2.4.1. Tác động tới chất lượng cuộc sống
Hoạt động của du lịch ở các LNTT Bắc Ninh tuy chưa phát triển nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích về KT-XH như tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các LNTT.
Tại làng nghề tranh Đơng Hồ, một thời gian nhiều gia đình đã quay lưng với nghề làm tranh chuyển sang làm vàng mã do nhu cầu thị trường. Vài năm trở lại đây, nghề làm tranh và sản phẩm tranh Đông Hồ được tôn vinh và bảo tồn, làng Đông Hồ được quy hoạch thành điểm du lịch LNTT của Bắc Ninh, khách du lịch đến xem và mua tranh có xu hướng tăng lên. Vì thế có khơng ít các gia đình làm nghề đã bắt đầu quay trở lại với nghề. Mỗi cơ sở sản xuất tranh nhờ đó đã giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 5-7 lao động, thu nhập bình quân mỗi lao động đạt từ 3-5 triệu đồng/người/tháng, doanh thu của mỗi cơ sở sản xuất đạt từ 25 - 50 triệu đồng/tháng.
Tại làng gốm Phù Lãng, có nhiều cơ sở sản xuất đã gắn hoạt động sản xuất gốm với việc làm du lịch. Nhiều chủ cơ sở sản xuất gốm (gốm Nhung, gốm Giang, gốm Thành Thanh...) khi được hỏi đã khẳng định rằng từ khi kết hợp sản xuất gốm với hoạt động du lịch (giới thiệu và bán sản phẩm cho du khách, hướng dẫn du khách làm gốm...) thì doanh thu của cơ sở sản xuất tăng lên từ 25-30% so với sản xuất đơn lẻ; khả năng tạo việc làm cho lao động cũng tăng lên (do tiêu thụ sản phẩm tăng và có thêm các dịch vụ khác). Đã có khoảng 35% số hộ giàu có, thu nhập cao và ổn định; hơn 60% hộ có đời sống khá. Khơng ít lơ hàng, sản phẩm đơn lẻ đã được khách trong nước và khách quốc tế đặt mua hoặc đặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại nguồn lợi hàng năm nhiều tỷ đồng. Hàng chục cơ sở đã liên tục hoạt động, thu hút hàng trăm lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ dân trước đây từng gặp khó khăn bây giờ lại ăn nên làm ra, kinh tế gia đình khá lên rõ rệt. 100% số hộ dân nơi đây đã xây dựng được nhà cửa khang trang kiên cố, sắm được các vật dụng tiện nghi cho gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh...
Như vậy, việc phát triển du lịch LNTT có vai trò rất quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực tại chỗ ở nông thôn như vốn, mặt bằng sản xuất, đặc biệt là góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động (bao gồm cả lao động thường xuyên, lao động nông nhàn và lao động phụ) cho nông thôn.
Sự phát triển du lịch ở các LNTT khơng những tự bản thân nó u cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà nó cịn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, ra đời phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc…và nâng cao dân trí ở nơng thơn, thúc đẩy q trình xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại và thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Ở những LNTTN có sự phát triển du lịch sẽ hình thành các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển tạo nên sự đổi mới trong nơng thơn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở… Từ đó, ở đây dần dần hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét. Xu hướng đơ thị hóa nơng thơn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nơng thơn, là một yêu cầu khách quan trong phát triển các LNTT nói chung và LNTT phục vụ du lịch nói riêng. Bên cạnh đó việc phát triển làng nghề truyền thống nói chung sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại. Một khi làng nghề truyền thống ở nông thôn phát triển mạnh sẽ tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thơng qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất làm cho sản phẩm có chất lượng cao giá thành giảm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Khi cơ sở vật chất được tăng cường và hiện đại thì nó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong cơng nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, từ đó trình độ văn hóa của người lao động ngày được nâng cao. Đây lại là cơ sở thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ và lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề.
2.4.2. Tác động tới việc bảo tồn giá trị của làng nghề
Lịch sử phát triển của LNTT gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các LN phát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề cũng như các giá trị văn hóa dân tộc.
Du lịch LNTT góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng địa phương. Phát triển du lịch LN là phương thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa truyền thống, quảng bá thương hiệu, sản phẩm LN đến người tiêu dùng. Chính vì vậy mà PGS-TS Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch LN cho rằng “LNTT được xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch LN ln bao gồm trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể”.
