2.3. Thực trạng dulịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian
2.3.1. Lý do lựa chọn
Học viên lựa chọn hai làng nghề gốm Phù Lãng và tranh dân gian Đông Hồ để làm điểm nghiên cứu bởi các lý do sau:
Thứ nhất đây là 2 LNTT có lịch sử lâu đời bậc nhất trên cả nước.
Làng gốm Phù Lãng có từ cuối thời Trần và vào đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thơn: Thượng thơn, Trung thơn, Hạ thơn. Phù Lãng được trong và ngồi nước biết đến với nghề gốm truyền thống.
Theo Tô Nguyễn, Trinh Nguyễn trong sách Kinh Bắc – Hà Bắc thì ơng tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ơng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp này ông học nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền vào vùng dân cư đơi bờ sơng Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến Phù Lãng Trung.
Tháng 12/1996 khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số là gốm cổ trên đường từ cuối thôn Lãng Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ nhận đinh trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
Làng tranh Đơng Hồ ngày xưa có tên cổ là làng Mái, chưa ai biết chính xác nghề tranh có từ bao giờ, các nghệ nhân cao tuổi hiện nay như ông Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng Chế chỉ biết khi sinh ra và lớn lên các cụ đã làm nghề và mang máng nghề có ở khoảng thế kỷ XVI.
Thứ hai, điểm đặc biệt của gốm Phù Lãng và tranh Đông Hồ là được sản xuất từ những nguyên liệu hoàn tồn tự nhiên và thân thiện với mơi trường. Các hộ sản xuất làm nghề đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá trị sản xuất truyền thống đang ngày càng mai một do xu hướng xâm nhập dòng gốm và dòng tranh hiện đại.
Thứ ba, hai làng nghề lại có vị trí địa lý khá thuận lợi, đó là nằm trên trục đường các tour du lịch đi tham quan (ví dụ đi tham quan Hà Nội – Hạ Long), rất nhiều đoàn khách đã tranh thủ ghé vào thăm quan trải nghiệm.
Thứ tư, chính quyền và nhân dân 2 làng nghề nhận thức được cơ hội để phát triển kinh tế thông qua phát triển du lịch làng nghề.
Vị trí địa lý hai làng nghề:
Làng Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, phía Đơng huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sơng Cầu có nhiều bến đị ngang suốt ngày trở khách qua lại.
Làng Đông Hồ nằm ở phía Nam sơng Đuống, thuộc địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.