Tầng đất (cm) Cacbon (%) Cacbon (tấn/ha)
0-20 0,41 8,38
20-40 0,47 8,58
40-60 0,26 5,64
60-80 0,16 3,84
Hình 3.8: Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất theo độ sâu tại BTT (OP2) Hình 3.7 và 3.8 cho thấy các kết quả phân tích tại hai mẫu ống phóng có hàm lượng cacbon tích lũy trong đất giảm dần, lượng cacbon tích luỹ cao chủ yếu ở độ sâu 0 – 40 cm của đất rừng.
Lượng cacbon tích luỹ trong đất rừng giảm dần theo độ sâu của đất, một phần nguyên nhân là do q trình sunfat hố các chất hữu cơ và hơ hấp kỵ khí của đất. Kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fujimoto, cs (2000), và Nguyễn Thanh Hà, cs (2002), của Nguyễn Hồng Hạnh, (2009) khi nghiên cứu về hàm lượng cacbon tích luỹ trong đất RNM Cà Mau, Cần Giờ ở miền
Nam Việt Nam; RNM Khlong Thom Satun ở miền Nam Thái Lan, Inđônesia và đất RNM ở Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định.
III.3.4. Đánh giá khả năng tích lũy cacbon trong đất theo theo tuổi rừng
Hàm lượng cacbon trong đất có sự biến động theo độ sâu của đất và giữa các tuổi rừng, lượng cacbon trong đất tăng dần theo tuổi của rừng (hình 3.9).
Hình 3.9: Hàm lượng cacbon tích lũy trong đất theo tuổi rừng (tấn/ha)
Rừng 13 tuổi có hàm lượng cacbon trong đất đạt giá trị cao nhất (trung bình là 91,67 tấn/ha), kế tiếp là R12T (trung bình là 56,03 tấn/ha), đến R11T (trung bình là 50,75 tấn/ha), tiếp đến là R9T (trung bình 29,83 tấn/ha).
Khả năng tích luỹ cacbon trong đất phụ thuộc vào tuổi của rừng, có nghĩa là phụ thuộc vào sự gia tăng sinh khối của cây rừng, đặc biệt là sinh khối rễ cây. Sự tích luỹ cacbon cao trong đất RNM là thuận lợi bởi tốc độ phân huỷ chậm các chất hữu cơ trong đất (chủ yếu là rễ). Albright L. J. (1976) cho rằng, 90 % lá bị phân huỷ trong vòng gần 7 tháng nhưng 50 – 88 % mô rễ vẫn được giữ lại trong một năm, khi rễ bị chôn vùi trong đất thì tốc độ phân huỷ rễ cịn chậm hơn nữa. Lượng rơi (lá) phân huỷ rất nhanh hoặc bị nước triều mang đi, ngược lại rễ phân huỷ chậm và tích luỹ trong thời gian dài vì vậy rễ có vai trị quan trọng trong sự tích luỹ cacbon trong đất RNM. Điều này giải thích cho khu
vực đất trống khơng có rừng hàm lượng cacbon đạt trung bình 27,98 tấn/ha. Sự khác biệt về mức độ biến động lượng cacbon theo độ sâu của đất thể hiện rất rõ giữa khu vực có rừng trồng và khu vực khơng có rừng. Khu vực đất trống khơng có rừng, mức độ biến động về lượng cacbon theo độ sâu của đất rất thấp hầu như không đáng kể, tại tầng đất bề mặt (0 -20 cm) lượng cacbon là 0,36 %; giảm xuống còn 0,1 % ở độ sâu 100 cm, ở độ sâu 60 cm và 80 cm lượng cacbon trong đất là tương tự nhau (0,32 %). Sự khác biệt này cho thấy vai trò của rừng trồng trong việc tích luỹ cacbon.
Như vậy, lượng cacbon tích luỹ giảm dần theo độ sâu trong đất và phụ thuộc vào tuổi của rừng. Ở tầng đất từ 0 – 40 cm, rừng R13T có khả năng tích lũy cacbon lớn hơn R12T và R11T. Tốc độ tích luỹ cacbon ở độ sâu 60 – 80 cm của R13T; R12T, R11T tương tự nhau (hình 3.10)
Lượng cacbon tích luỹ trong đất thay đổi mạnh ở độ sâu từ 40 cm đến 80 cm. Rừng R13T giảm mạnh từ 1,71% xuống còn 0,52%, R12T giảm từ 1,05% xuống còn 0,32%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [1] ở độ sâu 80 – 100 cm lượng cacbon tích lũy trong đất của rừng R9T lớn hơn rừng R5T và R6T, điều này cho thấy rễ của cây rừng nhiều tuổi phát triển mạnh và phân bố sâu xuống lớp đất 100 cm. Khu vực đất khơng có rừng, sự khác biệt về lượng cacbon giữa các tầng đất là không nhiều.
III.4. Đánh giá khả năng tích lũy CO2 trong đất rừng ngập mặn
Khả năng tích lũy CO2 trong đất rừng ngập mặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa hình, thành phần trầm tích, độ sâu, tuổi rừng và loại rừng. Các yếu tố này có mối liện hệ mật thiết với nhau.
Thứ nhất là mối quan hệ giữa địa hình và đặc điểm trầm tích. Theo các kết quả nghiên cứu trên cho thấy hàm lượng cacbon theo địa hình bãi triều thấp có khả năng tích lũy cacbon lớn hơn bãi triều cao, tuy nhiên nếu tại bãi triều cao đất có thành phần chủ yếu là bùn sét, sét bột thì khả năng tích lũy cacbon lại lớn hơn vùng bãi triều thấp khi thành phần thạch học chỉ là cát bột hay cát mịn. Điều này thể hiện rất rõ trong phần mô tả 13 mẫu bề mặt và các mẫu tại ống phóng OP1 và OP2. Thành phần thạch học theo độ sâu tại ống phóng OP2 có thể xem như là phần tiếp nối của ống phóng OP1.
Thứ hai là mối quan hệ giữa địa hình và độ sâu tầng đất. Càng xuống sâu thì khả năng tích lũy cacbon trong đất càng giảm, nhận định này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009)[1] và Nguyễn Thanh Hà, cs (2002) [3]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của luận văn thì khả năng tích lũy cacbon trong đất không chỉ phụ thuộc vào độ sâu tầng đất mà cịn phụ thuộc vào địa hình và thành phần thạch học trong lớp đất. Cụ thể như ở ống phóng OP1 và OP2 (bảng 3.10 và bảng 3.11)