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống chứa đựng những phong tục, tập qn, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của mỗi vùng miền địa phương. Cho đến nay, Bắc Ninh đã có nhiều sản phẩm LN là hàng thủ cơng mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật, thể hiện nét văn hóa và những phong tục truyền thống của vùng quê Kinh Bắc. Đó là những sản phẩm gốm Phù Lãng - mang nét đặc trưng riêng không lẫn với gốm Bát Tràng hay gốm Thổ Hà, là tranh dân gian Đông Hồ - một trong 4 dòng tranh quý ở nước ta, là sản phẩm đúc đồng Đại Bái, là gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ,…Trong số đó, có nhiều sản phẩm đã tham dự nhiều triển lãm về sản phẩm LNTT tiêu biểu ở trong và ngoài nước, được du khách ưa chuộng. (Như tranh Đơng Hồ hiện nay được rất nhiều tầng lớp đón nhận, từ người già cho đến thế hệ trẻ, từ người lao động thu nhập thấp đến người có thu nhập cao, từ khách nội địa đến khách quốc tế Nhật, Pháp, Mĩ, Bỉ…)
2.4.3. Tác động tới môi trường trong khu vực
Hoạt động du lịch ở LNTT Bắc Ninh chưa được đẩy mạnh phát triển. Tuy vậy, mơi trường ở các LNTT có hoạt động của du lịch ít nhiều cũng có những tác động nhất định.
Một điều dễ nhận thấy ở những LNTT có hoạt động của du lịch là người dân nơi đây đã biết quan tâm đến việc tạo dựng và giữ gìn cảnh quan mơi trường. Vì vậy, cảnh quan và môi trường ở các LNTT có sự hoạt động của du lịch thường tốt hơn so với những LNTT khơng có hoạt động du lịch. Người dân nơi đây cũng nhanh nhạy hơn trong việc tạo thêm những sản phẩm và dịch vụ mới để phục vụ khách du lịch đến. Họ thân thiện và cởi mở, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Môi trường ở các LNTT chủ yếu bị tác động bởi chính bản thân các hoạt động sản xuất của LN. Chính các hoạt động của LN ít nhiều đã và đang làm suy thối mơi trường. Vấn đề nổi cộm của mơi trường LN là các chất thải khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý đã thải thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng khơng khí và các nguồn nước mặt, nước dưới đất tại địa phương.
Ơ nhiễm mơi trường tại LN là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, đan xen với khu dân cư nên rất khó quy hoạch và kiểm sốt. Ơ nhiễm mơi trường thường khá cao tại khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động. Chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các LN ở Bắc Ninh đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao như: 95% tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.
Ơ nhiễm mơi trường LN mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất trong dây truyền sản xuất (sx gốm; sx bún bánh, rượu; tái chế giấy, kim loại…); sự phân hủy các chất hữu cơ tạo nên mùi hơi thối khó chịu (chăn ni, chế biến LT-TP…). Ơ nhiễm nước phụ thuộc vào khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở LN. Ở những LN chế biến LT-TP, chăn nuôi, ươm tơ, dệt nhuộm đã thải ra khối lượng nước thải lớn (những ngành này sử dụng nước rất lớn) với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao. Ở những LN tái chế kim loại, giấy, đúc đồng, …nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại (hóa chất, axít, muối kim loại…). Chất thải rắn ở hầu hết các LN Bắc Ninh chưa
được thu gom và xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường khơng khí, nước, đất và tác động xấu tới cảnh quan môi trường.
