để nâng cao ý thức về mơi trường chính quyền địa phương cần có những hoạt động tuyên truyền, vận động cũng như động viên khích lệ hoặc có chế tài xử phạt thích đáng cho từng trường hợp. Ngồi việc nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, cũng cần nâng cao ý thức môi trường cho người dân LN trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm an toàn. Muốn vậy, các cơ quan chức năng liên quan cần có cơ chế khuyến khích họ áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật, những nguyên liệu an toàn vào sản xuất. Cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức khơng gian thống tự nhiên tại nơi sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh bắc ninh luận văn ths địa lý học 60 31 05 01 (Trang 89 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)