Phương pháp ngoài trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông hồng (Trang 25 - 26)

Hai phương pháp phổ biến để nghiên cứu cacbon trong đất đó là phương pháp theo dõi biến đổi của đất trên các ô nghiên cứu định vị và phương pháp “lấy không gian thay thế thời gian” theo Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung (2006) [7].

II.2.1.1. Phương pháp sử dụng hệ thống các ô định vị (Permanent sampling techniques)

Phương pháp thu thập số liệu nhiều lần trên ô nghiên cứu định vị cho kết quả trung thực nhất về động thái biến đổi cacbon trong đất, nhưng tốn kém, đòi hỏi thời gian theo dõi dài và tính chính xác phụ thuộc nhiều vào mức độ chuẩn hóa của q trình lấy, lưu trữ, phân tích mẫu. Vì vậy phương pháp này thơng thường khó áp dụng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển nơi nguồn lực về tài chính và con người đều rất hạn hẹp.

II.2.1.2 Phương pháp sử dụng hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời (Temporary sampling techniques)

Theo phương pháp này, đất thuộc các hệ thống sử dụng đất liền kề nhau được điều tra trong cùng một thời điểm, sau đó được so sánh. Phương pháp này được gọi là “lấy mẫu sinh học tương đương” hoặc “phương pháp so sánh kiểu lập địa” phương pháp “dùng không gian thay thế thời gian” hay “phương pháp suy diễn”

Giả định chính của phương pháp này là đất rừng và khơng rừng có cùng nguồn gốc là một loại đất, tuy nhiên tính chất hiện tại của chúng khác nhau là do sự khác nhau về kiểu sử dụng đất.

Có một số tồn tại khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu biến đổi tính chất đất, chẳng hạn như, khả năng khu vực bị bỏ hóa là khu vực đất có độ phì kém do đó khơng được trồng, hay sự khác biệt về khơng gian có thể dẫn đến nhầm lẫn với thay đổi theo thời gian như cây ở các tuổi khác nhau được đo đếm tại một thời điểm, và sự cải thiện tính chất của đất thường bị nhầm lẫn với cải thiện gen cây trồng hoặc các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác. Những nhân tố có thể nhầm lẫn

khác là sự khác nhau giữa thành phần sét, độ sâu tầng đất, hoặc không biết được lịch sử sử dụng đất. Để tránh được những vấn đề trên, thay vì điều tra độ sâu tầng đất được cố định một cách cơ giới, cần điều tra theo các tầng đất tương ứng A, B, C, D. Nhìn chung phương pháp điều tra sử dụng hệ thống ơ tiêu chuẩn tạm thời có thể cung cấp thơng tin đáng tin cậy nếu q trình thu mẫu tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khoa học.

Qua so sánh 2 phương pháp trên đây, học viên kế thừa sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn tạm thời để nghiên cứu. Học viên lấy mẫu theo chiều sâu của các phẫu diện đất - sử dụng ống phóng nhựa PVC có kích thước: dài 100 cm, đường kính Ø90, dùng tạ nén ống phóng từ tầng đất mặt xuống độ sâu 100cm để lấy mẫu đất.

Lấy mẫu và xử lý mẫu bằng cách tách đơi ống phóng, lấy mẫu ở các độ sâu từ mặt nền đến 20cm, 40cm, 60 cm, 80cm, 100cm.

Các mẫu đất sau đó được chuyển về Trung tâm phân tích – Viện Địa chất để xử lý và phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 (dioxitcacbon) trong đất của rừng ngập mặn vùng cửa sông hồng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)