Qua khảo sát thực tế tại 2 LNTT trong tỉnh, LN gốm Phù Lãng và tranh Đông Hồ, đánh giá của phần đơng du khách là bình thường (60-78%), 30% trả lời môi trường LN Phù Lãng bị ơ nhiễm do khói bụi khi đốt lò và bụi đất (đặc biệt vào những ngày hanh khô), 18% khách được hỏi cho rằng môi trường LN tranh Đơng Hồ bị ơ nhiễm vì bụi của bột giấy trong quá trình sản xuất.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do hoạt động sản xuất nghề tại các LN Bắc Ninh ít nhiều đang gây ảnh hưởng xấu tới đời sống, sức khỏe người dân và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 tác giả đã khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu các điều kiện cho phát triển du lịch LNTT tỉnh. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Ninh, thực trạng phát triển du lịch LNTT tại 2 làng nghề: làng gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian Đông Hồ. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới chất lượng cuộc sống, bảo tồn các giá trị làng nghề và môi trường.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch LNTT. Hoạt động du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng của Bắc Ninh trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực, số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ du lịch chưa cao, lượng khách đến chưa cao và mang tính tự phát, khả năng sẵn sàng đón khách của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế. Đặc biệt, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chưa được chú trọng xây dựng, quảng bá nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách du lịch.
Du lịch LN của Bắc Ninh cịn gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế khơng phải LN nào cũng có khả năng khai thác làm du lịch, chỉ có những LNTT, sản xuất
khai thác làm du lịch ở Bắc Ninh khơng cịn LN, mà chỉ cịn những gia đình giữ nghề. Bởi vậy, nếu các nghề này được khơi phục lại như các LN khởi thủy thì giá trị rất lớn. Các LN làm du lịch còn manh mún; kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tại LN cịn hạn chế; mơi trường nhiều LN bị ơ nhiễm; sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành và LN chưa chặt chẽ… Những hạn chế đó đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành du lịch của tỉnh.
Để khắc phục và thúc đẩy tốc độ trăng trưởng du lịch LN trong thời gian tới, du lịch Bắc Ninh cần hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH
3.1. Định hƣớng phát triển
3.1.1. Cơ sở định hướng
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030” [30] của UBND tỉnh Bắc Ninh đã xác định đưa Bắc
Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư; tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó xác định:
Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 20 - 21%/năm. Năm 2020 đón trên 1,7 triệu lượt khách (trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế). Năm 2030, đón trên 7,6 triệu lượt khách (trong đó có 390 ngàn lượt khách quốc tế).
Thu nhập du lịch năm 2015 đạt 48 triệu USD (tương đương 960 tỷ đồng). Năm 2020 đạt 165 triệu USD (tương đương 3.300 tỷ đồng). Năm 2030 đạt hơn 1 tỷ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng).
Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt 2,42% năm 2015, 4,36% năm 2020 và khoảng 5% năm 2030.
Đảm bảo lực lượng lao động du lịch cần có: Năm 2015 là 13.000 lao động, trong đó có 4.300 lao động trực tiếp. Năm 2020 là 27.300 lao động, trong đó có 9.000 lao động trực tiếp. Năm 2030 là 136.500 lao động, trong đó có 45.500 lao động trực tiếp.
3.1.2. Các định hướng chính
nước trong khối EU – đặc biệt là Pháp. Đối với thị trường trong nước, bao gồm thị trường khách du lịch Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội; thị trường các đô thị miền Trung; tp Hồ Chí Minh và các đơ thị lớn phía Nam.
- Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Như du lịch Miền Quan họ, du lịch Làng quê Việt, du lịch sinh thái tâm linh, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch LNTT...
- Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch. Trong đó xác định các khơng gian phát triển du lịch chính (khơng gian du lịch tp Bắc Ninh – Từ Sơn – thị trấn Hồ, khơng gian du lịch phía đơng theo dải sơng Đuống); các trung tâm du lịch chính (tp Bắc Ninh và phụ cận, thị xã Từ Sơn và phụ cận, khu vực Gia Bình - Thuận Thành theo tuyến du lịch dải sơng Đuống); các điểm du lịch chính (ở tp Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, và các huyện trong tỉnh), và các tuyến du lịch cụ thể.
- Định hướng phát triển hệ thống các cơng trình cơ sở vật chất du lịch. Phát triển hệ thống các khách sạn trung và cao cấp từ 3-5 sao, các khu nghỉ dưỡng lớn tại các trung tâm du lịch gắn liền với các trung tâm đô thị lớn trong tỉnh. Các khu vực còn lại phát triển các khách sạn từ 1-2 sao và các loại hình cơ sở lưu trú khác. Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ du lịch MICE như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm... tại khu vực tp Bắc Ninh.
Phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng, cơ sở vui chơi giải trí...phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
-Định hướng đầu tư du lịch. Đầu tư vào lĩnh vực hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư tu